Trang mạng "Thời báo Trung Quốc" Đài Loan ngày 2 tháng 8 cho rằng, trong số các vũ khí mới được biết đến của Trung Quốc, tên lửa xuyên lục địa tầm xa Đông Phong-41 (DF-41) chắc chắn là con át chủ bài chiến lược có khả năng răn đe nhất và bí ẩn nhất.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 Trung Quốc được dân mạng tuyên truyền |
Gần đây, trên trang mạng chính thức của trạm trung tâm giám sát môi trường tỉnh Thiểm Tây bất ngờ tiết lộ một tài liệu về giám sát môi trường đã xác nhận sự tồn tại của tên lửa đạn đạo Đông Phong-41.
Theo bài viết, tháng 6 năm 2014, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc thường niên, đề cập đến tên lửa Đông Phong-31A của Lực lượng Pháo binh 2 và tên lửa xuyên lục địa Đông Phong-41 đang phát triển.
Tài liệu bảo vệ môi trường nêu trên đã gián tiếp xác nhận tên lửa đạn đạo Đông Phong-41 có mức độ tiến triển tương đối sâu sắc.
Bài báo cho rằng, Đông Phong-41 được chuyên gia quân sự Trung Quốc hình dung là vũ khí quan trọng của quốc gia, tầm quan trọng không thua kém máy bay chiến đấu J-20 và tàu sân bay Liêu Ninh, là vũ khí chiến lược làm thay đổi cán cân sức mạnh quốc gia nước lớn.
Được biết, Đông Phong-41 bắt đầu lập chương trình nghiên cứu phát triển vào năm 1984, bắn thử lần đầu tiên vào năm 2012. Đông Phong-41 có tầm bắn 12.000 - 14.000 km, hầu như vươn tới nửa địa cầu, có thể dễ dàng tấn công khu vực trung tâm nước Mỹ, nếu triển khai ở đông bắc Trung Quốc thì tầm bắn có thể vươn tới toàn bộ nước Mỹ.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 Trung Quốc được dân mạng tuyên truyền |
Báo cáo của Trung tâm tình báo hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ cho rằng: "Dự báo trong 15 năm tới, số lượng đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc có thể đe dọa Mỹ sẽ trên 100 quả".
Cựu sĩ quan tình báo quân sự Mỹ, thành viên Ủy ban kinh tế-an ninh Mỹ-Trung của Quốc hội Mỹ, Wortzel cho rằng, tên lửa Đông Phong có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.
Ông nói, ngoài nhiều đầu đạn độc lập, Quân đội Trung Quốc có thể sẽ lắp "thiết bị đột phá phòng không" cho tên lửa, dùng để chọc thủng phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Nhà quan sát quân sự cho rằng, Trung Quốc tăng cường thực lực tên lửa hạt nhân có liên quan đến kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Trong khi đó, thông tin được tiết lộ vào thời điểm kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Trung Quốc, e rằng không hề trùng hợp, trái lại, có ý đồ sắp xếp.
Trong lễ kỷ niệm tròn 87 năm thành lập Quân đội Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Phúc Kiến thị sát, ông nhấn mạnh đứng trước tình hình và nhiệm vụ mới, cần quán triệt mục tiêu xây dựng quân đội mạnh, thúc đẩy vững chắc xây dựng, cải cách quân đội và chuẩn bị đấu tranh quân sự.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 Trung Quốc được dân mạng tuyên truyền |
Báo Mỹ: Quân đội Trung Quốc có thể thành lập đơn vị DF-41 đầu tiên
Trang mạng "Washington Free Beacon" Mỹ ngày 1 tháng 8 đưa tin, trang mạng chính thức của chính quyền cấp tỉnh Trung Quốc đã xác nhận sự tồn tại của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất, lớn nhất Đông Phong-41 Trung Quốc. Nghe nói loại tên lửa này có khả năng tấn công nước Mỹ.
Chuyên gia quân sự Mỹ Richard Fisher cho rằng, các hình ảnh gần đây ám chỉ tên lửa Đông Phong-41 có thể đang sản xuất, nếu thực sự như vậy thì Trung Quốc cũng có khả năng đang thành lập đơn vị tên lửa Đông Phong-41 đầu tiên.
Ông còn chỉ ra, không rõ mỗi đơn vị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Lực lượng tên lửa chiến lược sở hữu 6 hay 12 thiết bị bắn tên lửa, mỗi thiết bị bắn của tất cả các đơn vị tên lửa đều có một quả tên lửa bổ sung.
Vì vậy, mỗi đơn vị tên lửa Đông Phong-41 đều có thể trang bị 12 - 24 quả tên lửa loại này. Nếu Đông Phong-41 có thể lắp tới 10 đầu đạn hạt nhân thì mỗi đơn vị tên lửa Đông Phong-41 có thể sẽ triển khai 120 - 240 đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 Trung Quốc |
Trước ngày lễ thành lập quân đội (ngày 1 tháng 8), chính quyền Trung Quốc đã xác nhận sự tồn tại của loại tên lửa nhiều đầu đạn mới này. Theo quan chức Mỹ, ngày 13 tháng 6 trang mạng Trung tâm giám sát môi trường tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc đã đăng báo cáo công tác "Tình hình công tác từ ngày 9 tháng 6 đến ngày 13 tháng 6 năm 2014" của cơ quan này, trong báo cáo có đề cập liên quan đến tên lửa Đông Phong-41, là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức xác nhận sự tồn tại của loại tên lửa này. Trong báo cáo có nhắc tới Tập đoàn doanh nghiệp quốc phòng hàng không quốc doanh Trung Quốc.
Trước khi trang mạng Trung tâm giám sát môi trường Thiểm Tây tiết lộ thông tin này, thông tin về tên lửa Đông Phong-41 trên mang internet Trung Quốc chỉ có tài liệu và hình ảnh không chính thức.
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" dẫn một chuyên gia quân sự cho rằng: "Trong bối cảnh Mỹ không ngừng tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa, phát triển vũ khí hạt nhân thế hệ thứ ba lắp nhiều đầu đạn độc lập là xu thế lớn".
Theo đánh giá của Cơ quan tình báo Mỹ, tầm bắn của tên lửa Đông Phong-41 khoảng 6.835 - 7.456 dặm Anh, có thể lắp tới 10 đầu đạn hạt nhân độc lập. Nó được cho là một loại vũ khí "tấn công vòng đầu" tiềm tàng hoặc một loại hệ thống tên lửa có thể tiến hành tấn công hạt nhân bất ngờ để tiêu diệt kho vũ khí hạt nhân của kẻ thù và hạn chế khả năng đáp trả của họ.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc |
Rất nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng, loại tên lửa này là sự đáp trả của Trung Quốc đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ - hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ được thiết kế dùng để đáp trả các cuộc tấn công tên lửa có hạn đến từ CHDCND Triều Tiên hoặc Iran trong tương lai, chứ không phải là đến từ Trung Quốc hoặc Nga.
Trong báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc trình Quốc hội Mỹ, nhiều năm trước Lầu Năm Góc từng chỉ ra, Trung Quốc đã chấm dứt nghiên cứu phát triển tên lửa Đông Phong-41. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc tiến hành bắn thử tên lửa Đông Phong-41 hai năm trước, Lầu Năm Góc đã thay đổi đánh giá của họ.
Bản báo cáo sức mạnh quân sự của Trung Quốc mới nhất cho rằng: "Trung Quốc còn đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động đường bộ kiểu mới, đó là Đông Phong-41, loại tên lửa này có thể lắp nhiều đầu đạn độc lập".
Chuyên gia quân sự Mỹ Richard Fisher cho rằng, Trung Quốc thường công khai thông tin mới về quân sự trong ngày lễ thành lập quân đội (ngày 1 tháng 8) để phát huy lòng tự hào dân tộc.
Richard Fisher nói: "Những hình ảnh mới gần đây ám chỉ tên lửa Đông Phong-41 có thể đang sản xuất, nếu thực sự như vậy thì Trung Quốc cũng có thể đang thành lập đơn vị tên lửa Đông Phong-41 đầu tiên".
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21C Trung Quốc |
Theo quan điểm của Richard Fisher, việc xác nhận sự tồn tại của tên lửa mới có ý nghĩa quan trọng, bởi vì điều này sẽ trở thành một phần của các cuộc tranh luận hiện nay liên quan đến kho vũ khí hạt nhân rất bí ẩn và hoạt động xây dựng lực lượng chiến lược quy mô lớn của Trung Quốc.
Theo dự đoán của Cơ quan tình báo Mỹ, Trung Quốc sở hữu 240 - 300 đầu đạn hạt nhân chiến lược. Nhưng, các nhà phân tích quân sự Mỹ và nước ngoài khác cho rằng, nhìn vào lực lượng tên lửa Trung Quốc cùng vật liệu và cơ sở sản xuất quy mô lớn của họ, số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mà Trung Quốc sở hữu thực tế có thể là gấp hai hoặc gấp ba số lượng dự đoán của Cơ quan tình báo Mỹ.
Richard Fisher cho rằng, không rõ mỗi đơn vị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Lực lượng Pháo binh 2 được trang bị 6 hay 12 thiết bị bắn tên lửa, có thể mỗi thiết bị bắn của tất cả các đơn vị tên lửa đều có 1 quả tên lửa bổ sung.
Vì vậy, mỗi đơn vị tên lửa Đông Phong-41 có thể trang bị 12 – 24 quả tên lửa loại này. Nếu tên lửa Đông Phong-41 có thể lắp tới 10 đầu đạn hạt nhân thì mỗi đơn vị tên lửa Đông Phong-41 sẽ có thể triển khai 120 – 240 đầu đạn hạt nhân.
Richard Fisher chỉ ra, như vậy, 3 đơn vị tên lửa Đông Phong-41 có thể sẽ triển khai 360 – 720 đầu đạn hạt nhân mới. Trung Quốc đang nhanh chóng tăng cường khả năng thực hiện thế cân bằng hạt nhân với Mỹ.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21C Trung Quốc |
Để ứng phó với mối đe dọa chiến lược của Mỹ, Trung Quốc có thể giấu lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của họ ở đường hầm dài vài nghìn dặm Anh, hơn nữa còn đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, bảo vệ tên lửa cơ động đường bộ chủ yếu của họ.
Ngoài ra, Richard Fisher cho rằng, hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Nga cũng đã gây ra ngày càng nhiều quan ngại. “Ít nhất cân bằng hạt nhân chiến lược có thể tồn tại tính không ổn định to lớn”.
Richard Fisher chỉ ra, “Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới” do Mỹ-Nga ký kết yêu cầu Mỹ cắt giảm đầu đạn hạt nhân đã triển khai xuống còn 1.550 quả, “đây có thể sẽ là một sai lầm chiến lược quan trọng”.
Chính quyền Barack Obama nghiên cứu tiếp tục cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân xuống dưới 1.550 quả, “có thể sẽ chỉ làm gia tăng rủi ro hạt nhân cho Mỹ”.
Báo Đức: Mỹ lo ngại tên lửa Đông Phong-41 Trung Quốc
Tờ “Die Welt” Đức ngày 1 tháng 8 đăng bài viết nhan đề “Sự lo ngại của Mỹ đối với siêu tên lửa mới của Trung Quốc”. Bài viết cho rằng, Trung Quốc xác nhận sự tồn tại của tên lửa Đông Phong-41 là một điều không đáng ngạc nhiên đối với quân đội và ngành công nghiệp quân sự. Những thông tin liên quan đến loại tên lửa kiểu tấn công này đã xuất hiện trong nhiều năm qua.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 Trung Quốc bắn thử trên cao nguyên |
Do có tầm bắn từ 12.000 -15.000 km, Đông Phong-41 thuộc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể lắp các vũ khí hủy diệt hàng loạt như đầu đạn hạt nhân. Loại tên lửa mặt đất này của Trung Quốc giống như trên lửa Minuteman của Mỹ hoặc tên lửa RS-24, RS-24M của Nga.
Theo bài báo, để đối phó với mối đe dọa, Mỹ đang chi tiền lớn xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa. Họ chủ yếu triển khai 30 quả tên lửa công nghệ cao ở Alaska – vũ khí đánh chặn mặt đất.
Nhưng, đánh chặn tên lửa xuyên lục địa khi đang bay là một việc rất phức tạp và có yêu cầu công nghệ rất cao. Tức là phải bắn một quả tên lửa đánh chặn để phá hủy tên lửa tấn công. Thách thức là ở chỗ, để cho tên lửa có tốc độ bay khoảng 7 km/giây bị tên lửa bay hầu như cùng tốc độ trực tiếp bắn trúng.
Cố vấn hàng đầu Carl Joseph Durham, Công ty hệ thống tên lửa MBDA châu Âu cho rằng, đây là một loại thách thức kiểu như “sử dụng một viên đạn bay bắn trúng một viên đạn bay khác”.
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc |
Durham nói, điều rất quan trọng đối với đánh chặn là, thông qua vệ tinh trinh sát và thiết bị radar nhanh chóng nhận biết thời gian bắn và quỹ đạo bay của tên lửa. Căn cứ vào quỹ đạo bay khác nhau, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bắn từ châu Á mất khoảng 20 – 25 phút sẽ vươn tới các mục tiêu ở Mỹ.
Theo bài báo, trong quá trình bay, chúng có thể leo cao lên vũ trụ 1.000 km trở lên, cao gấp đôi “trạm không gian quốc tế” bay vòng quanh Trái đất. Tên lửa đánh chặn lắp “vũ khí đánh chặn sát thương” càng bắn trúng sớm tên lửa tấn công thì càng có lợi cho bên phòng thủ.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có công nghệ tiên tiến thường lắp nhiều đầu đạn có thể độc lập bay tới mục tiêu. Những đầu đạn này phải được lần lượt đánh chặn. Durham nói: “Để đánh lừa hệ thống phòng thủ, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể cũng sẽ bắn đầu đạn nhử mồi giả trên vũ trụ”.
Bài báo cho rằng, hệ thống phòng thủ đánh chặn tên lửa tầm trung và ngắn đã nhiều lần chứng minh độ tin cậy của nó, nhưng nhiều năm qua các nhà phê bình luôn có thái độ nghi ngờ về tính năng của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Họ cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sẽ không đem lại việc bảo vệ thực sự. Rất nhiều nguồn vốn được sử dụng cho một loại công nghệ có thể sẽ mất tác dụng trong trường hợp khẩn cấp. Các cuộc thử nghiệm cho đến này chứng minh hệ thống này không tin cậy.
Tên lửa đạn đạo JL-2 Trung Quốc, trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược |