Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu) |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 29 tháng 5 dẫn trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 28 tháng 5 đăng bài viết "Tại sao lực lượng tàu ngầm Trung Quốc vẫn lạc hậu" của nhà nghiên cứu cao cấp Franz Stephen Gady thuộc "Viện nghiên cứu phương Đông và phương Tây".
Theo bài viết, Trung Quốc đang biên chế một lô tàu ngầm thông thường và tàu ngầm hạt nhân gây chú ý cho dư luận.
Tàu ngầm hạt nhân Type 095 Trung Quốc sẽ là "sát thủ tàu sân bay"
(GDVN) - Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 sẽ biên chế 2 - 4 năm tới, lắp tên lửa chống hạm siêu âm YJ-18, trở thành "sát thủ tàu sân bay".
Theo thông tin từ Cơ quan tình báo Hải quân của Lầu Năm Góc, lực lượng dưới nước của Hải quân Trung Quốc có 5 tàu ngầm hạt nhân tấn công, 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo và 53 tàu ngầm dầu diesel tấn công.
Báo cáo thường niên về sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc do Lầu Năm Góc đệ trình lên Quốc hội Mỹ suy đoán, đến năm 2020, quy mô của lực lượng này có thể tăng tới 69 - 78 tàu ngầm.
Chủ lực của hạm đội tàu ngầm thông thường Trung Quốc bao gồm 13 tàu ngầm dầu diesel tấn công lớp Tống Type 039 và 13 tàu ngầm tấn công "đẩy không lệ thuộc vào không khí" (AIP) lớp Nguyên Type 039A. Ngoài ra, còn có 20 tàu ngầm lớp Nguyên nằm trong kế hoạch chế tạo, biên chế.
Sứ mệnh chủ yếu của lực lượng tàu ngầm vẫn là tiến hành tác chiến đối với tàu chiến mặt nước dọc tuyến đường giao thông trên biển quan trọng. Cách đây không lâu, một báo cáo của Công ty RAND cho biết, điểm yếu trên phương diện năng lực tấn công đối đất và tác chiến săn ngầm của lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Quốc vẫn tồn tại.
Một đặc điểm mang tính kết cấu lớn của lực lượng này là công trình động lực (động cơ) của Trung Quốc, nói cách khác, Trung Quốc có lỗ hổng trên phương diện này, nguyên nhân là phần lớn động cơ sử dụng hiện nay của tàu ngầm Trung Quốc vẫn là công nghệ nhập khẩu, thường được sản xuất theo giấy phép.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc |
Tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ tuần này cho biết, gần đây, Học viện quân sự Hải quân Mỹ đã tổ chức một hội nghị nghiên cứu về lực lượng Hải quân Trung Quốc, đã thảo luận tỉ mỉ vấn đề này.
Người chủ trì hội nghị lần này, giáo sư Học viện quân sự Hải quân Andrew Ericson cho rằng, lực lượng dưới nước Hải quân Trung Quốc vẫn phải chờ cải thiện về động cơ.
Đối với Trung Quốc, trên phương diện này rất “tốn sức”. Trung Quốc hy vọng có thể chế tạo được lượng lớn tàu ngầm tấn công có lò phản ứng hiệu quả cao, dùng bền, tin cậy và tiếng ồn đủ nhỏ. Vấn đề chạy êm không có cách gì khắc phục.
Chạy đua tàu ngầm khu vực: Nga tiết lộ phương pháp tác chiến cho Việt Nam
(GDVN) - Báo Trung Quốc tỏ ra lo ngại cửa hang động tàu ngầm Trung Quốc bị phá hủy, trong khi tàu ngầm Việt Nam được Nga đào tạo cách đánh của tàu ngầm Trung Quốc.
Tiếng ồn của tàu ngầm động cơ diesel-điện thường phải nhỏ hơn nhiều so với tàu ngầm hạt nhân, điều này chủ yếu do động cơ dầu diesel được thiết kế riêng có thể giảm tối đa rung chấn và tiếng ồn nhằm tránh bị thiết bị định vị thủy âm phát hiện.
Chẳng hạn, tàu ngầm tấn công lớp Tống và tàu ngầm tấn công lớp Nguyên đều trang bị động cơ dầu diesel tiên tiến nhất do Đức chế tạo – động cơ dòng 396SE84 do Công ty động cơ và tua bin Friedrichshafen Đức thiết kế.
Một kỹ sư tàu ngầm có kinh nghiệm phong phú cho biết: "Đây là động cơ dầu diesel tàu ngầm hàng đầu thế giới". Mỗi tàu ngầm lớp Tống hoặc lớp Nguyên đều đã trang bị 3 loại động cơ, những động cơ này bắt đầu chế tạo từ năm 1986 theo hợp đồng quốc phòng của Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Nguyên nghe nói cũng đã áp dụng công nghệ giảm thanh của tàu ngầm Nga, đồng thời sẽ trang bị công nghệ đẩy không lệ thuộc vào không khí Sterling (công nghệ AIP).
Ericson nói: "Họ hy vọng có thể nắm giữ công nghệ giảm thanh, không cần phải nổi lên mặt nước để nạp điện. Tàu ngầm lớp Nguyên của họ dựa vào công nghệ Sterling đã thực hiện được mục tiêu này. Nhưng, công nghệ không ngừng tiến bộ. Về đẩy không lệ thuộc vào không khí, mặc dù đã nắm giữ công nghệ cũng là một hệ thống cực kỳ phức tạp".
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo Hải quân Trung Quốc |
Trung Quốc còn đang thử nghiệm pin lithium ion, mật độ năng lượng loại pin này cao hơn nhiều, có thể lặn trong thời gian dài hơn. Ericson chỉ ra: "Nhân viên nghiên cứu Trung Quốc rõ ràng cho rằng, pin lithium ion là tương lai của động cơ tàu ngầm thông thường. Họ tuy còn chưa thực hiện được điểm này, nhưng quyết tâm muốn phát triển theo phương hướng này".
Ericson nói, Trung Quốc đang bàn bạc trước năm 2020 lắp pin lithium ion cho tàu ngầm thông thường thế hệ mới, tuy nhiên còn chưa có dấu hiệu cho thấy rốt cuộc là tàu ngầm kiểu gì.
Bên ngoài phổ biến cho rằng, công nghệ tàu ngầm Trung Quốc vẫn lạc hậu một thế hệ so với phương Tây. Chẳng hạn tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 được nói tới nhiều hiện nay có cùng cấp độ với tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh của NATO vào thập niên 80 của thế kỷ trước.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn, Hải quân Trung Quốc |