Ngày 14/12 tới, Cty CP BĐVN - VPF sẽ chính thức Đại hội cổ đông. Có thể nói đây là bước chuyển mình mới của bóng đá nước nhà trên con đường chuyên nghiệp hóa. Hai yếu tố đặc biệt quan trọng trong chuyên nghiệp hóa là công khai và minh bạch. Tuy nhiên, VFF với những khoản thu chi của mình ở V.League, hạng Nhất lại chưa có thể gọi là “công khai, minh bạch”.
Hãy cùng vén bức màn bí mật này với loạt bài về thực trạng nhập nhèm chuyện tiền nóng ở VFF.
Trong bản quyết toán của BTC V.League 2011, giới trọng tài được “trang bị tận răng” nhưng khoản thu nhập của họ lại khiến nhiều người bất ngờ vì quá… khủng.
“Ăn” vào đội bóng thế nào?
Tại lễ tổng kết V.League 2011, sau bài phát biểu gây chấn động của ông bầu Nguyễn Đức Kiên, PCT VFF Lê Hùng Dũng đã nói rằng: “để trọng tài sống được thì chế độ cho họ cần phải xem xét lại”.
Ông Dũng lấy ví dụ: “duyệt taxi từ sân bay Nội Bài về Hà Nội 90.000 đồng, trong khi năm nay chi phí đã lên tới 250.000 đồng. Hay tiền phòng cho các trọng tài đi các sân chỉ là 250.000 đồng trong khi hiện nay đã là 400.000 đồng. Vậy thì trọng tài nó biết ăn vào đâu? Chỉ có ăn vào đội bóng thôi. Tôi xin đề nghị phải xem xét lại chế độ cho các trọng tài để họ yên tâm sống. Khi họ đã được đãi ngộ thì họ phải làm việc đàng hoàng. Nếu có sai sót bất cập thì phải bị trừng phạt đích đáng”.
Còn ông Bùi Như Đức, Ủy viên HĐTT cũng đồng cảm: “Tiền di chuyển từ sân bay Nội Bài về đến địa điểm thi đấu tại Hà Nội là 350.000 đồng nhưng các trọng tài chỉ được thanh toán có 90.000 đồng. Nếu không vì yêu nghề, chẳng ai đi làm trọng tài cả. Mức phí cho trọng tài, giám sát, nhất là ở các giải trẻ còn quá thấp. Như thế có đủ tự tim để chống tiêu cực hay không?”
Câu hỏi là liệu thu nhập của trọng tài có thấp thật không?
Điều ngạc nhiên nhất là trong bản quyết toán năm 2011, khi mà BTC giải phải chi tới 7 tỷ đồng cho công tác chuyên môn thì không có phần chi nào được gọi là tiền ăn, tiền di chuyển cả. Chỉ có khoản tiền làm nhiệm vụ cho giám sát, trọng tài và thành viên BTC giải lên tới 3,1 tỷ.
Như vậy nếu coi mức chi cho trọng tài chính 3 triệu/trận ( bao gồm di chuyển, ăn ở thì đúng là bèo thật), bởi ngay cả khi làm chính 4 trận/tháng, thu nhập cũng chỉ 12 triệu, trừ chi phí, không đủ.
Nên nhớ BTC giải cũng chăm lo khá kỹ cho các trọng tài bằng cách bỏ ra hơn 2,5 tỷ để tập huấn các lớp, hỗ trợ mua giày (45 triệu) và quần áo (500 triệu).
Có một thực tế là khi các trọng tài không “ăn” được vào BTC thì “ăn vào đội bóng”. Cách họ “ăn” như sau: một lãnh đội CLB thừa nhận rằng hầu hết các trọng tài, giám sát hay thành viên BTC đều tính đợt công tác tối đa là 7 ngày ngay cả khi họ có mặt ở địa phương 2-3 ngày.
Một tờ biên nhận có đầy đủ chữ ký đã cho thấy: giám sát trận đấu, giám sát trọng tài mức ăn 400 ngàn/ngày, x7 hoặc 8 ngày) tương đương 3 triệu, tiền di chuyển bằng máy bay 5 triệu, riêng khoản ăn và di chuyển cho một người đã rơi vào 8 triệu.
Trọng tài cũng như vậy, cái phần “lách” chính là đẩy số ngày lên để hợp thức hóa. Nếu cộng cả tiền làm nhiệm vụ và phần “dôi” trong chứng từ (so với thực tế), không trọng tài nào cầm dưới 5 triệu/trận. Phần đút túi 20 triệu, tất nhiên không thể gọi là nhỏ.
Ai trả chi phí cho trọng tài?
Chỉ tính riêng khoản chi ăn ở, di chuyển cho một trận đấu cho kíp 6 người (2 giám sát, 4 trọng tài) trung bình đã rơi vào khoảng 45 triệu/trận. Tất nhiên cũng có chuyện cười ra nước mắt là trọng tài làm trận đấu ở Nghệ An khi về Hà Nội cũng chìa vé… máy bay ra thanh toán!?
V.League có 182 trận, vậy thì khoản ăn ở, di chuyển rơi vào con số khổng lồ: hơn…8 tỷ và nó không nằm trong bất cứ khoản chi nào trong quyết toán của BTC V.League. Vậy thì ai chi trả?
Trong bài phát biểu nổi tiếng của mình tại lễ tổng kết V.League 2011, bầu Kiên đã nói rất “sốc”: “Tôi cho rằng trọng tài ngày nay tiêu cực hơn, tinh vi và thủ đoạn hơn trước đây. Vì sao? Vì họ không được quản lý, giám sát chặt chẽ. Tôi từng được nhiều lời tiếp cận nói, trận này phải cho trọng tài ngần này, ngần kia. Nhưng nói thật tôi không bao giờ cho trọng tài tiền, dù chỉ 1 xu”.
Với con đường đi lòng vòng và đày tính toán của giới trọng tài liên quan đến chế độ, tiền ăn ở, ai dám chắc số phận những trận đấu có bị quyết định bởi việc đội bóng có chịu “ duyệt chi” hay không?
Còn thông tin thường, các CLB bao giờ cũng tính “chơi đẹp” bằng cách trả tiền ăn ở, di chuyển cho trọng tài, giám sát còn hóa đơn thì các bác cứ mang về thanh toán với BTC.
Vậy nên, ngay cả việc BTC V.League tới đây có đẩy tiền làm nhiệm vụ của các trọng tài, giám sát mà không rõ ràng chuyện tiền ăn ở, di chuyển và số ngày công tác cho đúng thực tế thì thu nhập vẫn… ảo như xưa.
Hãy cùng vén bức màn bí mật này với loạt bài về thực trạng nhập nhèm chuyện tiền nóng ở VFF.
Trong bản quyết toán của BTC V.League 2011, giới trọng tài được “trang bị tận răng” nhưng khoản thu nhập của họ lại khiến nhiều người bất ngờ vì quá… khủng.
“Ăn” vào đội bóng thế nào?
PCT VFF Lê Hùng Dũng. Ảnh: Vũ Ngọc |
Tại lễ tổng kết V.League 2011, sau bài phát biểu gây chấn động của ông bầu Nguyễn Đức Kiên, PCT VFF Lê Hùng Dũng đã nói rằng: “để trọng tài sống được thì chế độ cho họ cần phải xem xét lại”.
Ông Dũng lấy ví dụ: “duyệt taxi từ sân bay Nội Bài về Hà Nội 90.000 đồng, trong khi năm nay chi phí đã lên tới 250.000 đồng. Hay tiền phòng cho các trọng tài đi các sân chỉ là 250.000 đồng trong khi hiện nay đã là 400.000 đồng. Vậy thì trọng tài nó biết ăn vào đâu? Chỉ có ăn vào đội bóng thôi. Tôi xin đề nghị phải xem xét lại chế độ cho các trọng tài để họ yên tâm sống. Khi họ đã được đãi ngộ thì họ phải làm việc đàng hoàng. Nếu có sai sót bất cập thì phải bị trừng phạt đích đáng”.
Còn ông Bùi Như Đức, Ủy viên HĐTT cũng đồng cảm: “Tiền di chuyển từ sân bay Nội Bài về đến địa điểm thi đấu tại Hà Nội là 350.000 đồng nhưng các trọng tài chỉ được thanh toán có 90.000 đồng. Nếu không vì yêu nghề, chẳng ai đi làm trọng tài cả. Mức phí cho trọng tài, giám sát, nhất là ở các giải trẻ còn quá thấp. Như thế có đủ tự tim để chống tiêu cực hay không?”
Câu hỏi là liệu thu nhập của trọng tài có thấp thật không?
Điều ngạc nhiên nhất là trong bản quyết toán năm 2011, khi mà BTC giải phải chi tới 7 tỷ đồng cho công tác chuyên môn thì không có phần chi nào được gọi là tiền ăn, tiền di chuyển cả. Chỉ có khoản tiền làm nhiệm vụ cho giám sát, trọng tài và thành viên BTC giải lên tới 3,1 tỷ.
Như vậy nếu coi mức chi cho trọng tài chính 3 triệu/trận ( bao gồm di chuyển, ăn ở thì đúng là bèo thật), bởi ngay cả khi làm chính 4 trận/tháng, thu nhập cũng chỉ 12 triệu, trừ chi phí, không đủ.
Nên nhớ BTC giải cũng chăm lo khá kỹ cho các trọng tài bằng cách bỏ ra hơn 2,5 tỷ để tập huấn các lớp, hỗ trợ mua giày (45 triệu) và quần áo (500 triệu).
Có một thực tế là khi các trọng tài không “ăn” được vào BTC thì “ăn vào đội bóng”. Cách họ “ăn” như sau: một lãnh đội CLB thừa nhận rằng hầu hết các trọng tài, giám sát hay thành viên BTC đều tính đợt công tác tối đa là 7 ngày ngay cả khi họ có mặt ở địa phương 2-3 ngày.
Một tờ biên nhận có đầy đủ chữ ký đã cho thấy: giám sát trận đấu, giám sát trọng tài mức ăn 400 ngàn/ngày, x7 hoặc 8 ngày) tương đương 3 triệu, tiền di chuyển bằng máy bay 5 triệu, riêng khoản ăn và di chuyển cho một người đã rơi vào 8 triệu.
Trọng tài cũng như vậy, cái phần “lách” chính là đẩy số ngày lên để hợp thức hóa. Nếu cộng cả tiền làm nhiệm vụ và phần “dôi” trong chứng từ (so với thực tế), không trọng tài nào cầm dưới 5 triệu/trận. Phần đút túi 20 triệu, tất nhiên không thể gọi là nhỏ.
Ai trả chi phí cho trọng tài?
Chỉ tính riêng khoản chi ăn ở, di chuyển cho một trận đấu cho kíp 6 người (2 giám sát, 4 trọng tài) trung bình đã rơi vào khoảng 45 triệu/trận. Tất nhiên cũng có chuyện cười ra nước mắt là trọng tài làm trận đấu ở Nghệ An khi về Hà Nội cũng chìa vé… máy bay ra thanh toán!?
V.League có 182 trận, vậy thì khoản ăn ở, di chuyển rơi vào con số khổng lồ: hơn…8 tỷ và nó không nằm trong bất cứ khoản chi nào trong quyết toán của BTC V.League. Vậy thì ai chi trả?
Bầu Kiên: “Trọng tài ngày nay tiêu cực hơn, tinh vi và thủ đoạn hơn". |
Trong bài phát biểu nổi tiếng của mình tại lễ tổng kết V.League 2011, bầu Kiên đã nói rất “sốc”: “Tôi cho rằng trọng tài ngày nay tiêu cực hơn, tinh vi và thủ đoạn hơn trước đây. Vì sao? Vì họ không được quản lý, giám sát chặt chẽ. Tôi từng được nhiều lời tiếp cận nói, trận này phải cho trọng tài ngần này, ngần kia. Nhưng nói thật tôi không bao giờ cho trọng tài tiền, dù chỉ 1 xu”.
Với con đường đi lòng vòng và đày tính toán của giới trọng tài liên quan đến chế độ, tiền ăn ở, ai dám chắc số phận những trận đấu có bị quyết định bởi việc đội bóng có chịu “ duyệt chi” hay không?
Còn thông tin thường, các CLB bao giờ cũng tính “chơi đẹp” bằng cách trả tiền ăn ở, di chuyển cho trọng tài, giám sát còn hóa đơn thì các bác cứ mang về thanh toán với BTC.
Vậy nên, ngay cả việc BTC V.League tới đây có đẩy tiền làm nhiệm vụ của các trọng tài, giám sát mà không rõ ràng chuyện tiền ăn ở, di chuyển và số ngày công tác cho đúng thực tế thì thu nhập vẫn… ảo như xưa.
Nhật Thành (Thể thao 24h)