Brexit và giáo dục

30/08/2016 05:20
Đào Thị Liên Hương
(GDVN) - Việc nước Anh ra khỏi EU gây ra một sự bất ổn cho các trường Đại học, sinh viên và các cổ đông trong thị trường giáo dục.

LTS: Quý vị bạn đọc đang theo dõi bài viết của bà Đào Thị Liên Hương – Trưởng ban đối ngoại (Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) kiêm Tổng thư ký Liên đoàn các Hiệp hội tư vấn du học và ngôn ngữ thế giới.

Bài viết này nói lên các lo lắng, vấn đề đối với giáo dục khi mà nước Anh mới đây đã quyết định sẽ ra khỏi Liên minh Châu Âu.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu!

Hiện giờ các quan chức Anh và các trường đang cố trấn an sinh viên quốc tế, nghiên cứu sinh… đang học tại Anh theo các chính sách hưởng lợi từ việc Anh là thành viên của EU rằng sẽ không có gì thay đổi cho đến hết khóa học.

Ảnh hưởng từ việc Anh rời khỏi EU có thể nhận thấy rõ nhất ở các chương trình hợp tác nghiên cứu, các chương trình tại Anh nhận hỗ trợ tài chính từ EU. Các lĩnh vực khác của giáo dục có thể bị ảnh hưởng từ năm sau.

Theo tờ feweek.co.uk, cảnh báo ngân sách giáo dục của Brexit sẽ bị cắt giảm do sự rời đi của EU.
Theo tờ feweek.co.uk, cảnh báo ngân sách giáo dục của Brexit sẽ bị cắt giảm do sự rời đi của EU.

Bà Theresa May – Thủ tướng mới của Anh (UK) (trước đây là Bộ trưởng Bộ Nội vụ UK từ năm 2010) đã ra một loạt các chính sách để thắt chặt việc nhập cư vào Anh, như kiểm soát chặt chẽ quyền đi làm cho sinh viên quốc tế, tăng lệ phí visa, áp đặt những chính sách chặt hơn cho việc nhập cư và tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát sinh viên từ các trường.

Giờ đây số phận đã đưa bà vào vị thế, vai trò phải giúp nước Anh rời khỏi  EU sao cho có lợi cho Anh nhất.

Sau đây là một số điểm quan trọng mà các nhà giáo dục quốc tế cần quan tâm:

Trao đổi sinh viên (Students mobility):

Sinh viên từ EU chiếm khoảng 5.5% số sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng của Anh – khoảng 125.000 chỗ. Một nửa trong số đó đến từ 5 nước: Đức (13,675), Pháp (11,955), Ireland (10,905), Italia (10,525), Hy lạp (10,130).

Khi UK còn ở trong EU, những sinh viên này được coi như sinh viên nội địa, họ trả tiền và được hưởng hỗ trợ tài chính giống như sinh viên UK.

Điều này giúp nền giáo dục Anh hấp dẫn hơn so với giáo dục Australia hay Canada.

Brexit và giáo dục ảnh 2

Brexit: Nước Anh không sốc sao chúng ta phải sốc?

Tuy nhiên cũng có trường hợp như Na Uy – tuy không phải EU, nhưng cũng có thỏa thuận đặc biệt với quỹ Erasmus – quỹ lớn nhất để trao đổi sinh viên tại Châu Âu.

Tuy nhiên, đối với một nước tự rời khỏi EU thì câu chuyện lại khác.

Như Thụy Sỹ, sau cuộc bỏ phiếu năm 2014, Thụy Sĩ hạn chế việc nhập cư từ EU cũng coi như đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.

Có thể chương trình sinh viên chuyển động giữa các nước trong khối EU có thể vẫn tiếp tục, nhưng có lẽ nó sẽ khiến UK phải chấp nhận một số nguyên tắc và chính sách trong khối.

Còn một câu hỏi đang treo lơ lửng nữa là liệu Brexit có khiến cho sinh viên EU đang học tập tại UK được tiếp tục đóng phí như sinh viên nước Anh?

Nếu có sự thay đổi chắc chắn rất nhiều sinh viên EU sẽ chuyển sang học ở các nước khác chẳng hạn Ireland hoặc các trường có các khóa học dạy bằng tiếng Anh như Đan mạch, Na Uy, Thụy Điển, Hà lan...

Về vấn đề nghiên cứu

Hiện chưa có sự rõ ràng cho mối liên kết nghiên cứu với Châu Âu và sự tham gia của Anh trong quỹ  Horizon 2020. Khoảng 15% số Giáo sư các trường Đại học của Anh là người của khối EU, hiện giờ các trường của Anh nhận được khoảng 1 tỷ Bảng (1.3 tỷ đô Mỹ) hàng năm cho các quỹ nghiên cứu của EU.

Bên cạnh việc tiếp nhận quỹ nghiên cứu từ EU, Brexit còn thu hút các nhà nghiên cứu tài năng của Châu Âu tới Anh (chữ Brexit mang thông điệp – không hoan nghênh người nước ngoài)!

Chưa rõ ràng!

Brexit và giáo dục ảnh 3

Brexit không hẳn là sai lầm, không chỉ có hậu quả

Trong một khoảng thời gian ngắn, chúng ta chưa nhận thấy sức ảnh hưởng to lớn của Brexit trực tiếp đối với Giáo dục Đại học, nhưng vài năm sau chắc chắn sẽ thấy rõ hơn.

Ngay lúc này, các trường của Anh và các cổ đông giáo dục đã gây sức ép lên Chính phủ để giữ các sinh viên EU.

Bộ trưởng Bộ Đại học và Khoa học, Jo Johnson đã tuyên bố: Các sinh viên EU đang học và sắp nhập học vào đầu mùa thu này sẽ vẫn tiếp tục được hưởng các ưu đãi về vay vốn và ưu đãi cũ trong suốt thời gian học tập tại Anh.

Đối với sinh viên, khách tham quan, kinh doanh và những người đang ở Anh hoặc có nguyện vọng tới Anh, thời điểm hiện tại vẫn chưa có sự thay đổi nào về chính sách visa cho họ.

Còn rất nhiều vấn đề còn đang bỏ ngỏ trong giáo dục, điều này phụ thuộc vào các thảo luận giữa Chính phủ Anh và các nước EU trong tương lai.

Đào Thị Liên Hương