Trẻ mắc bệnh tâm lý nếu dùng điện thoại di động quá sớm?

15/10/2012 11:38
Theo VTC
Sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh tâm lý ở trẻ như thiếu hòa đồng với các bạn, thiếu tự tin, kém giao tiếp…
Xung quanh câu chuyện về những mặt lợi và hại khi trẻ tiểu học sử dụng điện thoại di động, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Vũ Thu Hương (Khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội).
Trẻ sử dụng điện thoại di động sớm sẽ tăng nguy cơ gây ra các bệnh tâm lý.
Trẻ sử dụng điện thoại di động sớm sẽ tăng nguy cơ gây ra các bệnh tâm lý.
- Là một chuyên gia tâm lý về tiểu học, chị có đồng tình việc nhiều bậc phụ huynh hiện nay đang sắm điện thoại di động, thậm chí là điện thoại đắt tiền để cho con mang tới lớp?TS Vũ Thu Hương: Tôi không đồng tình với việc phụ huynh cho con sử dụng điện thoại ở lứa tuổi tiểu học.  Thứ nhất về mặt kỹ thuật điện tử, dù là điện thoại hay máy tính, ti vi đều phát ra sóng điện từ rất nguy hiểm. Nếu trẻ đang trong giai đoạn phát triển phải tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Thứ hai, khi trẻ con chỉ tập trung vào việc sử dụng điện thoại, thời gian vận động của các cháu sẽ giảm đi, điều này là không tốt cho trẻ. Vì não nối với hai bàn tay, nếu hai bàn tay được hoạt động nhiều thì não sẽ phát triển hơn, còn ít hoạt động đôi bàn tay thì làm cho não kém phát triển hơn so với chính khả năng phát triển của bản thân trẻ. Sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh tâm lý ở trẻ như thiếu hòa đồng với các bạn, thiếu tự tin, kém giao tiếp… - Phải chăng là các phụ huynh chưa lường trước được những thông tin độc hại có thể truyền tới máy điện thoại của trẻ tiểu học?TS Vũ Thu Hương: Về vấn đề tâm lý, phụ huynh không thể ngăn con có những khám phá riêng, điều đó dễ làm cho trẻ con tiếp cận nguồn thông tin chưa phù hợp với lứa tuổi như giết người, cướp của... do các tin rác gửi tới.  Trẻ con chưa nhận thức được thông tin này có phù hợp với lứa tuổi của mình hay không, điều đó là đúng hay sai, và thấy rằng người ta xem được thì mình cũng xem được. Sử dụng điện thoại cũng sẽ chiếm một khoảng thời gian học của trẻ. Điều đó đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.- Nhưng theo lý giải của nhiều phụ huynh, họ sắm điện thoại di động để có thể dễ dàng liên lạc và quản lý  con cái hơn?
TS Vũ Thu Hương: Hiện nay, xã hội có quá nhiều nguy cơ khiến bố mẹ không yên tâm về con cái vì vẫn có các vụ bắt cóc, xâm hại trẻ em rất nhiều nên họ muốn con mình sử dụng một công nghệ gì đấy để có thể kiểm soát con được.  Nhưng gia đình hoàn toàn có thể ứng phó được vấn đề này bằng cách dạy con xử lý các tình huống khó khăn khi không có bố mẹ bên cạnh. Trẻ con nếu được dạy dỗ tốt sẽ xử lý các tình huống rất thông minh.  - Chị có chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để trẻ có thể đối phó với các nguy cơ nguy hiểm trên đường về nhà?TS Vũ Thu Hương: Ví dụ, khi trời mưa, con tôi sẽ mượn điện thoại người qua đường để gọi cho tôi ra đón và nó vẫn không cần mang điện thoại theo người liên tục.  Hay có những lần, cháu gặp phải những người đi theo trên đường đi học về, ngay lập tức cháu chạy đến đi gần các bà cụ ở gần đó thậm chí nắm tay và đưa bà cụ sang đường, nói chuyện với các bà cụ đó. Trong trường hợp này, đối tượng kia đương nhiên phải lảng đi chỗ khác vì nghĩ cháu đã gặp người quen rồi, nhưng thực ra cháu không hề quen.  Trong trường hợp này, các cháu bé cũng có thể đến gần khu vực của các chú cảnh sát giao thông để hỏi đường và nói chuyện để chờ đối tượng khả nghi đi qua. Những điều đó, các phụ huynh cần phải dạy cho con. Như vậy mọi vấn đề đều có thể giải quyết mà không cần điện thoại di động.
Phụ huynh nên dạy cho các trẻ về cách phòng chống các nguy hiểm trên đường về để các em không cần dùng điện thoại di động
Phụ huynh nên dạy cho các trẻ về cách phòng chống các nguy hiểm trên đường về để các em không cần dùng điện thoại di động
- Nhiều gia đình, chính các con là người nằng nặc đòi bố mẹ phải mua điện thoại di động vì ở lớp học có nhiều bạn có và nếu không có điện thoại là “nhà quê”?. Chị suy nghĩ gì về điều này?TS Vũ Thu Hương: Đây không phải là một nguyên nhân để mua điện thoại cho trẻ. Các em không hiểu được mặt tốt và mặt xấu của việc này.  Bố mẹ sẽ là người định hướng cho con cái gì được dùng và cái gì không được, giải thích cho con vì sao nên thế. Phụ huynh nên quy định với con ví dụ 16 tuổi hay 18 tuổi con sẽ được sử dụng điện thoại…- Nhiều phụ huynh nhìn thấy cha mẹ khác sắm điện thoại đắt tiền như Iphone hay Ipad cho con là mình cũng phải làm vậy để con không thua kém bạn bè. Chị nghĩ gì về điều này?TS Vũ Thu Hương: Thực ra đó là văn hóa của Việt Nam, rất hay nhìn nhà hàng xóm để quyết định mọi việc nhà mình. Do những phụ huynh đó vẫn còn thiếu thông tin về vấn đề này chưa nhận thức được đâu là đúng đâu là sai. Nhiều khi tất cả mọi người đều làm sai thì sao?- Theo quan điểm của chị, thời điểm nào các em học sinh có thể sử dụng điện thoại di động?TS Vũ Thu Hương: Đến khoảng 16 – 17 tuổi các con có thể được sử dụng điện thoại thậm chí là muộn hơn cũng được. Nhưng cũng tùy vào từng gia đình và từng đối tượng trẻ. Nếu các cháu ngoan, thì có thể cho sử dụng sớm hơn từ 1 – 2 năm.  Hiện tại con nhà tôi đã học lớp 7 nhưng gia đình vẫn cấm chưa cho cháu sử dụng điện thoại di động.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: “Giáo dục phổ thông 11 năm là vừa đủ”

GS Hoàng Xuân Sính: "Nếu không có tiền, 30 năm nữa giáo dục vẫn rối"

GS Hoàng Tụy: "Giáo dục của ta đang lạc điệu với thế giới văn minh"

Nguyên PCT nước Nguyễn Thị Bình: "Giáo dục Việt Nam đi ngược quy luật"

Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: Một số người có quyền cũng tầm thường

GS Nguyễn Xuân Hãn: "Chương trình SGK hiện nay có hại cho học sinh"

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Theo VTC