Trao đổi về những vấn đề khi thực hiện Luật Giáo dục đại học, tại hội nghị tổng kết thực hiện Luật Giáo dục đại học 2012, Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:
Còn một số vướng mắc khi thực hiện Luật này, cụ thể là các nội dung về phân tầng, Hội đồng trường, giảng viên, Viện thuộc Trường, xu hướng quốc tế hóa cơ sở giáo dục đại học…
Từ đó, Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:
Thứ nhất, về Điều 9: Phân tầng cơ sở giáo dục đại học.
Tại khoản 5, Điều 9, ông Hoài cho rằng, cần chỉnh sửa thành:
“Công nhận các bên thứ ba có năng lực và uy tín xếp hạng và nên hướng đến các tổ chức xếp hạng trung lập có tầm ảnh hưởng quốc tế các cơ sở giáo dục đại học trong nước chung với các cơ sở giáo dục đại học tại các quốc gia khác làm cơ sở cho quản lý nhà nước công nhận xếp hạng để có căn cứ đầu tư vào các cơ sở giáo dục đại học”.
Cần làm rõ khái niệm phân tầng giáo dục đại học với khái niệm xếp hạng chất lượng; Bổ sung nội dung phân tầng cho các cơ sở đại học tinh hoa và đại học đại chúng.
Luật Giáo dục đại học sửa đổi cần làm rõ khái niệm phân tầng giáo dục đại học với khái niệm xếp hạng chất lượng… (Ảnh minh họa: Báo Người Lao động) |
Theo vị này, Luật Giáo dục đại học cần sửa đổi, bổ sung toàn bộ Điều 9 theo hướng:
- Bỏ tiêu chí xếp hạng (khoản 3) vì các tiêu chí này sẽ theo triết lý của từng tổ chức xếp hạng độc lập khác nhau sẽ khác nhau.
- Nên bỏ điểm c, Khoản 4 về cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.
- Bỏ thẩm quyền công nhận kết quả xếp hạng (Khoản 5) vì nếu là tổ chức xếp hạng độc lập có uy tín thì sẽ được xã hội thừa nhận và không chỉ có một tổ chức xếp hạng độc lập có uy tín mà có thể có nhiều hơn.
“Cả Bộ Công thương chỉ có Bộ trưởng đủ điều kiện làm Chủ tịch Hội đồng trường” |
- Thay vì phân tầng thì nên tăng cường quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học;
Bỏ cả quy định phân tầng để cơ sở giáo dục đại học có quyền tự xác định hướng phát triển của mình và thay đổi theo hướng phát triển phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mỗi giai đoạn.
Các cơ sở giáo dục đại học xác định trong tầm nhìn và sứ mạng của mình và được các cơ quan độc lập kiểm định và xếp hạng dựa trên sứ mạng và tầm nhìn đối chiếu với các hoạt động liên quan.
Thứ hai, về chính sách thúc đẩy tự chủ cơ sở giáo dục đại học:
- Ông Hoài cho rằng, cần bổ sung thêm nội dung của Điều 32 theo hướng:
Quy định rõ hơn mức độ tự chủ trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ;
Hợp tác quốc tế theo các quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học và phù hợp với năng lực, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
- Sửa đổi bổ sung quy định về mở ngành (Điều 33) theo hướng:
“Tất cả cơ sở giáo dục đại học đáp ứng các điều kiện tự chủ mở ngành theo quy định đều có quyền tự chủ về mở ngành đào tạo và phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật về mở ngành đào tạo”;
Giao tự chủ mở ngành theo các mức độ tương ứng với năng lực của cơ sở giáo dục đại học.
- Bổ sung khoản 4, Điều 45:
Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học được giao quyền tự chủ phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại cơ sở giáo dục đại họ được giao quyền tự chủ.
Bổ sung chính sách tự chủ tài chính cho cơ sở giáo dục đại học tự chủ tương tự như quyền tài chính của doanh nghiệp;
Đầu tư cho các cơ sở giáo dục đại học tự chủ theo các tiêu chí đầu ra (đặt hàng nghiên cứu, đào tạo; cấp học bổng cho sinh viên chính sách, sinh viên chất lượng cao…)
Không thành lập Hội đồng trường thì không được mở ngành đào tạo |
Quy định cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước từ cơ chế phân bổ theo các tiêu chí đầu vào sang cơ chế theo các tiêu chí đầu ra, gắn với kết quả kiểm định chất lượng giáo dục…
Sửa đổi, bổ sung các quy định thu hút, tạo động lực làm việc cho giảng viên theo hướng Nhà nước quy định các tiêu chuẩn tối thiểu đối với các vị trí việc làm của ngạch giảng viên.
Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục đại học quy định các chính sách, chế độ, nhiệm vụ, quyền hạn, tuyển dụng, sử dụng giảng viên theo chiến lược của từng cơ sở giáo dục đại học…
Thứ ba, Điều 12:
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học cần bổ sung một nội dung chính sách trong Điều 12.9:
Nâng cao tính tự chủ toàn diện cho các cơ sở giáo dục đại học theo cơ chế chịu trách nhiệm giải trình cao nhất nhằm thúc đẩy quốc tế hóa các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên và giảng viên và phát triển đối tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực cạnh tranh quốc tế.
Thứ tư, Điều 14:
Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện. Bổ sung “viện” trong cơ cấu tổ chức các cơ sở giáo dục từ đó tăng cường tính tự chủ của cơ sở giáo dục đại học.
Thứ năm, Điều 16: Hội đồng trường cần sửa đổi như sau:
Mục 3, Khoản a: giảm số lượng thành viên trong Ban giám hiệu trong thành viên Hội đồng trường (từ 01 đến 02 người). Không nhất thiết tất cả thành viên Ban giám hiệu là thành viên Hội đồng trường.
Sửa Luật Giáo dục đại học phải bỏ được phân biệt đối xử trường công - trường tư |
Quy định linh hoạt hơn về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học, quy định cụ thể về nhiệm vụ quyền hạn về Hội đồng trường, mối quan hệ với Đảng ủy và Ban giám hiệu;
Quy định riêng về hội đồng quản trị của trường đại học hoạt động không vì lợi nhuận để khuyến khích xu hướng hoạt động không vì lợi nhuận.
Bổ sung thêm quy định: “Chủ tịch Hội đồng trường không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý khác trong trường do Hiệu trưởng, giám đốc bổ nhiệm”.
Thứ sáu, Điều 44: Các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học:
- “Liên kết đào tạo” nên sửa thành “liên kết đào tạo với nước ngoài”
- Bổ sung khoản 2, Điều 44 như sau: Thành lập văn phòng đại diện, phân hiệu hoặc cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam.
- Bổ sung khoản 7, Điều 44: Tham gia các tổ chức giáo dục, khoa học, kiểm định, xếp hạng, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.
- Bổ sung khoản 8, Điều 44: Mở văn phòng đại diện, phân hiệu hoặc cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam ở nước ngoài.
Lý do cần sửa những điều khoản nêu trên nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay (RMIT là phân hiệu hoặc là cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam và bản chất RMIT không phải văn phòng đại diện nhưng chưa có cơ sở pháp lý để điều chỉnh).
Hơn nữa, Quyết định số 2448/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020 đã quy định việc khuyến khích cơ sở giáo dục đại học đầu tư, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong hoạt động giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với nước ngoài.
Thứ bảy, về chính sách đảm bảo chất lượng trong bối cảnh thúc đẩy quốc tế hóa:
Cần sửa đổi, bổ sung Điều 35 về Khung thời gian đào tạo.
Bổ sung điểm g, khoản 1, Điều 36 về “Chuẩn đầu ra của các chương trình giáo dục đại học phải gắn với Khung trình độ quốc gia Việt Nam”.
Sửa đổi, bổ sung Điều 37 về “việc tổ chức và quản lý đào tạo được thực hiện theo tín chỉ”, bỏ theo niên chế vì đã thực hiện một thời gian dài gần 10 năm để chuyển đổi từ niên chế sang tín chỉ, đến nay cần phải chấm dứt đào tạo niên chế để hội nhập quốc tế….