Cuối cùng, một chị trong phòng phát hiện thấy em không ngồi yên mà làm việc được, người cứ uốn éo, ngọ nguậy nên hỏi han nhiệt tình. Đến nước này em cũng chỉ dám nói cho mình chị ấy biết là em bị ngứa ở “vùng kín” mấy hôm nay chưa đỡ, cho dù em đã vệ sinh rất sạch sẽ. Chị ấy đã có hai con nên có vẻ có kinh nghiệm hơn em nhiều, chị ấy nói có thể em bị nhiễm nấm âm đạo – một tình trạng bệnh khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Và chị ấy có mách em là nên dùng sữa chua để trị, vừa hiệu quả, lại kinh tế, hơn thế lại lành tính, không lo các tác dụng phụ.
Thú thực, cảm giác ngứa ngáy chỗ đó rất khó chịu vì em không thể lúc nào cũng đưa tay mà gãi được, xấu hổ lắm. |
Theo em được biết thì âm đạo của người phụ nữ nằm gần hậu môn nên chứa nhiều vi khuẩn của ruột và vi khuẩn sống ngoài da. Mỗi ml dịch âm đạo có 108-109 vi khuẩn, các vi khuẩn này giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì tình trạng bình thường của âm đạo. Chúng chịu ảnh hưởng của nhiều tác nhân như tuổi tác, điều kiện vệ sinh, nhưng chủ yếu là estrogen.
Nói một cách đơn giản thì nhiễm nấm âm đạo là do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans một loại nấm kí sinh trong cơ thể. Khi môi trường axit trong cơ thể thay đổi do chế độ ăn uống nhiều đường, mang thai, kinh nguyệt hoặc dùng thuốc kháng sinh và thuốc tránh thai hàng ngày… mà tạo ra môi trường thuận lợi cho loại nấm Candida này phát triển. Khi bị nấm âm đạo, có thể chị em sẽ cảm thấy các triệu chứng như ngứa, đau khi giao hợp, âm hộ sưng và cảm giác ngứa và rát ở trong âm đạo và xung quanh âm hộ.
Chị cùng phòng chỉ cho em cách dùng sữa chua để trị ngứa “vùng kín” như sau: Thoa sữa chua trực tiếp vào âm đạo bằng cách dùng tay hoặc dụng cụ vệ sinh. Sử dụng sữa chua không đường là tốt nhất và sữa chua phải còn hạn sử dụng.
Chị cùng phòng chỉ cho em cách dùng sữa chua để trị ngứa “vùng kín” như sau: Thoa sữa chua trực tiếp vào âm đạo bằng cách dùng tay hoặc dụng cụ vệ sinh. |
Em chẳng biết cách này có tác dụng hay không vì sữa chua có sữa, tức là có đường, hơn nữa nếu bôi sữa chua, em có cảm giác như mất vệ sinh lắm í. Chị gái em cũng bảo thế. Chị gái em khuyên em nên thay đổi chế độ ăn uống xem sao.
Bản chất của nấm âm đạo cũng một phần do chế độ ăn uống nhiều đường mà gây nên, vậy nên, để trị bệnh thì nên giảm hoặc không ăn các loại thực phẩm có đường và các thực phẩm khác là nguyên nhân gây ra nấm men như: mía đường, thực phẩm lên men, pho mát cứng, trái cây, bột tinh chế và nấm… Đồng thời ăn nhiều trái cây, loại bỏ trái cây chua như cam, bưởi, chanh, cà chua, dứa… vì các loại trái cây này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm candida phát triển mạnh.
Em cũng tự giác lưu ý hơn đến đồ lót của mình, chọn đồ lót bằng vải cotton, tránh mặc đồ bằng sợi tổng hợp vì loại vải này giữ nhiệt tạo ra một chế độ ăn thuận lợi cho nấm candida. Em cũng ít vệ sinh thường xuyên hơn, đặc biệt là tạm ngưng sử dụng các loại nước vệ sinh dành cho chị em. Em nghe nói những biện pháp trên là những biện pháp hữu hiệu nên áp dụng khi bị nhiễm nấm âm đạo.
Bản chất của nấm âm đạo cũng một phần do chế độ ăn uống nhiều đường mà gây nên, vậy nên, để trị bệnh thì nên giảm hoặc không ăn các loại thực phẩm có đường. |
Nhưng vốn tính em rất hay sốt ruột. Thực hiện các biện pháp đó được một vài hôm mà chưa thấy hiệu quả rõ rệt nên em lại “nhắng” lên. Lần này em quyết định bôi sữa chua, em nghĩ, biện pháp này bôi trực tiếp chắc là sẽ có hiệu quả nhanh hơn. Để sạch sẽ hơn, em chọn cách lấy 1 miếng tampon tẩm sữa chua và đặt vào trong âm đạo, sau vài tiếng em lại thay một lần. Quả đúng là sữa chua có tác dụng làm giảm ngứa ngáy và nóng rát bên trong “tam giác” rất nhanh. Chỉ vài tiếng sau là em cảm thấy rất thoải mái rồi.
Hóa ra là trong sữa chua có các vi khuẩn acidophilus và bifidus có thể cải thiện đáng kể sự cân bằng của độ pH bên trong âm đạo, đẩy lùi nấm ngứa. Và em cũng được biết là chị em phụ nữ mà tích cực ăn sữa chua cũng có thể đẩy lùi nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Có lẽ từ nay em sẽ chăm chỉ ăn sữa chua nhiều hơn.
Em dùng cách này được hai hôm và cảm thấy tự tin hơn rất nhiều vì không còn lo làm cách nào để gãi ngứa được nữa. Em cũng chưa thấy có biểu hiện gì bên ngoài gọi là tác dụng phụ. Hy vọng cách này sẽ giúp em khỏi hoàn toàn cái bệnh ngứa “vùng tam giác” này.