Ngày 5/8/2014, tờ Học giả ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản đã đăng tải bài phân tích của tác giả Zachary Kec - Biên tập viên quản lý của báo với tiêu đề đặt câu hỏi “Vì sau Bắc Triều Tiên đang ve vãn ASEAN”.
Thủ tướng Nhật Bản trong “tâm bão” tuyên truyền khủng khiếp của TQ
(GDVN) - Phải chăng, Thời báo Hoàn cầu nói riêng và dàn hợp ca của truyền thông TQ đã cố tình làm cho các quốc gia châu Á và thế giới thấy được TQ mới là trung tâm?Bài phân tích có nhiều bình luận có giá trị tham khảo của Zachary Kec cho hay gần đây Cộng hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Triên đã có những động thái lạ trong nó thể hiện mong muốn thúc đẩy quan hệ của nước này với một số quốc gia trong khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á/ASEAN.
Zachary Kec cho rằng dường như Bắc Triều Tiên đang phát động một chiến dịch phòng vệ rất lôi cuối hướng về khu vực Đông Nam Á và đây được đánh giá là một phần trong những nỗ lực lớn hơn để Bình Nhưỡng bắt đầu thực hiện mở rộng các mối quan hệ ngoại giao của mình.
Từ hôm thứ Bảy tuần trước, Bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Ri Su Yong đã rời thủ đô Bình Nhưỡng để bắt đầu thực hiện một loạt các chuyến thăm chính thức đến 5 quốc gia ở Đông Nam Á.
Trong một bản tin ngắn, thông tấn xã Triều Tiên KCNA đã cho biết rằng phái đoàn do Bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên Ri Su Yong dẫn đầu đã rời thủ đô Bình Nhưỡng vào hôm 2/8 để đến thăm các nước gồm Lào, Việt Nam, Myanmar, Indonesia và Singapore. KCNA không tiết lộ chi tiết thời điểm, độ dài của mỗi chuyến thăm cũng như các thành viên trong phái đoàn do ông Ri Su Yong dẫn đầu.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông của Hàn Quốc trích dẫn phát ngôn của các quan chức nước này cho biết, ông Ri Su Yong đến thăm Lào và Việt Nam đầu tiên trước khi đến Myanmar để kịp thời gian tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sẽ được tổ chức trong những ngày tới đây.
Theo nhận định của báo giới Hàn Quốc, sau khi tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN, ông Ri Su Yong sẽ tiến hành chuyến thăm đến các nước Indonesia và Singapore sau đó mới trở về nước.
Chuyên gia bình luận Zachary Kec cho rằng chuyến đi tới Đông Nam Á của Bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên đã phản ánh mong muốn của nước này đó là duy trì và tăng cường quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong khối ASEAN.
Theo số liệu thống kê, trong các năm từ 2000 đến 2006, kim ngạch thương mại với khu vực Đông Nam Á chiếm 12% trong tổng kim ngạch trao đổi thương mại của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, giao dịch thương mại giữa Bắc Triều Tiên và khu vực này đã giảm đáng kể kể từ khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần đầu tiên. Và nay chuyến công du đến các nước ASEAN của ông Ri Su Yong được cho là nhằm mục đích khôi phục và tăng cường hơn các mối quan hệ kinh tế với một khu vực quan trọng ở châu Á.
Theo Zachary Kec trong số 5 quốc gia mà ông Ri Su Yong và phái đoàn cùng đi đã và sẽ đến thăm Bắc Triều Tiên có mối quan hệ mật thiết với Myanmar hiện cũng gần như đang duy trì chế độ quân quản mặc dù đã có những có cải cách đáng chú ý.
Đây cũng được xem là động lực để Bắc Tiều Tiên mở rộng quan hệ với các quốc gia khác. Mặc dù gần đây các nhà lãnh đạo Myanmar có tuyên bố rằng họ đã giảm cường độ quan hệ đáng kể với Bắc Triều Tiên thời gian vừa qua nhưng xét cho cùng mô hình cải tổ tổng thể và quá trình mở cửa tương đồng giữa Myanmar và Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục thúc đẩy hai nước này thân thiết nhau hơn.
Hoàn Cầu: TQ khó thách thức trật tự Đông Á khi Việt Nam cũng ủng hộ Mỹ
(GDVN) - Sự lựa chọn thách thức trật tự khu vực của TQ rất có hạn, Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào Mỹ và các nước Đông Á, Việt Nam bắt đầu ủng hộ Washington...Chính quyền Bình Nhưỡng cũng rất mong muốn xây dựng và thúc đẩy quan hệ ngoại giao, kinh tế với Indonesia. Lần đầu tiên Bình Nhưỡng và Jakarta thiết lập quan hệ đối ngoại là vào năm 1961.
Cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành đã đến Indonesia thăm chính thức sau thời điểm thiết lập quan hệ hệ với Indonesia khoảng 4 năm. Hiện Bắc Triều Tiên vẫn duy trì đại sứ quán ở Jakarta và ngược lại Indonesia cũng có đại sứ quán ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Indonesia cũng được cho là trung gian quan trọng, đã và đang vận động hành lang (lobby) cho sự tham gia của Bắc Triều Tiên tại Diễn đàn khu vực Đông Nam Á. Năm ngoái, Bộ trưởng ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã có chuyến công du Bắc Triều Tiên trong 3 ngày trong một nỗ lực mong muốn tham gia của Jakarta khai thác thị trường Bắc Triều Tiên khi nước này thực hiện các thay đổi, cải cách kinh tế khi nhà lãnh đạo trẻ của nước này là ông Kim Jong Un đang thể hiện ảnh hưởng và quyền lực của mình.
Tương tự như vậy, Singapore được xem là 1 trong những đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên, nước đã thiết lập quan hệ chính trị với Bình Nhưỡng từ năm 1975. Giữa Singapore và Bắc Triều Tiên thường xuyên có các cuộc trao đổi cấp cao.
Giới lãnh đạo có ảnh hưởng lớn ở Triều Tiên từng một thời rất quan tâm và ngưỡng mộ các mô hình cải cách kinh tế của Singapore, trong đó không đánh mất hoàn toàn quyền lực chính trị của đảng cầm quyền.
Giống như chiến lược của Indonesia, Singapore thực sự muốn chiếm lĩnh và khai thác thị trường Bắc Triều Tiên từ một số cuộc cải cách đã và có thể diễn ra trong tương lai dưới kỷ nguyên lãnh đạo của ông Kim Jong Un. Rất có thể sẽ có các khu đặc khu kinh tế được mở ra tại đất nước bí ẩn ở Đông Bắc Á này.
Trong khi đó, theo Zachary Kec, Việt Nam và Bắc Triều Tiên cũng có một lịch sử quan hệ khá lâu bắt đầu từ kỷ nguyên Chiến Tranh Lạnh. Bình Nhưỡng và Hà Nội từng bị cấm vận kinh tế trong nhiều thập kỷ và hai nước hiện vẫn duy trì các chuyến thăm viếng cấp cao qua lại lẫn nhau.
Với Lào, Bắc Triều Tiên cũng mong muốn thúc đẩy mạnh hơn nữa quan hệ chính trị. Viêng Chăng và Bình Nhưỡng bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1974 và gần đây quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia này đang có xu hướng tốt lên.
Năm 2011, Chủ tịch nước – kiêm Tổng bí thư Đảng Nhân Dân cách mạnh Lào Choummaly Sayasone đã công du đến Bắc triều Tiên, tiến hành gặp gỡ với người kế nhiệm rõ ràng Kim Jong-Un.
Năm 2012, cựu tư lệnh quân đội Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho cũng đã có chuyến thăm Lào cùng với Chủ tịch Hội đồng tối cao nhân dân Triều Tiên Kim Yong-nam. Bắc Triều Tiên coi trọng quan hệ với Lào vì cả hai nước có chung nền tảng chế độ chính trị.
Hơn nữa Lào được Bình Nhưỡng cho là một trong những quốc gia trung gian để những người đào tẩu ở Bắc Triều Tiên chọn làm nơi đến trước khi quay về Hàn Quốc. Bình Nhưỡng muốn thắt chặt quan hệ để chấm dứt điều này – nhà bình luận Zachary Kec cho hay.
Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Bắc Triều Tiên cử quan chức ngoại giao cấp cao của mình đến tham gia Diễn đàn ARF nhưng chuyến đi của ông Ri Su Yong đến diễn đàn này được hết sức quan tâm trong thời điểm Trung Quốc – đồng minh truyền thống số một của nước này gần đây đã tỏ thái độ lạnh nhạt, thậm chí trừng phạt Bình Nhưỡng.
Không chỉ dừng lại ở các nước Đông Nam Á, có những tín hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên muốn tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Nga trong lúc nóng lạnh bất thường trong mối quan hệ với Bắc Kinh.
Một quan chức ngoại giao của Hàn Quốc cho biết những tín hiệu gần đây có thể cho thấy Bình Nhưỡng đang muốn phá vỡ thế bị cô lập bởi cộng đồng quốc tế và chuyến công du các nước Đông Nam Á là một phần của những nỗ lực như vậy.
Cũng có thể chính quyền của ông Kim Jong Un đang tìm kiếm một kênh đối thoại khác với Mỹ thông qua cộng đồng năng động ASEAN để chứng tỏ Bình Nhưỡng muốn tham gia vào đấu trường ngoại giao toàn cầu, phá bỏ việc liên tiếp bị thế giới cô lập, trừng phạt.
Chuyến công du ASEAN của ông Ri Su Yong cũng phản ánh thực tế rằng chính quyền Bình Nhưỡng thực sự đang muốn giới thiệu và áp dụng một số cuộc cải cách về kinh tế tại đất nước bí ẩn này.
Đây cũng là tham vọng của ông Kim Jong Un trong kế hoạch lãnh đạo đất nước Triều Tiên, đặc biệt là sau khi nhà lãnh đạo trẻ tuổi này ra lệnh tử hình người chú Jang Song-Thaek vào mùa Đông năm trước.
Ở một khía cạnh khác, tại Diễn đàn khu vực ASEAN, Bình Nhưỡng thông qua người đại diện của mình có thể tìm kiếm một cơ chế mới để tái khởi động lại Các cuộc đàm phán 6 bên liên quan đến chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Vấn đề này sẽ được đưa ra ở ARF sẽ diễn ra trong nay mai.
Theo các nguồn tin từ Tokyo, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida cũng đã tuyên bố rằng ông có các kế hoạch để tiến hành các cuộc đối thoại không chính thức với Bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Ri Su Yong bên lề diễn đàn ARF.
Tuy nhiên, chính quyền Mỹ gần đây đã lên tiếng bác bỏ khả năng cho rằng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tiến hành gặp gỡ ông Ri Su Yong trong diễn đàn ARF. Điều này cũng đang gây ra sự chú ý của giới truyền thông trước phản ứng của Mỹ.
Khi được hỏi về khả năng gặp gỡ giữa ông John Kerry và ông Ri Su You, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết “không có kế hoạch cho điều đó…”
Từ phía Hàn Quốc cũng không có thông tin xác nhận việc Bộ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se sẽ tiến hành gặp gỡ với quan chức cấp cao của Bắc Triều Tiên mặc dù cả hai nhân vật này sẽ tham gia diễn đàn AFR.
Năm ngoái tất cả các quan chức cấp cao đến từ hai miền khi đến với diễn đàn này đã có màn bắt tay giới thiệu nhưng không tiến hành đối thoại.