Ký kết hợp đồng bán UAV Dực Long cho Saudi Arabia
Mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đưa tin, trang mạng "Burnews" của Saudi Arabia gần đây tiết lộ, Saudi Arabia đã ký kết hợp đồng mua máy bay không người lái Dực Long-1 của Trung Quốc, loại máy bay không người lái này có thể mang theo vũ khí dẫn đường.
Máy bay vũ trang không người lái Dực Long-1 Trung Quốc |
Được biết, vào trung tuần tháng 4 năm 2014, khi hội kiến với Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, thái tử Saudi Aribia Nayef bin Abdul Aziz đã ký kết thỏa thuận mua lô máy bay tấn công không người lái Dực Long-1 này.
Thông tin cụ thể của hợp đồng này không được tiết lộ. Nhưng, Saudi Aribia đã nhanh chóng trở thành quốc gia Arabia đầu tiên mua máy bay không người lái này.
Theo bài báo, máy bay không người lái Dực Long-1 do công ty công nghiệp máy bay Thành Đô thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc nghiên cứu chế tạo và sản xuất, có ngoại hình gần giống với MQ-1 Predator của Công ty nguyên tử thông dụng Mỹ.
Căn cứ vào phát biểu năm 2013 của lãnh đạo Tổng công ty xuất nhập khẩu hàng không vũ trụ Trung Quốc có thể suy đoán, máy bay không người lái Dực Long Trung Quốc đã xuất khẩu, tiêu thụ cho 4 nước, trong đó có một nước Trung Á, hơn nữa còn tiến hành đàm phán cung ứng với một loạt khách hàng tiềm năng.
Xuất khẩu vệ tinh thông tin cho Lào
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 5 tháng 5 đưa tin, ngày 4 tháng 5 Tập đoàn khoa học công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc tuyên bố, cơ quan vệ tinh của họ dự định phóng vệ tinh thông tin cho Lào vào năm 2015, trở thành vệ tinh đầu tiên của Lào và là vệ tinh đầu tiên Trung Quốc phóng cho quốc gia Đông Nam Á.
Vệ tinh này cũng là chương trình xuất khẩu “vệ tinh hoàn chỉnh” (hoàn thành lắp ráp vệ tinh) đầu tiên và tham gia vận hành vệ tinh mặt đất của Trung Quốc.
Trung Quốc phóng vệ tinh (ảnh minh họa) |
Theo bài báo, Tập đoàn khoa học công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc cho biết, Công ty vệ tinh thông tin di động châu Á-Thái Bình Dương Trung Quốc trực thuộc vừa tổ chức “hội nghị công tác khởi động chương trình xây dựng cơ bản trạm mặt đất” của chương trình vệ tinh thông tin “Laos 1” ở Vientiane, Lào, đánh dấu công trình xây dựng cơ bản trạm mặt đất của vệ tinh chính thức khởi động.
Bài báo còn cho biết, vệ tinh này còn là vệ tinh đầu tiên xuất phát từ nền tảng “phương Đông hồng 4S” của Trung Quốc.
Muốn xuất khẩu thiết bị ngắm chuẩn phi công
Tờ “Strategy Page” Mỹ ngày 29 tháng 4 cho biết, trải qua 10 năm làm việc và nâng cấp thiết bị vài thế hệ, Trung Quốc đang cung cấp thiết bị ngắm chuẩn trên phi công dùng cho xuất khẩu, có 2 loại là WND-7 và OC2 dùng cho xuất khẩu đến từ 2 nhà chế tạo khác nhau.
Tính năng của 2 loại thiết bị này “tương tự” như của phương Tây, có phạm vi ngắm chuẩn hồng ngoại là 20 km, phạm vi máy chỉ thị laser là 15 km, cộng với máy ảnh có chức năng thu nhỏ-phóng to và tất cả phần mềm-phần cứng cần cho bom thông minh của Trung Quốc.
Thiết bị ngắm chuẩn phi công WMD-7 Trung Quốc |
Theo bài báo, vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, công ty Trung Quốc bắt đầu bắt tay sản xuất thiết bị ngắm chuẩn phi công. Những nỗ lực này rõ ràng dựa trên thiết bị LITENING – một phiên bản sớm có được từ chính phủ.
Thiết bị ngắm chuẩn đầu tiên DC-1 không lâu sau đã ra đời. Thiết bị này có máy quay sử dụng ánh sáng mặt trời và máy ảnh nhiệt, máy chỉ thị laser dùng cho ban đêm và thời tiết xấu.
Đồng thời, một thiết bị ngắm chuẩn mang tên “Trời xanh” của Trung Quốc cũng ra đời. Thiết bị này hầu như được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng của thiết bị “Lá chắn xanh” của Mỹ.
Trước đó, máy bay phải trang bị máy ảnh lắp bên trong và máy chỉ thị laser. Thiết bị mới hầu như có độ bền và tin cậy hơn so với loại lắp bên trong cũ.
Theo bài báo, Trung Quốc còn bắt đầu nghiên cứu chế tạo bom dẫn đường laser nội địa: dòng LT. Nó tương tự KAB-500L của Nga và “Rải đường” của Mỹ. Tuy tính năng không tốt lắm, nhưng Trung Quốc đã kiên trì làm, đến nay đã có một loạt bom thông minh giá tương đối rẻ.
Mỗi chiếc thiết bị ngắm chuẩn phi công của phương Tây tính sơ sơ khoảng 3 triệu USD, chi phí sửa chữa mỗi năm trên 50 triệu USD. Trong khi đó, giá bán của Trung Quốc chỉ khoảng một nửa.
Thiết bị ngắm chuẩn phi công có đầy đủ linh kiện điện tử và máy cảm ứng rất được phi công máy bay chiến đấu “hoan nghênh”.
Chủ yếu là do nó có radar hồng ngoại và máy ảnh TV sử dụng ban đêm, giúp cho phi công biết được tình hình mặt đất khi bay ở độ cao 6.200 m.
Thiết bị ngắm chuẩn phi công WMD-7 Trung Quốc |
Thiết bị ngắm chuẩn phi công còn có máy chỉ thị laser dùng cho bom dẫn đường laser và máy đo khoảng cách laser giúp phi công có thể tìm được tọa độ của bom JDAM (dẫn đường vệ tinh định vị toàn cầu).
Phiên bản thế hệ thứ tư đưa ra năm 2008 đã cải tiến máy cảm ứng và phần mềm, gồm có phần mềm tự nhận biết rất nhiều phương tiện và hệ thống giao thông quân sự.
Thiết bị ngắm chuẩn phi công thế hệ thứ tư LIENING 200 kg có bộ phận treo bên ngoài như tên lửa, bom hoặc bình nhiên liệu.
Theo bài báo, khu vực an toàn nằm ngoài tầm bắn của hầu hết súng phòng không, phi công có thể quan sát chính xác tiến triển chiến đấu mặt đất, thậm chí có thể làm nhân viên quan sát trên không cho lực lượng mặt đất.
Những tính năng này có thể giúp cho phi công tự tìm được mục tiêu một cách thoải mái hơn, đồng thời sử dụng bom dẫn đường laser hoặc dẫn đường vệ tinh định vị toàn cầu bắn trúng mục tiêu.
Trung Quốc tiếp thị thiết bị ngắm chuẩn WMD-7 |
Mặc dù bom vẫn có được thông tin mục tiêu từ nhân viên điều khiển mặt đất, cung cấp hỗ trợ trên không, nhưng họ đến nay có thể tự tìm kiếm ở khu vực không có đơn vị bạn trên mặt đất.
Năm 1990, lô thiết bị ngắm chuẩn phi công đầu tiên “Lá chắn xanh” của Mỹ hầu như đã sẵn sàng trang bị. Những thiết bị lô đầu tiên này có máy chỉ thị laser và thiết bị nhìn đêm. “Lá chắn xanh” đã được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, cho dù hệ thống vẫn đang được thử nghiệm.
Không lâu sau, Israel cũng đi theo và đã sử dụng hệ thống LITENING rẻ hơn, tin cậy hơn và khả năng mạnh hơn. Tiếp theo, một nhà chế tạo của Mỹ đã đưa ra thiết bị ngắm chuẩn dòng “Xạ thủ bắn tỉa”.
Tất cả cạnh tranh này làm cho tính năng của thiết bị ngắm chuẩn phi công mạnh hơn, dễ sử dụng hơn, tin cậy hơn và rẻ hơn. Có 25 quốc gia đang sử dụng thiết bị ngắm chuẩn LITENING.
Thiết bị ngắm chuẩn hồng ngoại OC2 của Tập đoàn Kiến Thành Cáp Nhĩ Tân |