Máy bay ném bom chiến lược hạng nặng Tu-160 Blackjack của Không quân Nga. |
Trang mạng "StrategyPage" Mỹ đưa tin, Không quân Nga sẽ trang bị 14 máy bay ném bom chiến lược hạng nặng Tu-160. Nga đang gia tăng số lượng máy bay của lực lượng máy bay ném bom Tu-160 từ 16 chiếc lên 30 chiếc.
Theo đó, Nga chắc chắn sẽ tiếp tục vận hành dây chuyền sản xuất máy bay ném bom Tu-160. Chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đầu tiên sản xuất trước đây hơn 30 năm, đến nay đã sản xuất được 35 chiếc, nhưng phần lớn đã nghỉ hưu hoặc hỏng hóc.
Quyết định sản xuất này không chỉ sẽ gia tăng sức mạnh máy bay ném bom hạng nặng của Nga, mà còn giải quyết một vấn đề khác. Năm 2012, Không quân Nga phát hiện họ không thể đặt mua đủ số lượng động cơ thay thế của máy bay Tu-160 để thúc đẩy nhà máy chế tạo động cơ tiếp tục bảo trì.
Không quân Nga hàng năm chỉ có nhu cầu khoảng 5 động cơ NK-2. Mỗi máy bay ném bom Tu-160 trang bị 4 động cơ NK-2 có lực đẩy là 3,5 tấn. Động cơ trên máy bay ném bom chiến lược Tu-160 hiện có của Nga phần lớn được sản xuất trước đây 10-20 năm, đồng thời đều đã trải qua đại tu vài lần. Trong một khoảng thời gian nữa, những động cơ này sẽ không thể tân trang được nữa, cho nên Không quân Nga cần có động cơ mới với số lượng nhất định.
Nhưng, nhà chế tạo động cơ kiên trì cho rằng, sản lượng động cơ hàng năm kinh tế nhất là 20 chiếc. Nếu không, trong tình hình mỗi năm đặt mua 5 chiếc, giá mỗi động cơ sẽ cao hơn giá mà Chính phủ sẵn sàng chi trả.
Biện pháp giải quyết vấn đề này là phải tăng số lượng máy bay ném bom Tu-160 hiện có. Tất cả máy bay ném bom Tu-160 được sản xuất mới đều cần lắp động cơ, cùng với việc nhiều máy bay ném bom Tu-160 hơn được biên chế, nhà máy động cơ sẽ có đủ đơn đặt hàng, về kinh tế, làm cho bản thân họ và Không quân đều có thể chấp nhận giá cả động cơ.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Nga |
Các tướng lĩnh Không quân Nga cũng cho rằng, mở rộng cụm oanh tạc cơ Tu-160 là hợp lý. Ở một ý nghĩa nào đó, đây là do vào năm 2010 hai chiếc Tu-160 đã sáng lập kỷ lục bay liên tục 23 giờ, 18.000 km xung quanh nước Nga.
Trong quá trình bay, cần có máy bay tiếp dầu trên không IL-78 tiến hành tiếp dầu 2 lần. Hoạt động này hoàn toàn không phải là vấn đề gì mới mẻ.
Ba năm trước, máy bay ném bom Tu-160 đã hoàn thành bay liên tục 21 giờ. Mặc dù máy bay ném bom Tu-160 được thiết kế thành máy bay ném bom hạng nặng, tuy nhiên trong mấy năm qua, chúng chủ yếu được sử dụng như máy bay trinh sát tầm xa.
Cho dù đảm đương vai trò này, máy bay ném bom Tu-160 cũng có thể mang theo tên lửa hành trình và vũ khí không đối đất khác. Các tướng lĩnh Không quân Nga cho rằng, máy bay ném bom Tu-160 là một tài sản quý giá, đáng để tiếp tục sử dụng.
Tuy nhiên, từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Không quân Nga rất khó có được linh kiện từ công nghiệp quốc phòng trong nước. Rất nhiều nhà máy thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã phá sản, chất lượng sản phẩm của các nhà máy sống sót thường không bằng trước đây.
Bốn năm trước, Không quân Nga đã tiếp nhận chiếc máy bay ném bom hạng nặng mới đầu tiên kể từ thập niên 90 của thế kỷ 20 đến nay. Sáu năm trước, sản xuất máy bay ném bom Tu-160 đã khôi phục. Kế hoạch khi đó là cứ 18 tháng sản xuất một chiếc máy bay ném bom Tu-160 mới, cho đến khi nào sản xuất được 14 chiếc.
Nhưng, kế hoạch cái này đã bị gác lại, cho đến gần đây Nga đồng ý nâng cấp thiết bị của máy bay ném bom Tu-160 hiện nay. Mãi đến nay, nhu cầu nâng cấp máy bay ném bom Tu-160 nhiều hơn đã cung cấp đầy đủ nghiệp vụ cho nhà chế tạo linh kiện khôi phục sản xuất máy bay ném bom Tu-160.
Năm 1994, Nga chấm dứt sản xuất máy bay ném bom Tu-160, khi đó, mấy chiếc máy bay hoàn thành sản xuất một phần. Rõ ràng, chiếc máy bay "mới" đầu tiên gần đây là máy bay chưa hoàn thành vào thập niên 90 của thế kỷ 20. Sau khi Liên Xô cũ giải thể vào năm 1991, rất nhiều nhà máy vũ khí của Nga phải đóng cửa. Xảy ra hiện tượng này, phần nào là do Nga "nghèo rớt mồng tơi". Khi đó, ngân sách quốc phòng đã cắt giảm trên 2/3, sản xuất vũ khí bị thiệt hại nặng.
Duy trì hoạt động được chỉ có những nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu. Nhưng, rất nhiều nhà máy đóng cửa được giữ lại, hiện nay chúng lại được tiếp tục khởi động, tiếp tục thực hiện công việc chưa hoàn thành. Tuy nhiên, những công ty khởi động lại không thể triệu hồi những nhà thiết kế, quản lý và công nhân kỹ thuật thông thạo. Tất cả những nhân lực xuất sắc nhất đều đang làm việc ở các công ty thương mại có lợi nhuận cao hơn.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack rất giống máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer có trọng lượng cất cánh tối đa là 216 tấn của Mỹ, nhưng chưa từng thực sự phát huy tiềm năng. Mặc dù vậy, loại máy bay ném bom này vẫn là máy bay ném bom hạng nặng hiện đại nhất của Nga.
Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay ném bom Tu-160 là 267 tấn, có thể mang theo nhiều nhất 40 tấn bom và tên lửa, hành trình lớn nhất là 12.000 km (không được tiếp dầu trên không).
Loại máy bay này cũng có thể tiến hành tiếp dầu trên không. Nó lần đầu tiên biên chế cho Không quân vào năm 1987, chủ yếu dùng để phóng tên lửa hành trình. Người Nga chú ý đến máy bay ném bom B-1 sử dụng thành công bom thông minh ở Afghanistan và Iraq, sau đó cải tạo Tu-160 thành máy bay có năng lực tương tự và giữ lại năng lực mang theo tên lửa hành trình.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm hiện có của Không quân Nga |
- Đông Bắc Á diễn tập dồn dập, Nhật Bản -Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu
- Nhật Bản bất ngờ điều động máy bay bám sát phi cơ ném bom của Nga
- Mỹ - Nhật Bản đồng ý diễn tập chống sóng thần, động đất ở Biển Đông?
- Nhật Bản chỉ cần phóng một quả tên lửa là đâm thủng TSB Liêu Ninh
- Nhật Bản - Philippines: Không cho phép Trung Quốc thay đổi hiện trạng
- Nhật Bản dễ dàng bắn chìm tàu đổ bộ đệm khí Zubr của quân Trung Quốc
- TQ và Mỹ - Nhật Bản sẽ xảy ra chiến tranh quy mô lớn trước năm 2030?
- Diễn tập Nhật-Mỹ: Quân Mỹ đánh chiếm xong đảo sẽ bàn giao cho Nhật Bản
- Vấn đề dảo Senkaku: Mỹ không cho phép Trung Quốc đe dọa Nhật Bản
- Trung Quốc đã "đốt lửa" để đón Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ?
- Không quân Ấn Độ sẽ tiếp nhận một ngàn tên lửa siêu thanh BrahMos
- Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc - Ấn Độ ra Tuyên bố chung
- Nhật Bản, Nga, Ấn Độ đang tạo ảnh hưởng quân sự đến ASEAN như thế nào?
- "3 năm nữa Ấn Độ sẽ sở hữu tên lửa xuyên lục địa như DF-31 Trung Quốc"
- Hoàn Cầu: Máy bay vận tải C-17 giúp Ấn Độ tăng năng lực chống TQ
- Ấn Độ sẽ quyết tâm không để Trung Quốc làm lung lay vị thế ở Nam Á
- Ấn Độ phê chuẩn xây dựng quân đội ứng phó với 34 sư đoàn quân của TQ
Tra cứu điểm thi ĐH - CĐ tại đây: http://diemthi.giaoduc.net.vn/