Cuối cùng, người chịu khổ vẫn là phụ huynh và thí sinh

03/05/2016 07:23
Bài và ảnh Lê Nguyên Phú
(GDVN) - Tâm lý chung của các bậc phụ huynh, dù có phải tổ chức 2 kỳ thi, tốn kém hơn 1 kỳ thi nhưng tiền bạc bỏ ra có thể mang lại sự an tâm thì chả ai tiếc cả.

Khác với mọi năm, năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới phương thức tuyển sinh đại học theo hướng tinh giảm kỳ thi bằng cách tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia để xét tuyển vào đại học theo các tiêu chí khác nhau. 

Sự đổi mới này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như nâng cao cả chất lượng đầu vào cho các trường đại học trong cả nước.Đồng thời thổi một luồng sinh khí mới cho nền giáo dục quốc gia.

Về mặt lý thuyết sau khi biết điểm kỳ thi THPT Quốc gia 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dành cho các em thí sinh 20 ngày để lựa chọn và khảo cứu các ngành học để đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1. 

Thí sinh chỉnh sửa phiếu đăng ký nguyện vọng năm 2015.
Thí sinh chỉnh sửa phiếu đăng ký nguyện vọng năm 2015.

Thí sinh Nguyễn Minh Chiến, quê ở tỉnh Bình Định tâm sự rằng:“Sau khi nộp hồ sơ xong em không dám về quê ngay mà phải thuê phòng trọ ở lại Huế 5 ngày để chờ xem điểm cập nhật và vị thứ của mình có nằm trong tốp an toàn hay không để rút và chỉnh sửa đơn đăng ký nguyện vọng cho phù hợp”.

Còn ông Thái Hai, phụ huynh thí sinh đến từ Quảng Nam cho hay: “Việc thay đổi kỳthi này gây ra nhiều khó khăn cho các bậc phụ huynh chúng tôi, bởi vì mình không tin tưởng. Nếu như các kỳ thi trước đây thì mình sẽ biết được là đậu hay là rất. 

Cuối cùng, người chịu khổ vẫn là phụ huynh và thí sinh ảnh 2

Thí sinh có thể dùng điểm đánh giá môn Ngoại ngữ để xét tốt nghiệp

(GDVN) - Ngày 27/4, Sở GD&ĐT Hà Nội ra văn bản gửi các trường về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh lớp 12 học chương trình Tiếng Anh thí điểm cấp THPT.

Còn như bây giờ nộp qua bưu điện thì không an tâm nên phải ra trực tiếptận nơi để nộp hồ sơ, vừa tốn kém tiền của vừa mất thời gian chờ đợi”.

Quả thật so với những năm trướ đây, thí sinh thi xong, biết điểm là biết đỗ hay trượt đại học.

Tâm lý chung của các bậc phụ huynh, dù có phải tổ chức 2 kỳ thi, tốn kém hơn 1 kỳ thi nhưng tiền bạc bỏ ra có thể mang lại sự an tâm thì chả ai tiếc cả. 

Tốn kém một chút, đưa con đi thi nhưng ai cũng thấy thoải mái. Thi xong nửa tháng là biết đỗ hay trượt.

Giờ này mọi năm, nhiều gia đình đã tổ chức ăn mừng cho con đỗ đại học, nhưng năm nay, chưa ai dám nói trước điều gì, dù con mình có điểm thi khá cao. Thậm chí nhiều bạn thí sinh điểm cao nhưng vẫn chưa an tâm vì sợ tình trạng xếp hạng ảo và  ém hồ sơ đến những ngày nộp hồ sơ cuối cùng.

Chị Phạm Thị Đào, phụ huynh thí sinh ở tỉnh Kom Tum buồn bã chia sẽ: “Việc đăng ký nộp hồ sơ như thế này làm cho con em chúng tôi cứ mong mỏi chờ đợi , ngày nào cũng nằm, ngày nào cũng coi mạng internet để xem xếp hạng mà có người thì coi được còn vùng sâu các cô phải ra thị trấn mới xem được”.

Không chỉ riêng trường hợp của chị Phạm Thị Đào mà hầu hết các bậc phụ huynh và thí sinh khác trong cả nước đều phải thất thỏm lo âu, mất ăn mất ngủ ngồi chờ chực trên máy tính để cập nhật thứ hạng cho con em mình có an toàn hay không. Nếu không an toàn thì phải rút hồ sơ ngay. Dẫn đến kinh phí đi lại và thời gian sẽ tốn kém nhiều hơn so với những năm trước.

Thí sinh chờ rút hồ sơ tại Đại học Huế năm 2015.
Thí sinh chờ rút hồ sơ tại Đại học Huế năm 2015. 

Đối với các thí sinh tự do mối lo còn lớn hơn vì những đổi mới của kỳ thi “2chung” yêu cầu các em phải di chuyển nhiều cũng như cập nhật thông tin thường xuyên hơn để thay đổi lựa chọn kịp thời, tăng khả năng trúng tuyển.

Thí sinh Đặng Thị Thủy quê ở Nghệ An, nộp hồ sơ xét tuyển vào trường đại học Y dược Huế cho biết:“Chúng em cảm thấy vô cùng vất vả, đường sá thì không biết mà hồ sơ phải nộp đúng nơi, đúng chỗ. Chúng em phải đi lại nhiều vòng để hỏi đường và chờ đợi nhận kết quả. 

Cuối cùng, người chịu khổ vẫn là phụ huynh và thí sinh ảnh 4

Thí sinh được mang gì vào phòng thi trong kỳ thi đánh giá năng lực năm 2016?

(GDVN) - Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2016 của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được tổ chức thành 2 đợt.

Đối với những thí sinh tự do ở vùng xa như chúng em, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, chí phí đi lại thì tốn kém nên chúng em mong muốn Bộ GD&ĐT có những biện pháp phù hợp để đợt thi lần sau dễ dàng và đỡ vất vả hơn cho thí sinh”.

Sự lo lắng và bất an của các bậc phụ huynh và học sinh ngày càng lớn dần khi còn chưa đến 1 tuần nữa là kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng 1 của các trường đại học, cao đẳng mà thứ thứ hạng con em họ cứ nhảy lên nhảy xuống như một sàn chứng khoáng. 

Chính tình trạng này đã khiến các bậc phụ huynh và học sinh trong những ngày gần đây liên tục đổ về các thành phố lớn, nơi cótrụ sở tuyển sinh vào các trường mà con em mình đăng ký xét tuyển để rút và chỉnh sửa hồ sơ ngày càng nhiều.

Tốn kém và lãng phí vô cùng, thậm chí gây bức xúc nhưng không biết nói có ai hay chăng?Nhưng tựu chung phụ huynh và thí sinh chúng tôi vẫn là người khổ nhất.

Bài và ảnh Lê Nguyên Phú