Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban Mậu dịch quốc tế Nghị viện châu Âu. |
Đa Chiều ngày 5/6 đưa tin, Việt Nam và Liên minh châu Âu EU đang tiến hành đàm phán hiệp định Thương mại tự do (FTA) và dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 6 này. Đồng thời Việt Nam cũng đang trong quá trình đàm phán tham gia hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ với mục tiêu ký kết thành công trong năm nay. Thông tin này được Chủ tịch Ủy ban Mậu dịch quôc tế của Nghị viện châu Âu Bernd Lange đưa ra.
Dẫn nguồn báo Đầu tư của Việt Nam, Đa Chiều cho biết, sau khi ký được TPP thì mức thuế đánh vào các mặt hàng của Việt Nam như dệt may đang ở mức 17-25% hiện nay xuống còn 0%, doanh nghiệp Việt Nam sẽ càng có sức cạnh tranh, đồng thời Việt Nam sẽ đón được làn sóng đầu tư thứ 2. Số liệu thống kê của Việt Nam cho thấy, châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Tháng 3 năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang châu Âu của Việt Nam đạt 6,92 tỉ USD.
Sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu chủ yếu là điện thoại và linh kiện, giày dép, dệt may thành phẩm, sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện. Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam là Hoa Kỳ. Tháng 3 năm nay kim ngạch xuât khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 6,9 tỉ USD. Trong khi đó năm 2003 châu Âu là đối tác thương mại lớn thư 2 của Việt Nam, chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Châu Âu đồng thời cũng là một trong những nguồn vốn đầu tư chủ yếu của Việt Nam.
Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Âu, Mỹ có tính cạnh tranh với Trung Quốc, trong khi đó giá thành sản phẩm của Việt Nam lại rẻ hơn. Việc Việt Nam và EU đàm phán thành công FTA càng làm cho ưu thế về thuế của Việt Nam gia tăng, điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc. Những năm gần đây nhờ nguồn lao động và chi phí sản xuất rẻ, Việt Nam đã đón nhận không ít chuyển dịch của ngành chế tạo Trung Quốc.
Đầu năm nay không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển xưởng sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Sau khi Việt Nam và EU ký xong FTA, tuyệt đại bộ phận các mặt hàng Việt Nam xuất sang châu Âu được miễn thuế hoặc giảm thuế, năng lực cạnh tranh về giá của các mặt hàng Việt Nam sẽ có bước đột phá. Trong khi Trung Quốc và châu Âu chưa bắt đầu đàm phán mà chỉ mới trong giai đoạn nghiên cứu FTA.
Bạch Minh, Phó Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu Thị trường quốc tế Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng: "Trước đây đe dọa của Việt Nam đối với công nghiệp chế tạo của Trung Quốc không lớn, nhưng hiện tại lĩnh vực này đang hình thành "canh tranh đồng chất" giữa 2 nước. Việc Việt Nam đàm phán được FTA với EU hay ký TPP với Hoa Kỳ càng làm gia tăng ưu thế, tạo thành sức ép khá lớn đối với nền sản xuất Trung Quốc và rất đáng coi trọng".
Cũng theo ông Minh, các sản phẩm và chủng loại mặt hàng Việt Nam xuất sang châu Âu và Mỹ có độ trùng lặp khá lớn với Trung Quốc, nhưng sản phẩm của Việt Nam có ưu thế về giá thành, chính sách của Việt Nam lại có biên độ mở cửa khá lớn, môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện, một khi EU và Hoa Kỳ miễn giảm thuế cho các mặt hàng này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc.
Khuông Hiền Minh, Phó phòng Chính sách công Viện Nghiên cứu Cải cách phát triển Hải Nam, Trung Quốc cho rằng, việc Việt Nam ký kết FTA với EU hay TPP với Mỹ sẽ tạo ra áp lực khá lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt là công nghiệp dệt may, thời trang khi Việt Nam vốn có ưu thế hơn Trung Quốc. Vì vậy nếu Trung Quốc cạnh tranh với Việt Nam trong những lĩnh vực này vừa không thực tế, vừa đi ngược lại xu thế phát triển.
Chuyên gia này cho rằng áp lực đối với hoạt động thương mại của Trung Quốc không phải do Việt Nam tạo ra, mà là vấn đề tự thần cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc phải giải quyết. Theo ông Minh, mấu chốt của vấn đề là Trung Quốc phải điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và mở cửa các ngành dịch vụ để tạo thế cạnh tranh. Mặt khác, Trung Quốc cần thúc đẩy chiến lược "một vành đai, một con đường", hình thành phạm vi thị trường càng lớn để tạo không gian phát triển cho nền kinh tế của mình.