Máy bay chiến đấu Su-35 Nga - thế hệ 4++ |
Trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 16 tháng 12 đưa tin, báo cáo nghiên cứu chuyên đề công bố ngày 13 tháng 12 của Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Nga giới thiệu vắn tắt cho biết, căn cứ vào đánh giá của cơ quan nghiên cứu này, 8 năm trước (2005-2012), ba nước nhập khẩu vũ khí lớn của Nga là Ấn Độ, Trung Quốc và Algeria, tổng cộng chiếm 56,42% tổng kim ngạch xuất khẩu quân sự của Nga, còn trong 4 năm tới (2013-2016), 3 nước nhập khẩu vũ khí lớn của Nga dự kiến sẽ có sự thay đổi tương đối lớn, lần lượt là Ấn Độ, Iraq và Việt Nam; Trung Quốc sẽ từ vị trí thứ hai lùi xuống vị trí thứ tư.
Nghiên cứu chuyên đề của Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Nga đã tập trung phân tích tình hình xuất nhập khẩu vũ khí và trang bị quân sự Nga 8 năm trước, dự báo số liệu có liên quan tới 4 năm tới. Kết quả thống kê cho biết, 8 năm trước, Ấn Độ xếp vị trí đứng đầu bảng trong danh sách các nước nhập khẩu vũ khí lớn của Nga, tỷ lệ trong cơ cấu xuất khẩu vũ khí của Nga là 27,31%.
Từ năm 2005 đến nay, phần của Ấn Độ tăng trưởng ổn định, trong đó năm 2007 tỷ lệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu quân sự của Nga lần đầu tiên vượt Trung Quốc, sau đó luôn là nước đứng vị trí thứ nhất trong xuất khẩu vũ khí của Nga.
Trong thời gian đó, Trung Quốc đứng vị trí thứ hai, tỷ lệ là 17,43%, hơn nữa tỷ lệ của Trung Quốc trong cơ cấu xuất khẩu quân sự tổng thể của Nga từ năm 2005 bắt đầu liên tục giảm xuống. Algeria xếp thứ ba.
Tàu ngầm AIP lớp Lada/Amur Nga |
Trong bảng xếp hạng các nước nhập khẩu vũ khí lớn của Nga 8 năm qua, tổng cộng có 69 nước được nói đến. Những nước đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng này theo thứ tự là Venezuela, Việt Nam, Syria, Iran, Ai Cập, Azerbaijan và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), tổng cộng tỷ lệ trong cơ cấu xuất khẩu vũ khí của Nga là 27,9%, thấp hơn nhiều tỷ lệ 56,42% của ba nước Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria, còn 59 nước khác chỉ chiếm 15,68%, những nước có tỷ lệ trên 1% còn có Malaysia, Indonesia và Myanmar.
Cơ quan nghiên cứu Nga tiến hành phân tích nghĩa vụ hợp đồng ký kết trung hạn đến năm 2013 và ý định mua được tuyên bố chính thức, lấy đó làm cơ sở, đã tiến hành dự báo về sự thay đổi có thể xảy ra trong cơ cấu xuất khẩu quân sự của Nga. Kết quả cho thấy, trong 4 năm tới, tình hình top 3 nước nhập khẩu vũ khí lớn đứng đầu của Nga dự kiến sẽ thay đổi.
Ấn Độ vẫn sẽ duy trì vị trí đứng đầu, Iraq sẽ vượt lên đứng ở vị trí thứ hai, thay thế Trung Quốc - nước từ vị trí thứ hai lùi xuống vị trí thứ tư. Việt Nam sẽ tiến lên vị trí thứ ba, thay thế cho Algeria từ vị trí thứ ba tụt xuống vị trí thứ sáu.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga |
Dự kiến, trong 4 năm tới, 3 nước nhập khẩu vũ khí lớn đứng đầu (Ấn Độ, Iraq và Việt Nam) sẽ chiếm 51,24% trong cơ cấu xuất khẩu vũ khí của Nga, trong đó, tỷ lệ của Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng lên, đạt 32,75%. Kế tiếp là Iraq sẽ từ 0,54% tăng lên 9,87%. Vươn lên vị trí thứ ba là Việt Nam với tỷ lệ từ 4,86% tăng lên 8,92%.
Đứng lần lượt ở phía sau là Trung Quốc, Venezuela, Algeria, Syria, Azerbaijan, Brazil, Iran (điều kiện là hợp đồng hệ thống tên lửa phòng không được thực hiện). Các nước có tỷ lệ trên 1% khác còn có Afghanistan, Indonesia, Kazakhstan, Bangladesh và Peru.
Động cơ hàng không AL-31FN Nga |