LTS: Qúy độc giả đang theo dõi bài viết của cô giáo Đỗ Quyên, cô băn khoăn nhiều vấn đề xoay quanh phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm.
Cô hi vọng qua bài viết này sẽ nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của đồng nghiệp ở khắp mọi miền để cô được tham khảo để có thể dạy học đạt hiệu quả hơn.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả nỗi niềm của cô.
Giai đoạn này, ngành Giáo dục trên cả nước đang tích cực quán triệt việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Điển hình là việc dạy học theo mô hình trường học mới VNEN.
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, thầy cô nào cũng thấy được những mặt ưu, những tồn tại của mô hình dạy học mới này. Vì thế, trong phạm vi bài viết, tôi không đi sâu vào chất lượng hay tính hiệu quả của mô hình bởi các phương tiện truyền thông đã phản ánh nhiều.
Mà tôi chỉ mong muốn những đồng nghiệp của mình trên khắp nơi trao đổi, góp ý và chia sẻ những kinh nghiệm để việc thực hiện giảng dạy theo phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm” đạt hiệu quả cao hơn.
Các thầy cô hãy cùng chia sẻ bí quyết dạy học VNEN hiệu quả (Ảnh: Lê Văn Vỵ/ giaoduc.net.vn) |
Trong buổi tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, vị cán bộ chuyên viên cứ nhắc đi nhắc lại thông điệp: “Thầy cô phải thoát li cái bảng, tránh nói nhiều, giáo viên đi quan sát các nhóm học tập, thấy học sinh làm được thì ghi nhận không nên hỏi nhiều hay giảng giải thêm điều gì”.
Vị chuyên viên nói thêm: “Bất kể nội dung nào, học sinh cũng tự học cá nhân, trao đổi với bạn cùng bàn rồi mới trao đổi trước nhóm”.
Lấy người học hay việc học làm trung tâm?(GDVN) - Theo truyền thống người thầy sẽ lấy học sinh làm trung tâm trong truyền thụ kiến thức, nhưng khi áp dụng công nghệ sẽ chuyển sang lấy việc học làm trung tâm? |
Sau buổi tập huấn, nhiều thầy cô giáo ở trường nơi tôi công tác bắt buộc áp dụng đại trà cách dạy và học vừa được triển khai một cách thường xuyên trong quá trình dạy. Sau một thời gian áp dụng, tất cả các thầy cô đồng loạt có ý kiến:
“Nếu nội dung kiến thức như trong sách giáo khoa hiện này thì không thể áp dụng được cách dạy như thế, bởi một tiết học chỉ quy định thời gian chuẩn 35 phút và tăng giảm 5 phút”.
Đơn cử “Bài 38+25” của chương trình Toán lớp 2, ngoài phần bài mới còn có 3 bài tập buộc học sinh phải làm hết mới đạt chuẩn, ngoài ra còn bài trên chuẩn dành cho học sinh khá giỏi.
Mỗi bài, từng học sinh làm cá nhân, đổi vở cùng bạn sửa bài, nhóm trưởng đọc kết quả kiểm tra, báo cáo với thầy cô kết quả nhóm, giáo viên kiểm tra và ghi nhận, sau đó học sinh mới làm qua bài tiếp theo.
Dù cả thầy và trò cùng nỗ lực, hoàn thành xong tiết Toán như thế thời gian cũng chiếm khoảng 70 phút là nhanh.
Đã trải nghiệm thực tế nên nhiều thầy cô đứng lớp khi ý kiến lại chẳng được cấp trên ghi nhận. Họ kết luận: “Do thầy cô giáo không hướng dẫn học sinh cách học thường xuyên như thế nên các em không quen, thao tác chậm...”.
Và họ đưa ra hàng trăm lý do khác để khẳng định mình chỉ đạo thế là đúng, học sinh phải học như thế mới có kết quả...
“Không nên bắt giáo viên làm những điều phi thường"(GDVN) - Đây là quan điểm của ông Đặng Quang Ngàn, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình khi trao đổi về nội dung đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. |
Đề đạt không được, nhiều thầy cô giáo lặng lẽ làm theo cách riêng của mình người cứ để các em học theo hướng đã chỉ đạo của chuyên viên dù tiết học có kéo dài bao lâu sẽ “ăn bớt” thời gian của môn học khác. Người cứ dạy theo cách riêng của mình với phương châm: “Học sinh hiểu bài và làm bài tốt là được”.
Vì thế bất kì thầy cô giáo Tiểu học nào cũng không bao giờ nói: “Tôi chỉ dạy khoảng 35-40 phút một tiết Toán, tiết Luyện từ và câu hay tiết Tập làm văn cả”.
Nên cũng chẳng có gì lạ ở Tiểu học, học sinh chủ yếu được học những môn Toán, Tiếng Việt...mà lơ là những môn học như Sử, Địa,Tự nhiên và xã hội...Bởi không thế sẽ không biết lấy đâu thời gian để bù vào.
Điều này cũng là nguyên nhân vì sao giáo viên lại phải chuẩn bị kĩ khi dự giờ, vì sao thầy cô lại sợ dự giờ đến như thế?
Bởi nếu không chuẩn bị trước bài cho các em, không mớm trước câu trả lời, không hướng dẫn trước cách làm một số nội dung khó...thì chắc chắn sẽ “cháy giáo án”.
Chẳng biết đồng nghiệp của mình ở nhiều nơi có được chỉ đạo chuyên môn việc dạy học buộc phải như thế hay không? Ai có những bí quyết dạy học theo phương pháp mới hãy cùng chia sẻ để mọi người học tập.