Đó là ý kiến của độc giả Bùi Ngân Hà (Đan Phượng, Hà Nội) về sự việc cô giáo Thủy dạy Văn lớp 7A10, Trường THPT Lômônôxốp (Hà Nội) bị phụ huynh phản ánh, chấm 8 điểm trong khi bài văn đó mắc nhiều lỗi chính tả và để học sinh đó hiểu sai “canh gà Thọ Xương” thành một món ăn canh gà ở Hồ Tây. Thông tin vừa được đăng tải, khắp các cộng đồng mạng, diễn đàn "xôn xao" cho rằng trình độ chuyên môn của người giáo viên kém, nhiều người tỏ ra phẫn nộ, bức xúc, choáng váng về việc cô giáo để học sinh có cách hiểu “ngây ngô” như vậy. Báo Giáo dục Việt Nam cũng nhận được nhiều phản hồi đóng góp về vấn đề này, đặc biệt độc giả Bùi Ngân Hà cho rằng dư luận nên công bằng với cô giáo Thủy.
Bài văn 'canh gà Thọ Xương' gây "sốt" cộng đồng mạng mấy ngày vừa qua. |
Mấy ngày qua, tôi được biết sự việc, thật sự lúc đó tôi hơi bàng hoàng về sự nhận thức của học sinh về câu ca dao quá đỗi quen thuộc, đơn giản này. “Tiếng chuông Trấn Vũ/ Canh gà Thọ Xương”. Bản thân tôi có con đang theo học cấp 2 nên tôi cũng thông cảm cho phụ huynh có con đang học lớp đó hiểu sai nghiêm trọng ý nghĩa của câu ca dao Việt.
Vụ 'canh gà Thọ Xương': Cô Hà Thủy chưa được phép nghỉ việc
Tâm thư xúc động của học sinh trường Lômônôxốp gửi cô giáo dạy Văn
TS Trịnh Thu Tuyết nhắn nhủ cô Hà Thủy 'rộng lòng hơn với cuộc đời'
Thoạt nghe thì có thể đúng khi họ bức xúc và đổ hết mọi tội lỗi lên đầu giáo viên. Họ kiếm tiền cật lực cả ngày, mong muốn cho con vào trường tốt, bằng bạn bằng bè, học được những kiến thức chuẩn, tiến bộ… Họ tin tưởng nhà trường nên gửi gắm con mình học kiến thức, học thành người. Huống hồ đó còn là một trường điểm ở Hà Nội thì việc phụ huynh càng tức giận, thất vọng là điều dễ hiểu khi mà con họ “hổng” kiến thức, hiểu “tiếng gà báo sang canh” trong câu ca dao cổ thành “canh gà ở Hồ Tây”!
Chưa kể đến việc bài văn của học sinh đó viết tắt, sai chính tả: “được” thành “đc”… mà vẫn cho 8 cộng thì khó phụ huynh nào chấp nhận được. Bởi tôi nghĩ, người dạy Văn không chỉ dạy kiến thức văn học mà còn dạy cả nét chữ, nét người cho con trẻ.
Nhưng ở khía cạnh nào đó, dư luận có phần quá đáng khi chỉ xem xét khía cạnh theo một chiều, việc sai sót trong giảng dạy là chuyện bình thường với một cô giáo còn ít kinh nghiệm. Chỉ mới 3 tuổi nghề, cú sốc này quá lớn đối với cô giáo Thủy!
Và thẳng thắn mà nói thì nếu chỉ vì sai sót này tức là không chữa ý sai của học sinh mà đánh giá cô giáo là người thiếu kiến thức chuyên môn… thì không nên. Con người ai chả có lúc nhầm lẫn, sai sót đó sẽ bị nhà trường xử lí để rút kinh nghiệm lần sau, chứ không phải là gây sức ép quá lớn ảnh hưởng đến cả sự nghiệp của họ. Liệu dư luận đối xử với một sự nhầm lẫn không quá nghiêm trọng liệu có công bằng không? Bởi tôi thấy, học sinh của người giáo viên này còn lập trang ủng hộ, động viên cô quay lại trường. Chứng tỏ một điều rằng, cô Thủy được nhiều người yêu quý, ngưỡng mộ và kính trọng.
Nhân câu chuyện này, tôi nhớ ra rằng tiếng Việt nước ta rất phong phú và có không ít câu chuyện cười ra nước mắt về cách dùng từ, thậm chí một học sinh lớp 10 còn viết sai chính tả một cách trầm trọng trong lá đơn xin nghỉ học được đăng tải trên báo chí gần đây. Bạn có tin, một người ngoại quốc từng dịch câu ca dao đó như thế nào không? Từ Trấn Vũ được hiểu là ngăn mưa, từ Thọ Xương được hiểu là hóc xương. Tức là nghĩa câu như sau: "Ngăn mưa bằng một tiếng chuông, Canh gà húp vội hóc xương mấy lần".
Sáng nay, tôi đọc được thông tin, cô Thủy đã xin nghỉ việc, về quê, thậm chí là bị áp lực quá khiến cô phải nhập viện. Đó là điều dễ hiểu, cô giáo còn quá trẻ để “ứng phó” với cú sốc này, sai lầm đó khiến họ bị mất uy tín. Liệu cô có thể tự tin đứng giảng ở một trường khác không? Học sinh có coi thường vì lỗi nhỏ của cô trong quá khứ hay không? Khi tôi còn nhỏ, tôi luôn caoi thầy cô là tấm gương để mình noi theo, phấn đấu, ngưỡng mộ. Nên tôi nghĩ nhân cách, phẩm chất và bản lĩnh của người thầy lớn lắm! Nhưng ai ép họ không có quyền được sai? Họ cũng là con người cơ mà, mắc sai lầm thì hãy cho họ cơ hội sửa chữa.
Cô giáo Hà Thủy và học trò. Ảnh từ facebook |
Vì thế tôi nghĩ, cô Thủy không nên nghỉ việc mà hãy tiếp tục ở lại dạy để sửa chữa sai lầm, có trách nhiệm hơn đối với học sinh. Chúng ta nên mở rộng lòng đối với giáo viên này, hãy để họ cánh cửa chứ đừng đóng sập cửa, mặc họ “rơi xuống hố”. Cái điều quan trọng là chúng ta đã đặt nhiều niềm tin vào giáo viên, nhà trường để truyền dạy kiến thức cho con em chúng ta. Chúng ta tin vào sự giáo dục nước nhà. Nếu trẻ con chỉ hiểu bề nổi, không hiểu được cốt lõi bên trong thì giáo dục thất bại.
Cũng phải nhìn nhận rộng ra rằng, chất lượng giáo dục nước ta ngày càng đi xuống (từ tỷ lệ đỗ tốt nghiệp “ảo”, bệnh chạy theo thành tích, bằng cấp… Nhớ lại lời khuyên răn "một người thầy dốt sẽ làm hỏng cả một thế hệ" để một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho những người có trách nhiệm về một thực trạng buồn của giáo dục nước nhà.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: “Giáo dục phổ thông 11 năm là vừa đủ” |
|
PTT Nguyễn Thiện Nhân: "Phải thích nghi đào tạo với chi phí thấp" |
ĐIỂM NÓNG |
|
Độc giả Bùi Ngân Hà