LTS: Những ngày qua, nhiều tờ báo đăng tải về câu chuyện học sinh không viết nổi tên mình, vẫn được lên lớp. Nhiều ý kiến đưa ra cho rằng lỗi ấy thuộc về thầy cô, trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm.
Quan điểm này, nhận được nhiều ủng hộ, nhưng cũng có nhiều ý kiến chưa đồng tình.
Một trong những ý kiến như thế là của một cô giáo, gửi về Tòa soạn từ miền Trung. Cô giáo đề nghị lấy bút danh Hương Giang và giấu đi danh tính thực của mình.
Thư của cô, gửi Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, nhưng đó cũng là lời chia sẻ với những ai cho rằng "lỗi thuộc về thầy cô giáo".
Để rộng đường dư luận, Tòa soạn gửi đến bạn đọc bức thư này.
Thư gửi Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm
Về việc học sinh lớp 7 không viết nổi tên mình, thầy đã “Không thể hiểu nổi” và kết luận: “…Lỗi trước tiên là của giáo viên. Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, biết học sinh có vấn đề nhưng không báo cáo, không có biện pháp can thiệp…”.
Thầy không biết hay cố tình không hiểu, giáo viên thời nay đâu còn cái quyền cho học sinh ở lại lớp như trước đây. Dù các em học yếu như thế nào, cuối năm chúng tôi cũng phải “nhắm mắt làm ngơ” để cho lên lớp hết. Thầy đã gặp hoàn cảnh phụ huynh chạy theo giáo viên năn nỉ: “Cô ơi! cho con tôi ở lại lớp vì nó học yếu quá”.
Nghe lời van vỉ ấy, thầy cô nào lại không buồn, không xót xa? Nhưng dù muốn, thầy cô cũng đành bất lực vì quyền không thuộc về mình mà thuộc về ban giám hiệu nhà trường.
Thưa thầy! Tôi cũng là nhà giáo nên đọc những lời kết luận của thầy cảm thấy hơi bất công cho đội ngũ những thầy cô đứng lớp chúng tôi.
Tôi sẽ kể thầy nghe một câu chuyện có thật 100% làm ví dụ. Có lần, lớp 2 do tôi làm chủ nhiệm, có một học sinh không biết đọc cả âm, lẫn vần, không thể làm nổi phép tính cộng đơn giản nhất kiểu hai cộng ba…
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm. (Nguồn ảnh: Internet) |
Dạy học chung cho học sinh cả lớp, tôi dành thời gian kể cả giờ ra chơi và thời gian một số môn học năng khiếu để cho em đọc từng chữ cái, ghép từng âm vần, hướng dẫn từng phép tính cộng của các em mẫu giáo…Dù cố gắng kèm em cả năm học nhưng sự tiến bộ cũng không nhiều.
Trò "học tài thi phận" hay do cách chấm thi của thầy?
(GDVN) - Nếu các giám khảo không tìm được tiếng nói chung trong cách đánh giá, chấm điểm thì dễ dẫn đến sự chênh lệch điểm số của các thí sinh.
Cuối năm, tôi mạnh dạn để em ở lại lớp. Và tôi đã được ban giám hiệu mời lên trao đổi: “Em không được để học sinh ở lại lớp, bằng mọi giá phải kèm để em ấy được lên lớp.
Thi lần một không đậu thì lần hai, lần hai không đậu thì lần ba…khi nào đậu mới thôi. Trường mình là trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, không thể có học sinh lưu ban”.
Tôi đã cố gắng dạy kèm em cả năm học cũng không ăn thua gì, giờ ban giám hiệu bảo kèm là kèm vào lúc nào, trong khi năm học đã kết thúc? Dù họ không muốn nói ra cái điều phải cho em lên lớp nhưng đã gây sức ép cho giáo viên chúng tôi như thế…
Không thầy cô giáo nào muốn cho học sinh học yếu lên lớp. Bởi hơn ai hết, chúng tôi hiểu như thế là hại chúng, là làm khổ các em. Vì ngay từ lớp một nếu em đã không biết đọc, biết viết, nếu các em được ở lại một năm, chắc chắn sẽ học tốt hơn nhiều.
Vì ngay từ lớp một nếu em đã không biết đọc, biết viết, nếu các em được ở lại một năm, chắc chắn sẽ học tốt hơn nhiều. (Nguồn ảnh: Internet) |
Nhưng em cứ bị đẩy lên năm này rồi đến năm khác để đạt chỉ tiêu đề ra. Nào là tỉ lệ lên lớp thẳng, chỉ tiêu phổ cập đúng độ tuổi…Các “sếp” đâu cần quan tâm đến các em học như thế nào, chỉ có chỉ tiêu là quan trọng nhất. Vì như thế, mới làm đẹp cho các báo cáo thành tích của họ.
Có thể nói, mọi chuyện đều do căn bệnh thành tích mà ra cả. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục như chúng ta hằng hô hào. Giáo viên chúng tôi luôn mong mỏi căn bệnh thành tích được chữa khỏi. Chỉ lúc đó mới không còn những em như học xong lớp 7 mà không viết nổi tên mình như thế.