Tạp chí Học giả ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản gần đây có bài viết cho biết nhìn vào những tuyên bố và hành động của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng trong khu vực, có thể nhận thấy Trung Quốc hiện đang đặt “lợi ích cốt lõi” (trong đó có cả tham vọng chiếm toàn bộ Biển Đông, xâm phạm chủ quyền của nước khác - PV) cao hơn việc xây dựng hình ảnh quốc gia Trung Hoa trong thế giới văn minh, hiện đại.
Cuộc trưng cầu này của BBC cho thấy hình ảnh trên trường quốc tế của Trung Quốc không hề “to lớn” như Bắc Kinh mong muốn |
Tạp chí Học giả ngoại giao cũng đã đăng tải một số nhận định trong bài phân tích của Dingding Chen – Phó giáo sư chuyên ngành Chính quyền và Hành chính công tại Đại học Macau về câu hỏi liệu Trung Quốc sẽ lựa chọn gì giữa cái gọi là “lợi ích cốt lõi” (trong đó có cả tham vọng chiếm toàn bộ Biển Đông) và hình ảnh Trung Quốc trong con mắt của cộng đồng quốc tế.
Phó giáo sư Dingding Chen cũng là học giả chuyên nghiên cứu về các vấn đề như: chính sách đối ngoại, chính trị, nhân quyền của Trung Quốc cũng như các đề tài về an ninh của khu vực châu Á.
Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, cùng với cái gọi là “trỗi dậy hòa bình”, hình ảnh đất nước Trung Quốc đã gặp phải nhiều thách thức và trở ngại trên trường quốc tế, đặc biệt là những căng thẳng, xung đột, tuyên bố mà nước này đã gây ra với các quốc gia láng giềng trong khu vực châu Á.
Học giả Dingding Chen cho biết không khó để có thể nhận định rằng Trung Quốc lựa chọn con đường cũ, Bắc Kinh vẫn đặt cái gọi là “lợi quốc gia” cao hơn việc xây dựng hình ảnh của cường quốc Trung Hoa.
Phó giáo sư Dingding Chen |
Gần đây, tập đoàn truyền thông hàng đầu châu Âu BBC World Service (của Anh) đã đăng tải kết quả của một cuộc trưng cầu ý kiến trong đó đề cập trực tiếp chủ đề đánh giá hình ảnh quốc tế của Trung Quốc.
Quân đội Việt Nam có mấy cấp báo động sẵn sàng chiến đấu?
Hoàn Cầu thời báo đăng bài sặc mùi hiếu chiến, dọa dùng vũ lực
"Sử dụng một chút vũ lực có lựa chọn, ví như áp dụng 10% vũ lực, 90% đàm phán hòa bình để giải quyết tranh chấp sẽ không ảnh hưởng đến trỗi dậy hòa bình".Một kết quả khác gây chú ý nữa là hầu hết người dân ở các quốc gia phát triển đều có tỷ lệ người có nhìn nhận tiêu cực về ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc lớn hơn tỷ lệ người có nhận định tích cực về Trung Quốc.
Tàu bắn cháy tàu cá của ngư dân Việt Nam năm 2013 |
Hiện tượng này được BBC lý giải là do tại các quốc gia phát triển, vấn đề nhân quyền và dân chủ luôn được đánh giá, xem xét hàng đầu khi nói về ảnh hưởng của một quốc gia nào đó đối với cộng đồng quốc tế.
Một câu hỏi khác được đặt ra với dư luận là liệu Trung Quốc có quan tâm, lo lắng đến hình ảnh của mình trước cộng đồng quốc tế hay không, đặc biệt là sau khi Bắc Kinh gây chuyện với các quốc gia láng giềng trên Biển Đông (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Biển Hoa Đông (Nhật Bản)?
Câu trả lời là có, nhưng vấn đề hình ảnh quốc gia vẫn được Bắc Kinh đặt ở vị trí đằng sau cái mà họ gọi là “lợi ích quốc gia, lợi ích cốt lõi”. Có thể khẳng định điều này thông qua các sự vụ gần đây do Bắc Kinh cố tình gây ra với các nước trong khu vực.
Vì vậy, trong con mắt của người dân các quốc gia láng giềng với Trung Quốc. Đế chế của Trung Hoa giống như một gã côn đồ chuyên bắt nạt những người bạn yếu thế hơn mình. Có một thực tế khác cũng không thể phủ nhận đó là trong những năm gần đây Trung Quốc luôn muốn chứng minh với thế giới về khả năng, ảnh hưởng cũng như tầm vóc của mình nhưng điều đó hoàn toàn khó có thể gặt hái được thông qua các hành động cũng như tuyên bố mà Trung Quốc đang tiến hành.
Theo Phó giáo sư Dingding Chen, có ba lý thuyết giải thích cho sự mâu thuẫn trong các chiến dịch xây dựng hình ảnh quốc gia và thái độ “quyết đoán” của Trung Quốc trong xung đột gần đây với láng giềng đó là:
Đầu tiên, có thể thấy rằng Trung Quốc thực hiện một chính sách không chân thành nhưng lại muốn có được cả hình ảnh quốc gia và “quyền lực mềm”.
Theo một quan điểm logic thực tế đã và đang thống trị ở Trung Quốc thì cái tác động đến chính trị quốc tế đó là sức mạnh vật chất. Sức mạnh mềm cũng là sản phẩm phụ của sức mạnh vật chất.
Chính vì vậy, giới lãnh đạo Trung Quốc có lẽ đã chấp nhận và thực hành tư tưởng “thà để người khác phải sợ còn hơn là bị buộc phải yêu thương” trong các chính sách quốc tế của mình.
Theo Phó giáo sư Dingding Chen lý giải này có vẻ như rất hợp lý nếu chúng ta cân nhắc lại chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong những năm gần đây và điều đó có thể lý giải rằng vì sao Bắc Kinh cảm thấy “ít cần” phải thúc đẩy hình ảnh quốc gia của mình trên trường quốc tế.
Dàn khoan 981 do Trung Quốc hạ đặt trái phép trong thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 1/5/2014 đến nay |
Lý do thứ hai, cũng có thể giải thích đó là việc Trung Quốc không quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh quốc gia một cách tích cực trên trường quốc tế đơn giản bởi vì đội ngũ lãnh đạo của Bắc Kinh còn non kinh nghiệm về vấn đề này.
Thực tế thì những năm gần đây Trung Quốc cũng đã tiêu tốn nhiều nguồn lực để xây dựng và thực hiện các chính sách “ngoại giao công chúng” với mục đích không nằm ngoài việc nâng cao thể hiện và hình ảnh quốc gia, tuy nhiên, kết quả thu được cũng hoàn toàn không như Trung Quốc mong đợi.
Trung Quốc cũng bỏ ra rất nhiều tiền của, công sức để đầu tư cho các hạng mục xây dựng, biểu diễn hoành tráng ở kỳ Thế vận hội Olympics Bắc Kinh năm 2008 để nâng cao hình ảnh của mình trên trường quốc tế nhưng những hành động gần đây của họ lại chứng tỏ điều ngược lại, rõ ràng Bắc Kinh được dư luận cho rằng họ thực sự không muốn giới thiệu một hình ảnh TQ hòa bình, tích cực nào đối với cộng đồng quốc tế.
Ông Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc |
Có người cho rằng, đây là lỗi “thiếu kinh nghiệm” của các quan chứ, lãnh đạo trong bộ máy quyền lực của Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là sự bất nhất giữa các bộ, ngành quan, lãnh đạo quan trọng giữa bộ quốc phòng và bộ ngoại giao
TQ bịa đặt: Đã tiến hành hơn 30 cuộc giao thiệp các cấp với Việt Nam
Trung Quốc vừa cho cả phát ngôn viên ngoại giao và phó vụ trưởng Bộ Ngoại giao lên tiếng để bịa đặt, phê phán, vu vạ, kết hợp đấm và xoa về vụ giàn khoan 981.Đáng ý hơn cả, theo Phó giáo sư Dingding Chen là Bắc Kinh không đưa được ra bằng chứng, chẳng hạn như video hiện trường. Những điều căn bản này Trung Quốc đã không có được, chắc chắn sẽ khiến dư luận cho là không thuyết phục.
Và như vậy Trung Quốc không thể chứng minh cho sự trỗi dậy hòa bình như mình tuyên bố. Những hoạt động, tuyên bố của Trung Quốc càng ngày càng khiến cho các quốc gia láng giềng lo ngại và cảnh giác cao độ.
Báo chí các nước bình luận gì về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc?
Báo chí Đài Loan và phương Tây đặc biệt chú ý đến động thái mới của Việt Nam - đó là dùng công cụ pháp lý để giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông, không vũ lực.Cần phải nhắc lại rằng, đầu năm 2014 này, Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc đã công khai tuyên bố rằng “Trung Quốc không bao giờ chịu hy sinh các “giá trị cốt lõi” của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa.
Chính vì thế, nhìn ở quan điểm lãnh đạo này, người ta hoàn toàn có thể nhận thấy rằng Bắc Kinh đặt “lợi ích” lên trên “hình ảnh” quốc gia. Điều này chỉ dấu cho thấy, những quốc gia trong khu vực phải tiếp tục cảnh giác, chuẩn bị các biện pháp đối phó với một Trung Quốc trỗi dậy không hòa bình như tuyên bố trên tất cả các lĩnh vực.