Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hải - Giáo viên có hơn 10 luyện thi trung học phổ thông quốc gia môn Vật lí, hiện là giảng viên bộ môn Khoa học cơ bản, trường Đại học Công đoàn Hà Nội, đã có những lưu ý cho học sinh khi rà soát lại các chuyên đề, kiến thức trọng tâm của lớp 11 và một số kĩ năng cần thiết khi làm bài môn Vật lí trong phòng thi.
Đừng xem nhẹ kiến thức cơ bản của lớp 11
Kiến thức Vật lí lớp 11 sẽ xuất hiện khoảng 20% trong đề thi, chủ yếu là những câu hỏi thuộc nhận biết và thông hiểu.
Tuy nhiên, thí sinh cũng đừng nên xem nhẹ kiến thức lớp 11 mà hãy rà soát lại thật kĩ trong những ngày cuối vì những loại câu hỏi này dễ kiếm điểm.
Đối với lớp 11, phần Quang hình đặc biệt là phần chữa tật của mắt (tật cận thị, tật viễn thị) nội dung này nếu hiểu thì rất dễ, nhưng cũng dễ nhầm.
Ví dụ: Người bị cận thị đeo kính số 1 để chữa tật cận thị thì có D = -1dp, còn người bị viễn thị đeo kính số 1 để chữa tật viễn thị thì có D = +1dp.
Ở phần kiến thức cơ bản của lớp 11, học sinh còn khó lấy điểm nhất ở nội dung liên quan đến định luật ôm cho toàn mạch.
Khi làm loại câu hỏi về mạch điện này, các em nên viết toàn bộ giả thiết lên mạch điện, sau khi tính được đại lượng nào thì tiếp tục viết đại lượng đó lên mạch điện, chú ý là mỗi đoạn mạch biết 2 trong 3 dữ kiện: U, I, R thì tính được đại lượng còn lại.
Thầy Nguyễn Ngọc Hải - Giáo viên có hơn 10 luyện thi trung học phổ thông quốc gia môn Vật lí, hiện là giảng viên bộ môn Khoa học cơ bản, trường Đại học Công đoàn Hà Nội (Ảnh: Thầy Hải cung cấp) |
Bên cạnh đó, đối với riêng môn Vật lí, thầy Hải khuyên các sĩ tử khi làm các câu hỏi thuần túy lí theo cách sau: trước khi trả lời câu hỏi hãy đọc kĩ đề bài, yêu cầu của đề là tìm phát biểu đúng hay phát biểu sai, sau đó khoanh tròn vào yêu cầu đề để nhớ và tránh nhầm lẫn.
Khi đọc các phương án của đáp án hãy ghi rõ (Đ) đối với phát biểu đúng, (S) đối với phát biểu sai ngay bên cạnh mỗi phương án. Sau đó so với yêu cầu để chọn đáp án của câu hỏi.
Trong quá trình làm bài không nên cầm sẵn máy tính, máy tính chỉ được sử dụng khi biết chắc là dùng để tính phép tính nào.
Kỹ năng khi xử lí câu hỏi khó và câu hỏi lạ
Các em khi gặp những câu hỏi khó đòi hỏi tính toán nhiều hãy để làm sau vì loại câu hỏi này mất nhiều thời gian. Nên tập trung vào những câu hỏi dễ và vừa sức để tiết kiệm tối đa thời gian làm bài.
Bộ Giáo dục đã biết có nhiều thiết bị gian lận thi cử vượt ngoài sự tưởng tượng |
Các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, tuy nhiên những câu cuối cùng chưa chắc đã là câu khó nhất, vì thế làm đến đâu phải chắc đến đó, câu hỏi nào cũng phải đọc xem có thuộc phần kiến thức mình đã biết hay không.
Với những câu hỏi lạ, các em hãy đọc thật kĩ nội dung câu hỏi xem nó liên quan đến hiện tượng vật lí nào, gạt bỏ những nội dung lạ để đưa về vấn đề kiến thức quen thuộc.
Các em lưu ý là những câu hỏi lạ thường có lời giải không dài. Trong quá trình làm bài nếu thấy câu nào băn khoăn thì hãy đánh dấu lại để kiểm tra trước khi làm những câu khó và dài.
Ví dụ đề bài ra một câu hỏi lại như sau:
Trong âm nhạc, khoảng cách giữa hai nốt nhạc trong một quãng được tính bằng cung và nửa cung (nc). Mỗi quãng tám được chia thành 12 nc. Hai nốt nhạc cách nhau nửa cung thì hai âm (cao, thấp) tương ứng với hai nốt nhạc này có tần số thỏa mãn.
Tập hợp tất cả các âm trong một quãng tám gọi là một gam (âm giai). Xét một gam với khoảng cách từ nốt Đồ đến các nốt tiếp theo Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô tương ứng là 2 nc, 4 nc, 5 nc, 7 nc , 9 nc, 11 nc, 12 nc.
Trong gam này, nếu âm ứng với nốt La có tần số 440 Hz thì âm ứng với nốt Sol có tần số là:
A. 330 Hz B. 392 Hz C. 494 Hz D. 415 Hz
Ở ví dụ trên, hầu hết học sinh khi đọc yêu cầu câu hỏi xong đều hoang mang vì không biết nhiều khái niệm mới được nhắc đến trong đề như: “quãng”, “ cung”, “nửa cung”. Chính vì điều này sẽ làm cho học sinh sợ không dám làm.
Tuy nhiên, khi các em gạt bỏ được những yếu tố phụ và mô tả lại như hình vẽ dưới đây thì phép tính còn lại rất dễ.
Bên cạnh đó, điểm yếu của các em khóa 2000 năm nay là ngay từ đầu chưa vạch được lộ trình ôn luyện phù hợp, chủ quan với khối lượng kiến thức nhiều, dẫn đến việc các em ôn dồn nén vào giai đoạn cuối.
Cho nên, các em khóa 2001 dự thi năm sau cũng nên chú ý về lộ trình ôn luyện của mình, hãy vạch ra kế hoạch ôn luyện môn Vật lí theo từng giai đoạn khoa học.
Lời khuyên của thầy Nguyễn Ngọc Hải, thí sinh hãy ôn tập với 3 giai đoạn chính sau:
Giai đoạn 1: Phải bắt đầu ngay từ tháng 7 này, các em cần hệ thống toàn diện kiến thức lớp 10, 11, học trước kiến thức lớp 12. Giai đoạn này sẽ giúp các em lấp mọi lỗ hổng kiến thức mà các em đã quên trước đó.
Giai đoạn 2: Bắt đầu vào tháng 1/2019, sau khi đã tổng hợp và rà soát được mọi kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12, các em sẽ bước vào giai đoạn luyện mọi dạng bài thông qua luyện đề.
Giai đoạn 3: Vào 2 tháng cuối trước kì thi từ tháng 4 đến tháng 6/2019, các em sẽ ôn chọn lọc theo chuyên đề các loại câu hỏi mức độ đạt 8, 9 và 10.
Giai đoạn này, các em cũng lưu ý nên tổng hợp tất cả các chiến thuật, cách tránh “bẫy” trong các câu hỏi từ cơ bản đến vận dụng cao, cách loại trừ phương án nhiễu để tối ưu điểm số.