Tờ “Thời báo Kinh Hoa” Trung Quốc ngày 31 tháng 10 đưa tin, ngày 30 tháng 10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra “Tuyên bố về quyết định vấn đề quyền quản lý và quyền thụ lý của Tòa trọng tài Biển Đông được thành lập theo đề nghị của nước Cộng hòa Philippines”.
Đảo Hải Nam - cực nam của Trung Quốc |
Tuyên bố cho rằng, phán quyết của Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông do Philippines đề nghị thành lập là “không có hiệu lực”. Sau đây là một số điểm chính của tuyên bố:
“1. Chủ quyền và các quyền lợi liên quan của Trung Quốc ở Biển Đông được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, được luật pháp quốc tế bảo vệ”.
Trong vấn đề chủ quyền lãng thổ và quyền lợi biển, Trung Quốc không chấp nhận bất cứ phương án áp đặt cho Trung Quốc nào, không chấp nhận biện pháp giải quyết tranh chấp đơn phương tiến hành đối với bên thứ ba.
2. Philippines lạm dụng Công ước cưỡng chế cơ chế giải quyết tranh chấp, đơn phương đưa ra và cố ý thúc đẩy trọng tài Biển Đông là sự khiêu khích chính trị khoác áo pháp lý, nó thực chất không phải là để giải quyết tranh chấp, mà là mưu toan phủ định chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngày 7 tháng 12 năm 2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố “Văn kiện lập trường của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về vấn đề quyền quản lý vụ kiện trọng tài Biển Đông do nước Cộng hòa Philippines đệ trình”, đã chỉ ra tòa trọng tài không có quyền quản lý đối với vụ kiện của Philippines, đồng thời đã nói rõ căn cứ pháp lý không chấp nhận, không tham gia vụ kiện của Trung Quốc.
Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự ở Biển Đông |
3. Từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, trong các văn kiện song phương, Trung Quốc và Philippines nhiều lần xác nhận thông qua đàm phán và hiệp thương để giải quyết các tranh chấp liên quan giữa hai bên.
Một loạt văn kiện cho thấy, Trung Quốc và Philippines sớm đã lựa chọn thông qua đàm phán và hiệp thương để giải quyết tranh chấp giữa hai bên ở Biển Đông. Philippines đã vi phạm đồng thuận, gây thiệt hại cho nền tảng lòng tin giữa quốc gia với quốc gia.
4. Philippines và tòa trọng tài coi thường thực chất của vụ kiện là phân chia chủ quyền lãnh thổ và ranh giới biển cùng các vấn đề liên quan của nó, có dụng ý né tránh tuyên bố mang tính loại trừ do Trung Quốc đưa ra vào năm 2006 dựa trên các quy định liên quan của Điều 298 của Công ước,
phủ định đồng thuận thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, lạm dụng thủ tục, cưỡng chế thúc đẩy vụ kiện, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc với tư cách là nước ký kết Công ước.
Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |
5. Philippines có ý đồ thông qua trọng tài để phủ định chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc ở Biển Đông, sẽ không có bất cứ hiệu quả nào.
Trung Quốc thúc giục Philippines tuân thủ cam kết, tôn trọng quyền lợi của Trung Quốc được hưởng theo luật pháp quốc tế, quay trở lại con đường đúng đắn là thông qua đàm phán để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông”.
Trên đây là toàn bộ tuyên bố của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, lịch sử Trung Quốc đã bác bỏ hoàn toàn yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông và vùng biển phụ cận, khẳng định cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Trên cơ sở đó, mọi tuyên bố và hành động liên quan của Trung Quốc hòng áp đặt chủ quyền đối với các đảo và vùng biển lân cận trên Biển Đông (yêu sách “đường lưỡi bò”) đều bất hợp pháp, vô giá trị, không có hiệu lực, đều có tính chất lố bịch, kệch cỡm, đều cần các nước ven Biển Đông và cộng đồng quốc tế hợp tác kiên quyết chống lại đến cùng, không cho phép bọn bành trướng, thực dân thích làm gì thì làm.
Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |
Bình luận về việc Tòa trọng tài thường trực quyết định thụ lý vụ kiện Biển Đông của Philippines, nhiều quan điểm cho rằng, giới bành trướng Trung Quốc đã hứng trọn một “đòn đánh nặng nề”.
Philippines đã nhanh chóng bày tỏ hoan nghênh đối với quyết định của tòa trọng tài quốc tế, cho biết, trông đợi tiếp tục tham gia các phiên tòa để trình bày quan điểm, chủ trương của họ. Philippines coi đây là một bước đi quan trọng của vụ kiện, đã mở ra con đường để Philippines thể hiện chủ trương của mình.
Trang mạng tin tức Rappler Philippines ngày 30 tháng 10 có bài viết cho rằng, quyết định này của tòa trọng tài là chiến thắng “hiệp thứ nhất” của Philippines.
Theo tờ “Philippine Daily Inquirer”, Chính phủ Philippines trông đợi vào cuộc đấu “hiệp thứ hai” với Trung Quốc ở tòa, đưa ra các chứng cứ Trung Quốc xâm phạm ở Biển Đông. Philippines dự tính sẽ đưa ra những chứng cứ này từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 11 tới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại gia Mỹ John Kirby |
Mỹ cũng bày tỏ ủng hộ đối với Philippines. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết: “Mặc dù chúng tôi còn đang nghiên cứu quyết định này của tòa trọng tài quốc tế, nhưng chúng tôi chú ý tới, vụ kiện này sẽ được thụ lý dựa trên luật pháp (chứ không phải dựa trên sức mạnh và vũ lực như Trung Quốc - PV)”.
“Chúng tôi còn muốn nói, căn cứ vào các điều khoản của Công ước về Luật biển, phán quyết của tòa trọng tài sẽ có khả năng ràng buộc về pháp lý đối với cả Philippines và Trung Quốc”.
Tờ “Thời báo Tài chính” Anh ngày 30 tháng 10 dẫn lời một quan chức cấp cao Quân đội Mỹ cho rằng: “Đây là một tin rất tốt, cho thấy luật pháp quốc tế áp dụng được cho tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, cho thấy những đòi hỏi chủ quyền này cũng không phải là không thể tranh cãi”.
Chuyên gia vấn đề Biển Đông của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ, Bonnie Glaser cho rằng, đây là một “cú đánh mạnh mẽ” đối với Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain |
Chủ tịch Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ John McCain tuyên bố: “Quyết định hôm nay là một bước đi quan trọng hướng tới dùng luật pháp quốc tế để phản đối Trung Quốc”, thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, quyết định này đã làm suy yếu đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc dựa trên “đường chín đoạn” (vẽ bậy). Trung Quốc dựa vào đó để đưa 90% Biển Đông với 3,5 triệu km2 vào bản đồ. “Đối với tôi, tuyên bố này (của tòa trọng tài thường trực) đã đâm trúng tim (đen) của ‘đường chín đoạn’ (của Trung Quốc)”.
Báo chí Trung Quốc cũng phải thừa nhận một cách bực tức là, quyết định thụ lý vụ kiện của Tòa trọng tài thường trực của Liên hợp quốc đã thúc đẩy vụ kiện tiến thêm một bước về phía trước.
Nhà nghiên cứu Úc Chí Vinh thuộc Trung tâm nghiên cứu phát triển biển Trung Quốc cho rằng, về bề ngoài, việc này là vấn đề pháp lý, nhưng thực chất lại là “trò chơi chính trị” do Philippines và Mỹ hợp tác tiến hành.
Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |
Úc Chí Vinh nói bừa như vậy. Trên thực tế, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng đối với các quốc gia ven biển. Nếu không có hành động tích cực, chủ động và kiên quyết về cả chính trị, ngoại giao, pháp lý, hành chính và quân sự thì chủ quyền biển đảo và các lợi ích liên quan của mình làm sao mà bảo vệ được, nhất là khi Trung Quốc đang tìm mọi cách tiến hành bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự ở Biển Đông trong thế kỷ qua cũng như hiện nay và trong thời gian tới - PV.
Mặc dù Trung Quốc không chấp nhận tham gia vụ kiện và tuyên bố không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài, nhưng Trung Quốc sẽ chịu sức ép rất lớn về mọi mặt, sẽ tiếp tục chịu những cú đòn nặng nề, thậm chí có thể nuốt quả đắng. Thân làm thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, nhưng không có tư cách lên mặt đạo đức, pháp lý với các nước. Đó là một sự thật, sự thật sờ sờ ở Biển Đông - PV.