Tàu tuần tra cỡ lớn do Trung Quốc chế tạo cho Bangladesh |
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 30 tháng 12 năm 2014 đưa tin, một "Điều ước thương mại vũ khí" giám sát thương mại vũ khí 85 tỷ USD toàn cầu của Liên hợp quốc ngày 24 tháng 12 chính thức có hiệu lực.
Hiện nay tổng cộng có 130 quốc gia ký kết điều ước này, trong đó 60 quốc gia đã phê chuẩn. Nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất Mỹ chưa phê chuẩn điều ước này. Như vậy, điều ước này phải chăng sẽ đóng vai trò đáng kể đối với chuẩn hóa thương mại vũ khí quốc tế? Tờ báo này đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác xung quanh vấn đề này.
Mỹ chưa chính thức phê chuẩn "Điều ước thương mại vũ khí"
Doãn Trác cho rằng, Mỹ sở dĩ chưa chính thức phê chuẩn "Điều ước thương mại vũ khí" là xuất phát từ bảo vệ việc tiêu thụ vũ khí mang tính chính trị của họ tránh bị ràng buộc.
"Điều ước thương mại vũ khí" sớm nhất do các nước phương Tây đưa ra, sau đó từng bước nhận được sự đồng tình của rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhưng, Mỹ cùng với Pháp, Đức giữ lập trường khác nhau đối với xuất khẩu vũ khí. Xuất khẩu vũ khí của Pháp, Đức chủ yếu là xuất phát từ kinh tế thương mại, cho nên, đầu tiên họ thường hy vọng để những vũ khí nghiên cứu mới được bán đi, bù vào chi phí nghiên cứu chế tạo, sau đó khi quân đội tiếp tục mua, giá cả cũng sẽ thấp đi. Vì vậy, hành vi tiêu thụ của họ phần nhiều là hành vi thương mại, họ sẵn sàng chấp nhận sự chế ước của các điều khoản vũ khí của Liên hợp quốc.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác chế tạo |
Trong khi đó, vũ khí của Mỹ thì trái lại, quy mô của Quân đội Mỹ rất lớn, ngoài ra, lực lượng hải, không quân của họ rất mạnh, lượng mua sắm của họ đủ để trả chi phí nghiên cứu khoa học. Cho nên, vũ khí Mỹ bán cho bên ngoài cũng có mục đích kiếm tiền, nhưng phần nhiều là một hành vi chính trị, yêu cầu nước này tuân thủ điều kiện chính trị của họ.
Ngoài ra, trong cung cấp vũ khí, còn có một số hạn chế công nghệ, hạn chế về bản quyền, loại quốc gia và phương hướng sử dụng, chủng loại chiến tranh cũng đều bị hạn chế, loại hành vi tiêu thụ mang tính chính trị này không sẵn sàng để người khác kiểm soát.
Trung Quốc phải chăng gia nhập điều ước này phụ thuộc vào an ninh quốc gia
Trung Quốc dù chưa ký kết điều ước, nhưng bài viết tự nhận là họ luôn "tuân thủ chặt chẽ" chế độ đăng ký trình báo vũ khí của Liên hợp quốc, bảo đảm “minh bạch” trong xuất khẩu vũ khí. Doãn Trác phân tích cho rằng, "Điều ước thương mại vũ khí" thực ra là công cụ của Mỹ và các nước phương Tây nhằm hạn chế tiêu thụ vũ khí của các nước khác, Trung Quốc cũng cần quan sát điều ước này phải chăng có lợi cho an ninh quốc gia, sau đó tiếp tục cân nhắc có tham gia hay không.
Theo bài viết, thái độ của Trung Quốc đối với điều ước là "rất rõ ràng". Trước hết, Trung Quốc không hy vọng chuyển vũ khí cho các nước hoặc khu vực bất ổn (?-PV). Ngoài ra, vũ khí của Trung Quốc chỉ dùng để bảo vệ một chính quyền hợp pháp cùng sự sinh tồn và tự vệ của họ, “không dùng để tấn công nước khác”.
Tên lửa phòng không HQ-9 Trugn Quốc đang được thúc đẩy tiêu thụ ở Thổ Nhĩ Kỳ |
Cho nên, tiêu thụ vũ khí của Trung Quốc chịu sự kiểm soát bởi các “nguyên tắc ngoại giao” của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc tuân thủ chặt chẽ chế độ đăng ký tiêu thụ vũ khí trước đây của Liên hợp quốc. Trung Quốc mỗi khi bán một khoản vũ khí đều trình báo lên Liên hợp quốc.
Nhưng hiện nay chế độ đăng ký vũ khí cùng điều ước này đã khác, nó muốn có quyền kiểm soát nhất định. Trước đây, điều ước vũ khí thông thường và chế độ đăng ký vũ khí, ở mức độ rất lớn là Mỹ và phương Tây dùng để kiềm chế tiêu thụ vũ khí của Trung Quốc và Liên Xô cũ cùng với Nga hiện nay.
Mỹ đang hạn chế các nước khác bán vũ khí ra bên ngoài, coi đây là thủ đoạn rất quan trọng dể bảo vệ thị trường vũ khí của họ, trong khi đó, bản thân họ chưa từng chấp nhận sự kiểm soát của những điều ước tiêu thụ vũ khí này. Cho nên, điều ước này còn cần quan sát một khoảng thời gian, xem nó chủ yếu gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc, nếu là tích cực thì Trung Quốc cũng có thể tham gia.
Mục tiêu của "Điều ước thương mại vũ khí" là tiến hành giám sát và hạn chế (được cộng đồng quốc tế phổ biến chấp nhận) đối với xuất nhập khẩu và chuyển giao vũ khí giữa các nước, nền tảng lý luận đằng sau của nó là ngăn chặn thương mại và chuyển giao vũ khí thông thường gây sát thương đối với con người.
Máy bay trực thăng Z-9 Trung Quốc bàn giao 12 chiếc cho Campuchia trong năm 2013 |
Doãn Trác cho rằng, "Điều ước thương mại vũ khí" hạn chế vũ khí chảy vào khu vực loạn lạc chiến tranh - điều quan trọng ở chỗ, các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ phải chăng dựa vào điều ước này để chuẩn hóa hành vi thương mại vũ khí của họ.
Về lý thuyết, sau khi "Điều ước thương mại vũ khí" được ký kết, có thể có lợi cho việc phổ biến vũ khí thông thường tới khu vực đặc biệt bất ổn, cung cấp vũ khí cho các tổ chức phi chính phủ, ngăn chặn các tổ chức khủng bố giành được vũ khí.
Đương nhiên, điều ước này phải chăng phù hợp với kỳ vọng của các nước còn phải nhìn vào vài nước lớn tiêu thụ vũ khí. Tương tự như vậy, nếu một số nước căn bản không chấp nhận hạn chế, trong khi đó, Trung Quốc đã tham gia hạn chế của điều ước này, đương nhiên sẽ không có lợi cho Trung Quốc.
Cho nến, trong hành động thực tế, nếu một số nước lớn phương Tây, nhất là Mỹ căn bản không tôn trọng điều ước này, chỉ lấy nó để kiềm chế người khác thì vai trò trong tương lai của nó là tương đối có hạn.
Máy bay huấn luyện K-8W của Không quân Venezuela, mua của Trung Quốc |