Phó giáo sư Robert Farley |
Phó giáo sư Robert Farley hiện đang công tác tại Trường Ngoại giao và thương mại quốc tế trực thuộc Đại học Kentucky, Hoa Kỳ gần đây có bài viết khá xúc tích, ngắn gọn đăng trên trang mạng của Tạp chí học giả ngoại giao trụ sở ở Nhật Bản khi bàn về mối quan hệ Nga – Mỹ - Trung Quốc trong bối cảnh Moscow đã hoàn toàn mất phần còn lại ở Ucraine khi sát nhập được vùng bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình.
Trong bài viết có tiêu đề “Cuộc khủng hoảng tại Ucraine sẽ tác động như thế nào đến cách tiếp cận của Nga đối với châu Á”, tác giả Robert Farley – người chuyên nghiên cứu về các vấn đề quân sự, an ninh quốc gia và các vấn đề hàng hải cho rằng mối quan hệ thời kỳ hậu Chiến Tranh Lạnh giữa Nga và Mỹ có lẽ đã bị phá bỏ một cách vĩnh viễn sau cuộc khủng hoảng chính trị ở miền Đông Ucraine.
Mặc dù Nga đã có được Crimea nhưng nước này đã đánh mất phần còn lại ở Ucraine, và chắc chắn sự mất mát này từ nay về sau sẽ là vĩnh viễn.
Điều đó cho thấy người Mỹ phần nào đã thắng và được trả công cho những gì họ đã cố gắng trong suốt thời gian vừa qua trong không gian hậu Sô Viết.
Có được phần còn lại của Ucraine theo ảnh hưởng của mình, quân đội Mỹ và các đồng minh NATO chắc chắn sẽ hoạt động nhiều hơn ở cạnh phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga.
Thực sự thì Nga vẫn mong muốn được tự do thực hiện quyền lực của mình trong khu vực lân cận, nơi được cho là sân sau của Moscow nhưng điều này đã bị người Mỹ phá bỏ.
Những biến cố xảy ra trong khu vực này trong hơn 20 năm qua là những tín hiệu cho thấy người Mỹ không dừng lại, không đảm bảo cho Nga hưởng trọn vẹn quyền lực này nữa.
Đã có những lúc Nga không có ý định làm tổn hại đến các lợi ích của Mỹ nhưng sau biến cố mà Nga lãnh phần thua nhiều hơn tại Ucraine và rất có thể Moscow sẽ buộc phải dấn sâu vào con đường mà ở đó sẽ mở ra một mối quan hệ thù địch với chính quyền Washington.
Có một thực tế phải thừa nhận là mặc dù có nhiều biến cố, thất bại trong quan hệ Nga – Mỹ kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ vào những năm đầu thập niên 90 nhưng dư luận quốc tế vẫn phải đánh giá cao các tương tác của Nga và Mỹ liên quan đến các đàm phán, hiệp định liên quan đến kinh tế và vũ trang.
Mỹ và Nga đã từng hợp tác với nhau rất hiệu quả trong việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các chương trình hạt nhân, vũ khí của Iran và Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Triều Tiên cũng như cuộc chiến chống khủng bố và ổn định hóa khu vực Trung Á.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, một khi để xảy ra những bất đồng, đổ vỡ liên tiếp trong mối quan hệ ngoại giao Nga – Mỹ thì rất dễ xảy ra tình trạng “tổng bằng không” đối với các giao thiệp, thỏa ước giữa Moscow và Washington liên quan đến các vấn đề quốc tế và chắc chắn nó sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Bối cảnh hiện nay tác động gì đến các quốc gia ở Đông Á? Nga hoàn toàn có thể thay đổi lập trường hoặc thậm chí có thể có hoặc không khoan nhượng đối với Triêu Tiên, tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản bởi vì khu vực này có liên quan mật thiết đối với sự can thiệp và lợi ích của Mỹ.
Tương tự như vậy, mặc dù trong lịch sử cho đến hiện tại Nga vẫn cảnh giác với sự lớn mạnh của Trung Quốc nhưng đứng trước sự thù địch với Mỹ Moscow cũng có thể cùng với Bắc Kinh hình thành một trận địa liên minh mới chống lại các chiến lược của Washington.
Tàu ngầm Kilo Hà Nội Việt Nam mua từ Nga |
Hiện nay, Nga cũng chưa thể hoàn toàn yên tâm với sự ổn định từ những khách hàng vũ khí của mình ở châu Á, đặc biệt là Việt Nam.
Trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam căng thẳng chắc chắn Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn khi muốn nhập các trang bị vũ khí từ Nga.
Điều này có thể xuất phát từ những áp lực của đối tác Trung Quốc mỗi khi Việt Nam muốn mua vũ khí Nga.
Giao dịch vũ khí, trang bị quân sự giữa Việt Nam và Nga sẽ trở nên khó khăn, phải trải qua nhiều cản trở hơn một khi hai gã khổng lồ Nga và Trung Quốc liên minh, hợp tác với nhau để chống lại Mỹ.
Nga cũng có một lựa chọn khác để chống lại Mỹ đó là hợp tác với Iran, đơn giản nhất là bán vũ khí, trang bị cho quân đội nước này để gây áp lực với Mỹ.
Phó giáo sư Robert Farley cho rằng, về dài hạn, cách của Nga tại khu vực Đông Á là có thể dự đoán được và khá tin cậy nhưng về trung và ngắn hạn thì ngược lại – không tin cậy và khó đoán.
Về dài hạn, chắc chắn Nga sẽ xây dựng và áp dụng chiến lược để có thể bảo vệ được khu vực Viễn Đông, tăng cường xuất khẩu vũ khí đồng thời duy trì được sự hiện diện và tiếng nói của mình trong các “đại lộ” ngoại giao đa phương chính ở lhu vực, đáng kể nhất là khuôn khổ Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Trong ngắn hạn thì hơi khác, các lợi ích tầm xa này có thể được Moscow biểu lộ bằng nhiều cách xư xử không giống nhau ở các thời điểm khác nhau.
Tàu ngầm Kili của Việt Nam do Nga chế tạo |
Điều đáng chú ý là trong quan hệ gây mẫu thuẫn giữa Nga và Mỹ tại châu Á đó chính là Nga hoàn toàn không thể tự do can thiệp được giống như những gì xảy ra ở gần các quốc gia láng giềng trong không gian So Viết, đặc biệt là tại địa bàn Đông Á.
Phó giáo sư Robert Farley nhận định rằng nếu Nga càng muốn làm tổn thương lợi ích của Mỹ tại khu vực này thì Trung Quốc sẽ càng ngày càng trở thành mối đe dọa chiến lược đối với sự tự do hành động cũng như an ninh quốc gia của chính nước Nga.
Đây cũng là hậu quả mà Moscow đã nhận định được. Hoàn toàn có khả năng những cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Nga và Mỹ chỉ là tạm thời và một khi chúng qua đi, Moscow và Washington sẽ lại hợp tác với nhau nhiều hơn ở châu Á Thái Bình Dương vì việc lựa chọn Trung Quốc đối với Nga vừa là một cơ hội vừa là một mối đe dọa an ninh khó lường.