Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 24 tháng 6 dẫn trang mạng "Thời báo Los Angeles" Mỹ ngày 22 tháng 6 đăng bài viết "Trung Quốc có lẽ muốn giấu tàu ngầm ở Biển Đông" cho rằng, vài tháng qua, Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo và công trình quân sự ở Biển Đông (trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam),
Hành động này làm cho quan chức Mỹ và rất nhiều quốc gia láng giềng của Trung Quốc lo ngại. Một số nhà phân tích quốc phòng và an ninh cho rằng, tiến triển ở dưới nước cũng đáng quan ngại.
Bài báo cho rằng, Trung Quốc có một hạm đội tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, quy mô của nó đang không ngừng mở rộng.
Trung Quốc mở rộng yêu sách lãnh thổ đối với Biển Đông (yêu sách bành trướng, xâm lược, thực dân) nhằm thiết lập chỗ tránh nạn nước sâu, theo học thuyết quân sự thì chính là "pháo đài". Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc có thể trốn ở đó, tránh bị phát hiện.
Biên đội tàu chiến kiểu mới Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Chuyên gia vấn đề an ninh Carle Thayer, một người sinh ra ở Mỹ, dạy ở Đại học New South Wales, Australia, cho rằng: "Biển Đông là nơi ẩn náu rất tốt của tàu ngầm Trung Quốc". Nhiều chỗ ở đáy biển sâu tới vài nghìn mét, trong khi đó ở khe sâu dưới đáy biển, tàu ngầm có thể dễ dàng tránh trinh sát và dò tìm.
Trung Quốc gần đây tuyên bố, hành động bành trướng xây đảo nhân tạo ở Biển Đông (hành động bất hợp pháp) đang từng bước giảm đi, nhưng quan chức Mỹ phản ứng lạnh nhạt đối với tuyên bố này.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russell cho rằng, Trung Quốc vẫn tiếp tục thi công công trình trên đảo, bao gồm các công trình quân sự, hành động này gây lo ngại.
Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm một số đá ngầm ở quần đảo Trường Sa vào các năm 1988, 1995... Hành động này không đem lại chủ quyền hợp pháp cho Trung Quốc. Do đó, hành động tiếp theo xây đảo nhân tạo và tiền đồn quân sự ở Trường Sa hiện nay hoàn toàn là bất hợp pháp - PV.
Tàu ngầm mới Trung Quốc (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Tuy nhiên, Trung Quốc luôn dùng truyền thông và kênh ngoại giao (người phát ngôn, đại sứ, Bộ trưởng Ngoại giao, quan chức quân đội v.v...) để ra sức bịa đặt trắng trợn, đánh lận con đen, ngang nhiên tuyên bố xây dựng công trình bất hợp pháp ở Trường Sa của Việt Nam là để thực hiện "trách nhiệm và nghĩa vụ nước lớn" - PV.
Nhà nghiên cứu Carl Thayer cho rằng, Bắc Kinh coi Biển Đông là "tài sản chiến lược", bởi vì nó bảo vệ phía nam Trung Quốc, bao gồm căn cứ tàu ngầm ở Tam Á, đảo Hải Nam. Hải quân Trung Quốc đã xây dựng đường hầm đáy biển ở đó để giấu giếm một số tàu ngầm, bao gồm những tàu ngầm có thể lắp tên lửa đạn đạo.
Có lẽ, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng để Trung Quốc không tiếc tiền của đổ vào Biển Đông, không ngại lộ nguyên hình là kẻ xâm lược, bành trướng, công khai xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam và các nước ven Biển Đông, ngang nhiên xâm phạm nghiêm trọng DOC và luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực - PV.
Máy bay chiến đấu J-15 huấn luyện cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Tàu chiến Hải quân Trung Quốc tiến hành tiếp tế trên biển (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Binh sĩ Trung Quốc đồn trú trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Binh sĩ Trung Quốc huấn luyện trên biển (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Hải quân đánh bộ Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |