Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) gần đây đã phát sóng một báo cáo cho biết quân đội Trung Quốc có thể sớm trở thành khách hàng đầu tiên mua và sử dụng các hệ thống tên lửa hiện đại S-400 mua từ Nga.
Tên lửa S-400 do Nga chế tạo (minh họa) |
Theo CCTV, các nhà bình luận quân sự trong nước và ngoài Trung Quốc cũng đã nhận định về khả năng này trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Nga đang ấm lên từng ngày.
Báo TQ xấc xược: "Chỉ cần 3 ngày là biến Việt Nam thành tỉnh của TQ"
(GDVN) - Báo Trung Quốc tiếp tục giở giọng xuyên tạc cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và kinh tế hợp pháp trên Biển Đông của Việt Nam, đe dọa dùng vũ lực xâm lược.CCTV cho biết nếu có được hệ thống tên lửa phòng không S-400, Trung Quốc sẽ có thêm một công cụ phòng thủ mới để nhất thể vào các hệ thống thuộc mạng lưới phòng không đa tầm của mình.
Hệ thống S-400 được trang bị hệ thống ra đa mạnh với khả năng chống nhiễu cao, khá hoàn hảo.
Có S-400 Trung Quốc có thể bổ sung và tạo ra một cơ cấu phòng không đa tầng với các tên lửa chống máy bay tầm xa, trung và gần. Hệ thống này có khả năng phát hiện và theo dõi 36 mục tiêu cùng lúc.
Nhìn rộng hơn, nếu mua được S-400 từ Nga, hệ thống vũ khí này có thể tác động mạnh đến an ninh của khu vực vì nếu có nó trong tay, Trung Quốc có thể triển khai chúng trong tầm trời của quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông đang do Nhật Bản quản lý.
Đây cũng là nhận định được Paul Schwartz – chuyên gia nghiên cứu hiện đang làm việc tại Chương trình Nga và Á Âu thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược của Mỹ đưa ra.
Bình luận viên Du Wenlong cho rằng các cuộc đàm phán giữa Nga và Trung Quốc liên quan đến việc mua bán hệ thống S-400 trở lên khó khăn bởi Trung Quốc có những nhu cầu và mục đích khác nhau để trang bị hệ thống này.
Trung Quốc không đơn giản chỉ muốn mua các hệ thống S-400 theo chuẩn xuất khẩu của Nga. Bắc Kinh muốn có phiên bản với tầm hoạt động của ra đa và tên lửa cao hơn, xa hơn và mạnh hơn.
Du Wenlong nói rằng việc mua bán S-400 giữa Nga và Trung Quốc không phải là một giao dịch vũ khí và thương mại quân sự đơn thuần mà nó là một quyết định chính trị, trong đó Bắc Kinh muốn đạt được cả vấn đề chuyển giao kỹ thuật, công nghệ - thứ Moscow sẽ phải đau đầu trước khi quyết định cho bán tên lửa tối tân này cho Trung Quốc hay không.
Không giống như hệ thống vũ khí tiền nhiệm trước đó là S-300, hệ thống tên lửa phòng không S-400 được chế tạo với khả năng tương thích với các hệ thống vũ khí phòng không của các nước khác sản xuất.
Tên lửa của hệ thống S-400 có thể bắn và tiêu diệt các mục tiêu từ khoảng cách 10 mét đến 60 km từ bệ phóng. Nó có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo từ khoảng cách 30 km.
Quan trọng nữa là thời hạn sử dụng của hệ thống vũ khí này là 20 năm.
Đây là lựa chọn lý tưởng để các nhà quân sự của Bắc Kinh phối hợp S-400 với các hệ thống sẵn có là S-300, Hồng Kỳ-9 cũng như các biến thể S-300 mới nhất mà TQ đã có được.
Quan trọng hơn cả là Bắc Kinh sẽ nhất thể S-400 với các hệ thống tên lửa chống tên lửa hành trình, tăng khả năng đánh chặt các loại vũ khí điều khiển với độ chính xác cao tiềm tàng từ Mỹ.
Qua đó, Trung Quốc không chỉ dừng lại ở phòng thủ mà muốn xây dựng, mở rộng khẳ năng tấn công, đánh chặn được các mục tiêu đối địch mà quân đội Trung Quốc sẽ phải đối mặt một khi xảy ra xung đột quân sự với các nước tiềm tàng.
Du Wenlong bình luận rằng chiến lược hướng Đông hay chuyển trọng tâm sang châu Á của chính quyền Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như Trung Quốc sở hữu được các hệ thống tên lửa S-400 của người Nga.
Tầm vươn của ra đa và tên lửa S-400 có thể bao phủ không phận của Đài Loan và toàn bộ bờ tây của Trung Quốc, có thể phát động tấn công chết chóc và nguy hiểm đối với máy bay chiến đấu của Mỹ xuất kích từ đảo Guam và Okinawa một khi TQ triển khai chúng tại các khu vực duyên hải, thậm chí trên các đảo mà TQ đã chiếm của Việt Nam trên Biển Đông.
Du Wenlong tô vẽ thêm rằng khi các chuyên gia quân sự của Nga tiết lộ tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa S-400 trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã khiến cho các nhà quân sự Mỹ cảm thấy lo lắng, không thoải mái.