Cách phân tích phổ điểm của Tiến sĩ Lê Viết Khuyến để đánh giá đề thi quốc gia

11/07/2018 08:45
Thùy Linh
(GDVN) - Theo lý thuyết đo lường và đánh giá trong giáo dục thì một đề thi được xem là “chuẩn” nếu phổ điểm của nó có phân bố dạng hình chuông úp đối xứng.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết các hội đồng thi sẽ công bố và thông báo kết quả thi quốc gia năm 2018 cho thí sinh vào ngày 11/7.

Trước đó, khi kết thúc kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2018, nhiều chuyên gia nhận định, đề thi một số môn, mã đề khó, không phù hợp.
 
Tuy nhiên, đánh giá về vấn đề này, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, muốn biết đề thi chuẩn hóa và phân hóa tốt hay chưa thì phải chờ đến khi công bố phổ điểm mới có đủ cơ sở.

Ông Khuyến lý giải, theo quan niệm chung phổ điểm thi được hiểu là biểu đồ phân bổ điểm thi theo từng môn thi và theo tổng điểm của các môn thi. 

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, theo lý thuyết đo lường và đánh giá trong giáo dục thì một đề thi được xem là “chuẩn” nếu phổ điểm của nó có phân bố dạng hình chuông úp đối xứng. (Ảnh: Huyên Nguyễn)
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, theo lý thuyết đo lường và đánh giá trong giáo dục thì một đề thi được xem là “chuẩn” nếu phổ điểm của nó có phân bố dạng hình chuông úp đối xứng. (Ảnh: Huyên Nguyễn)

Phân tích kỹ phổ điểm thi quốc gia các năm qua (2015, 2016, 2017), Tiến sĩ Lê Viết Khuyến rút ra một số kết luận rằng: 

Một là, đề thi có mang tính chuẩn mực và khách quan hay không?

Theo lý thuyết đo lường và đánh giá trong giáo dục thì một đề thi được xem là “chuẩn” nếu phổ điểm của nó có phân bố dạng hình chuông úp đối xứng.

Nếu phân bố không đối xứng đỉnh phổ thường lệch về trái, được gọi là lệch dương. Đỉnh phổ lệch trái càng nhiều thì đề thi càng kém “chuẩn".

Hai là,điểm sàn” được xác định có khách quan hay không?

Nếu phổ điểm có dạng đối xứng thì chọn “điểm sàn” ở vị trí giữa phổ là vừa phải. Nếu đỉnh phổ bị lệch trái nhiều mà vẫn chọn “điểm sàn” như vậy thì phần đa thí sinh sẽ chịu oan vì bị xem là không đủ điều kiện để được tiếp nhận vào các trường đại học của Việt Nam.

Ba là, trình độ thí sinh ở các vùng miền khác nhau của đất nước có đồng đều hay không?

Nếu không đồng đều thì cần có “điểm sàn” riêng cho từng vùng miền để đảm bảo tính công bằng.

Cách phân tích phổ điểm của Tiến sĩ Lê Viết Khuyến để đánh giá đề thi quốc gia ảnh 2Mùa tuyển sinh 2018 sẽ không có chỗ cho vơ vét sinh viên

Cũng theo ông Khuyến, đối với những đề thi dành cho quy mô lớn thì đề đó phải làm các ngân hàng đề, ngân hàng đề này là những đề đã được thử nghiệm trong thực tế, đảm bảo các tiêu chuẩn, phù hợp với trình độ số đông người học.

Điều này khác hoàn toàn so với cách làm đề theo lối truyền thống, đó là cách làm do người thầy cảm nhận đề dễ hoặc khó, chứ không xuất phát từ người học. 

Qua đây, Tiến sĩ Khuyến cũng chia sẻ thêm về nguyên tắc làm một bộ đề tiêu chuẩn:

Theo đó, đề thi tiêu chuẩn là đề sẽ được thiết kế để đưa vào trong một kỳ thi nào đó mà có số lượng lớn, qua quá trình thử nghiệm để loại ra được bộ đề nào không chuẩn, nếu chuẩn mới chính thức đưa vào ngân hàng đề - gọi là bộ đề tiêu chuẩn.

Thùy Linh