Giờ đây, không chỉ máy tính kiểm tra bạn ở sân bay, robot sẽ làm hết thay bạn

01/02/2017 07:12
Nguyễn Thị Lan Hương (dịch)
(GDVN) - Thành công của cơ hội học tập cần được đo lường, không phải bằng điểm thi như trước, mà là học sinh được chuẩn bị tốt như thế nào cho thế giới mà họ bước vào.

LTS: Nghiên cứu sinh về quốc tế giáo dục tại Mỹ, Nguyễn Thị Lan Hương chia sẻ một bản dịch của mình về những thách thức của giáo dục trong thế kỷ 21.

Bản gốc là bài viết của Giáo sư Linda Darling-Hammond - một chuyên gia giáo dục tại Mỹ.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Giáo sư Linda Darling-Hammond là một chuyên gia giáo dục và nhà nghiên cứu từ mầm non – cấp 3 (K-12) trong hệ thống giáo dục Mỹ nhiều năm. 

Bà đã từng tham gia và là cố vấn cho chính phủ của Tổng Thống Obama về chính sách cải cách giáo dục. 

Trong thời gian gần đây, bà có viết một bài về những thách thức trong việc cung cấp cơ hội công bằng cho học sinh Mỹ khi tiếp cận với giáo dục trong thế kỷ 21.  

Xin được dịch thuật tóm lược một số phần chính trong bài viết của bà, với hy vọng những suy nghĩ và đề xuất của bà có thể hữu ích cho các nhà làm chính sách về giáo dục của Việt Nam. Trân trọng giới thiệu cùng các bạn. 

….Việc phải hành động hiện nay là hoàn toàn đúng. Những thành tựu của công nghệ hiện tại đang tiếp tục thay thế những công việc “routine” (công việc lặp đi lặp lại) và là những công việc không cần kỹ năng.  

Hiện nay, sẽ không chỉ là máy tính sẽ kiểm tra bạn tại sân bay, nó sẽ kiểm tra bạn tại các cửa hàng tạp hóa nữa. Cùng với công nghệ rôbốt (robotics), rôbốt có thể dọn dẹp nhà, thực hiện ca mổ và tự lái các xe ô tô tự động. 

Đã qua rồi những ngày mà những công việc tốt chỉ cần một số các kỹ năng lao động được lặp đi lặp lại (routine skills).  

Khi tốc độ của việc thay đổi mang tính toàn cầu, những mô hình cũ của giáo dục sẽ không còn thích ứng. 

Những kỹ năng hàng đầu cho lao động được tuyển dụng năm 2020 sẽ là khả năng đọc và suy luận từ những thông tin và các sự việc phức tạp, là kỹ năng tư duy sáng tạo để giải quyết các vấn đề của thế giới “thực”, là khả năng làm việc với mọi người, là việc tham gia tích cực vào những hoạt động văn hóa đa dạng,và là kỹ năng quản lý và kiểm soát nhiều hình thức khác biệt của truyền thông xã hội cũng như các dữ liệu thống kê đa dạng. 

Giáo sư Linda Darling-Hammond là một chuyên gia giáo dục và nhà nghiên cứu từ mầm non – cấp 3 (K-12) trong hệ thống giáo dục Mỹ nhiều năm. (Ảnh: edutopia.org)
Giáo sư Linda Darling-Hammond là một chuyên gia giáo dục và nhà nghiên cứu từ mầm non – cấp 3 (K-12) trong hệ thống giáo dục Mỹ nhiều năm. (Ảnh: edutopia.org)

Khi các quốc gia khác đã nỗ lực đạt được những kỹ năng này và phát triển vượt trội hơn nữa những kỹ năng này cho học sinh của họ, sinh viên Mỹ, trong thập kỷ của Đạo Luật Không có Trẻ Nào Chậm Lại Đằng Sau, đã thụt lùi trong những đánh giá quốc tế như PISA.

Và gần đây hơn, học sinh Mỹ đã thụt lùi trong chính Đánh giá Quốc Gia về Sự Tiến Bộ của Giáo dục. 

Quan trọng hơn thế, những học sinh thiếu hụt những kỹ năng ở cấp độ cao hơn (higher-level skills) sẽ ngày càng nhận ra việc họ khó có thể tham gia vào lực lượng lao động và tham gia có hiệu quả vào hoạt động xã hội.  

Điều này thực sự ảnh hưởng lớn đối với tất cả chúng ta.

Với số lượng lớn những người lớn tuổi sống ngày càng thọ hơn, lấy ví dụ, trợ cấp xã hội dành cho bảo hiểm sức khỏe mang tính tập thể và an sinh xã hội sẽ không thể duy trì mãi, trừ khi những người thế hệ trẻ có được việc làm hiệu quả, tự hỗ trợ bản thân họ, và trả thuế để giúp đỡ người khác.

Đây chính là lý do mà tại sao, trách nhiệm tập thể của chúng ta, những người là cha mẹ, nhà giáo, là thành viên của cộng đồng xã hội cần phải đảm bảo cho tất cả mọi người trẻ có được cơ hội công bằng để tiếp cận với giáo dục chất lượng cao, một nền giáo dục toàn cầu. 

Mục tiêu này sẽ là vô cùng quan trọng trong thế giới ngày nay, thế giới của nền kinh tế tri thức với tốc độ phát triển nhanh. 

Phát triển cơ hội học tập trong thế kỷ 21

Trong những năm gần đây, các bang và các nhà làm chính sách địa phương đã đề xướng các cải cách nhằm mục đích cập nhật lại những chuẩn mực trong học tập, đi từ “học rộng, học sâu” sang một tư duy mới “học ít hơn, học cao hơn và học sâu hơn”. 

Những cách thức học mới nhằm phát triển kỹ năng phản biện và phân tích, cũng như những năng lực khám phá, giao tiếp và hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề, hay tạo ra sản phẩm và giải pháp. 

Những năng lực học sâu hơn thực sự cần thiết cho học sinh thành công trong quá trình học ở cấp đại học cũng như trong thế giới toàn cầu. 

Những trường (áp dụng thay đổi kỹ năng cho học sinh – người dịch) đều có những thực tiễn chung như sau:

Giờ đây, không chỉ máy tính kiểm tra bạn ở sân bay, robot sẽ làm hết thay bạn ảnh 2

Ba phẩm chất của công dân toàn cầu, Giáo dục Việt Nam đã nghĩ hay chạm tới chưa?

Tập trung vào giảng dạy và đánh giá thực trạng của tiến bộ trong học tập của học sinh dựa trên hình thức học theo dự án nhằm phát triển kiến thức tổng quan và kỹ năng ngôn ngữ, đánh giá dựa trên năng lực hoàn tất công việc, kỹ năng học tập hợp tác, và kết nối với thế giới ngoài thời gian ở trường;

Hỗ trợ cá nhân cho học sinh học tập dưới hình thức tư vấn viên sẽ làm việc trực tiếp với học sinh qua nhiều năm, hay nhóm các giáo viên những người biết làm thế nào để thiết kế cấu trúc giảng dạy hiệu quả và phân loại các hoạt động hỗ trợ học sinh, và kết nối với học tập qua cảm xúc xã hội, cũng như cung cấp các hỗ trợ xã hội khác;

Hỗ trợ cho các giáo viên học tập thông qua các cơ hội giúp họ chia sẻ và phân tích điều gì sẽ hiệu quả trong giảng dạy và điều gì không, để họ cải tiến khi cần, đồng thời các giáo viên có cơ hội hợp tác và phát triển năng lực bản thân thông qua việc học cách sử dụng giáo trình thích ứng với các học sinh có nhiều nền tảng khác nhau.

Trong những công đồng nghèo, rất nhiều trường đã cộng tác với những đối tác bên ngoài để thiết lập những hệ thống hỗ trợ học sinh và gia đình họ, bao gồm cả những dịch vụ về sức khỏe thể chất và tinh thần, trước và sau chương trình học ở trường, và các cơ hội học tập vào mùa hè nhằm giúp cho các học sinh đều có thể thành công. 

Xuyên suốt tất cả các hoạt động hỗ trợ học sinh trên đây, giáo viên cần cân bằng giữa những mong đợi kết quả học tập tốt cho tất cả học sinh của mình và sự nhạy cảm cá nhân của mình với những thách thức thực trong cuộc sống mang tính cá nhân của từng học sinh, để giáo viên có thể giúp học sinh của mình kiểm soát những trở ngại, phát triển tính kiên trì và trí tuệ mở mang.

Và cuối cùng, học sinh trở thành người học có những nguồn lực và khả năng khắc phục những sai lầm của mình – tất cả đều là những kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời.

Tạo dựng cơ hội công bằng để học sinh được học sâu 

Tin tốt lành là chúng ta đã biết nhiều hơn về việc cách nào có thể dạy tốt và đáp ứng yêu cầu của thế giới hôm nay. 

Tin xấu là những cơ hội học tập như thế này chỉ là với một số ít, không phải là luật lệ chung cho số đông học sinh mà các trường cần tuân thủ. 

Trong những tháng năm trước mắt, các trường sẽ cần thiết kế lại hệ thống của họ cho chương trình, đánh giá, tính minh bạch và giải trình, những hoạt động hỗ trợ giáo viên, và hỗ trợ tài chính cho các trường để theo đuổi mô hình trường mới nhằm phổ biến hơn giáo dục tới cộng đồng. 

Giờ đây, không chỉ máy tính kiểm tra bạn ở sân bay, robot sẽ làm hết thay bạn ảnh 3

Nước Mỹ sau 30 năm phổ cập đại học và những thách thức xã hội

….Ngoài ra, bởi vì các kỳ kiểm tra trước đây đã được thiết kế không phải để đo lường các kỹ năng (kỹ năng lao động cho thế kỷ 21 – người dịch), chúng ta cần nỗ lực để xây dựng hệ thống đánh giá mới mà có thể đánh giá tiến bộ của học sinh hướng đến những đánh giá mà đại học và nghề nghiệp, công việc yêu cầu sau này đòi hỏi. 

Các bang cần phát triển hệ thống đánh giá dựa trên những công việc mà  các bang cần đến và cũng cần cung cấp nhiều thông tin hơn về những kỹ năng cơ bản mà sinh viên cần có. 

…Tât cả những việc làm này có thể mở rộng cơ hội học tập. Nhưng tất cả cũng đều là chưa đủ để đảm bảo là cơ hội học tập trong thế kỷ 21 này được cung cấp cho tất cả các trẻ em của chúng ta.  

Quan trọng là, các bang và chính quyền liên bang cần giải quyết được sự bất bình đẳng trong cơ cấu các đối tượng học sinh mà nó đã tạo nên những khoảng cách về học tập và thành tích học tập của học sinh.  

Sự bất bình đẳng này cũng xuất phát chính từ việc cung cấp ngân sách liên bang cho các bang, các trường ở các quận không công bằng và sự chia rẽ trầm trọng học sinh dựa trên sắc tộc và tình trạng xã hội-kinh tế đã tạo nên một số lớn các trường ‘phân biệt chủng tộc” chỉ chuyên phục vụ cho học sinh nghèo và dân thiểu số.  

Mặc dù đất nước chúng ta đã nỗ lực rất nhiều để tránh việc bị chia rẽ, nhưng những trường học này (trường phân biệt chủng tộc - người dịch) cần được tạo dựng những cơ hội học tập tích cực cho học sinh để học sinh có thể có cơ hội tham gia vào nền kinh tế tri thức, giống như các học sinh ở những khu vực gia đình giàu có khác trên đất nước chúng ta.  

Những vấn đề này thực sự quan trọng và đấy là lý do mà cha mẹ người Mỹ gốc Phi ở Chicago đã thực hiện cuộc biểu tình nhịn ăn 34 ngày gần đây để đảm bảo quyền được tiếp tục và được thiết kế lại trường học cấp ba ở khu dân cư sao cho có thể mang chương trình giáo dục như trường Lãnh đạo Toàn cầu và Công nghệ Xanh dành cho thế kỷ 21 tới những cộng đồng bị lãng quên, nơi mà sinh viên thường không có được những giáo dục cơ bản. 

Cơ hội học tập công bằng và chuyên sâu cho mọi học sinh

Tháng trước, Viện Chính sách Học Tập, phối hợp cùng với Tổ Chức Công việc cho Tương Lai và Dự án Quyền Dân Sự…, tổ chức một cuộc trao đổi công khai với các nhà làm luật, các giáo viên, các nhà tình nguyện viên và những nhà lãnh đạo trong kinh doanh bàn về làm sao để tạo dựng được cơ hội học tập công bằng và chuyên sâu cho mọi học sinh. 

Cùng với đạo luật mới ESSA, đây là thời điểm để mở rộng cuộc đối thoại này để tìm lời giải, là bằng cách nào, các bang và các quận địa phương có thể tạo lập cơ hội học tập tuyệt vời này cho từng em bé.

Theo đó, thành công của cơ hội học tập cần được đo lường, không phải bằng điểm thi như chúng ta đã làm trong quá khứ, mà phải được đo lường bởi việc học sinh của chúng ta đã được chuẩn bị tốt như thế nào cho thế giới mà họ đang bước vào và làm sao để học sinh có thể tiếp tục phát triển các kỹ năng này và duy trì nó trong suốt cuộc đời.  

Bài viết được dịch từ tài liệu: https://learningpolicyinstitute.org/blog/now-we-confront-real-equity-challenge-providing-access-21st-century-learning

Nguyễn Thị Lan Hương (dịch)