LTS: Học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào những tháng cuối cùng của năm học, chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia diễn ra và đầu tháng 7. Tuy nhiên, việc học như thế nào để có thể đạt điểm cao trong kỳ thi đang trở thành áp lực không chỉ với thí sinh mà còn cả giáo viên.
Trong bài viết này, thầy giáo Nguyễn Văn Lự mạnh dạn chỉ ra phương pháp mà thầy cho rằng hiệu quả khi áp dụng nghiêm túc vào thời điểm “nước rút” này ở từng nhóm đối tượng học sinh.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả ý kiến của thầy.
Với khoảng 120 phút mỗi tối, không thể chia đều thời gian cho các môn trọng điểm. Học cuốn chiếu, học dứt điểm từng phần, không lặp lại, phải chăng là cách cần nhất, hiệu quả khi thời gian chỉ còn vài tuần?
Mông mênh biển kiến thức
Thầy cô nào cũng đều truyền lửa cho học sinh về môn học của mình. Có thể không phải 8 môn văn hóa cơ bản nhưng tất yếu vẫn gồm 3 môn theo khối thi và môn thứ tư, thứ năm trong tổ hợp xét điểm. Còn Nhà trường thì định hướng học sinh chăm chú đến các môn thi theo khối.
Kiến thức từng môn được cụ thể hóa trong Kế hoạch ôn luyện được phê duyệt bài bản mấy chục tiết, thậm chí gấp đôi chương trình chính khóa.
Nỗi khổ nhất để dạy từng ấy tiết giáo viên cần có khối lượng kiến thức, kỹ năng phong phú và toàn diện.
Mục tiêu tung hỏa mù ngay từ những bản Kế hoạch muốn trang bị kiến thức, kỹ năng để học sinh có thể làm được hết đề thi của Bộ GD&ĐT khiến thời khóa biểu của một vài trường trong tình trạng 6 ngày/tuần, học 4-5 môn, ngày nghỉ thì phải học bù.
Cứ như thế, học sinh đến trường luôn trong trạng thái căng như dây đàn. Bài tập đổ dồn lên học sinh quá nhiều, đứng trước biển kiến thức ấy, liệu học sinh chọn sẽ tiếp tục hay nhìn ngắm hay lảng tránh?
Học sinh khối D chăm chú làm bài thi Ngữ văn. Ảnh: Nguyễn Văn Lự |
Theo Bộ GD&ĐT cho biết, cấu trúc đề thi quốc gia 2016 giống như năm 2015 có tính phân hóa rõ ràng, điều này khiến nhiều học sinh hoang mang, lo lắng trước những hiểu biết, kỹ năng còn yếu kém của mình.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để làm bài là nắm chắc kiến thức, kỹ năng cơ bản thì học sinh lại lúng túng mà chỉ chú ý đến việc ôn luyện kiến thức nâng cao.
Chính vì vậy kết quả thi quốc gia 2015 không phải vô cớ mà nhiều thí sinh thủ khoa lại thuộc về những học trò không có điều kiện học thêm nghĩa là các em nắm chắc phần kiến thức cơ bản.
Bởi lẽ, khi học sinh mải mê luyện tập theo các bộ đề mà ít chú trọng vận dụng kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn thì kết quả sẽ không đạt điểm cao.
Cho nên, khi ôn thi thí sinh cần loại dần cách học theo dạng đề có sẵn, theo cách học thuộc bởi năm 2016, đề thi tiếp tục ở dạng mở, buộc thí sinh phải tự giác, độc lập, sáng tạo vận dụng kiến thức, kỹ năng trong việc giải quyết vấn đề.
Học sinh lớp 12 chuẩn bị kiểm tra khảo sát các môn Toán, Văn, Tiếng Anh(GDVN) - Sở GD&ĐT Hà Nội có công văn số 1575/SGD&ĐT-GDTrH cho các đơn vị trực thuộc về việc tổ chức kiểm tra khảo sát các môn Toán, Ngữ Văn và Tiếng Anh lớp 12. |
Hiện nay, tình trạng học sinh có kiến thức nhưng yếu, thiếu về mặt kỹ năng và ngược lại đang rất phổ biến.
Nhưng việc giải quyết chúng bằng cách tăng thời lượng ôn luyện ở trường, ở nhà, gia tăng số lượng bài tập đã đẩy học sinh vào tình trạng phải cố học, học thật nhiều… đây có thể sẽ là cách giết chết trí não học trò khoa học nhất.
Thời gian chỉ còn 6 tuần nữa, thầy cô và học sinh không thể giảng lại, học lại toàn bộ chương trình lớp 12, không thể trong mỗi buổi ôn thi đều có thể làm xong một đề.
Như vậy học cuốn chiếu, học dứt điểm từng phần sẽ là câu trả lời cho câu hỏi: “Học gì hôm nay?”.
Học theo cách “cuốn chiếu”
Trong điều kiện thời gian và năng lực cụ thể của thầy và trò thì học cuốn chiếu là cách dạy và học từng phần, từng chương, từng mảng kiến thức ôn tập xong sẽ cất gọn.
Thầy cô cần chia nhóm đối tượng theo lớp và theo môn để chọn nội dung nào nên ôn trước, bài nào ôn sau và phần nào có thể lướt qua. Tuy nhiên, cách ôn luyện cần nhẹ nhàng, vừa phải để học sinh hứng thú, chăm chỉ đừng biến giờ ôn luyện thành nơi thầy cô trổ tài còn học trò thì bơ phờ, mệt mỏi.
Chúng tôi và nhiều quý vị cũng cho rằng tự học là cách học tốt nhất vừa đảm bảo sức khỏe vừa đảm bảo sức học theo nhu cầu của học sinh.
Lựa chọn sai ngành nghề có thể đẩy thí sinh đến bi kịch cuộc đời(GDVN) - Dưới đây là lời khuyên của một người thầy, một người cha dành cho các bạn trẻ khi chọn lựa nghề nghiệp cho mình. |
Biết là vậy mà không hiểu tại sao một số nhà quản lý giáo dục và giáo viên lại chọn cách buộc học sinh phải ôn cả ngày, cả tuần? Học trò đang ôn luyện trong tình trạng sáng 5 tiết/2 môn, chiều 2 ca/2 môn, tối 2 tiếng học thêm ở nhà thầy cô hay tự học tại nhà.
Cứ như thế, học trò luôn trong tình trạng học khuya, mệt mỏi, buồn ngủ triền miên.
Chúng tôi rất buồn khi biết, có đồng nghiệp bài nào, phần nào cũng dạy, chúng tôi thương học trò mỗi ngày đều phải mang về một tập đề, càng nghỉ lễ càng nhiều bài phải làm.
Oái oăm thay, đề bài nào thầy cô cũng muốn học trò phải làm từ đầu đến cuối, câu nào không thể làm được nữa thì mới được để lại. Sự lãng phí thời gian, sức khỏe học trò như thế giống như có tội với lương tâm người thầy.
Sau đây, tôi gửi tới quý vị tham khảo kế hoạch học cuốn chiếu cho 3 nhóm học sinh theo lực học (6 tuần):
Nhóm học sinh |
Bốn tuần tháng 5/2016 |
Hai tuần tháng 6/2016 |
Khá giỏi |
Ôn và làm các câu dễ đến 6 điểm, không làm câu điểm giỏi. |
Chỉ học và làm câu điểm khá giỏi, không làm câu dưới 5 điểm. |
Trung bình |
Ôn và làm các câu dễ đến 5 điểm, không làm câu điểm khá giỏi. |
Chỉ học và làm câu điểm khá, không làm câu dưới 5 điểm. |
Yếu, kém |
Ôn và làm các câu dễ đến 4 điểm, không làm câu điểm khá giỏi. |
Chỉ học và làm câu đến điểm trung bình 5, không làm câu trên 5 điểm. |
Đối với nhóm học sinh yếu kém cần:
- Dành nhiều thời gian củng cố kiến thức, giúp đọc hiểu và nhận diện tránh nhầm lẫn và bỏ qua các bài dễ.
- Củng cố kỹ năng, thao tác, các thuật toán, cách trình bày diễn đạt…cần phải có.
- Cố gắng củng cố các kỹ năng suy luận, phán đoán, loại trừ (bài trắc nghiệm), mẹo tính toán, mẹo nhớ công thức định lỹ, mẹo tìm nghĩa của từ, mẹo phân tích đề bài, cách hiểu nghĩa của câu thơ, mẹo vẽ đồ thị, biểu bảng….
- Chú trọng vào các câu hỏi ở mức 2-3 điểm vừa sức.
Đối với nhóm học sinh trung bình: Đây là nhóm đối tượng lơ mơ cả về kiến thức và kỹ năng, môn nào cũng biết nhưng lại thiếu tự tin trong làm bài nên học sinh cần chú trọng những điều sau:
- Thận trọng củng cố kiến thức cơ bản từ đó lên kế hoạch ôn tập các kỹ năng huy động tri thức, cách trình bày, diễn đạt nhằm giúp học sinh chủ động trong cách làm bài.
- Giúp học sinh chú trọng đến các câu hỏi, cách giải bài tập đơn giản để các em tự tin, chưa vội bắt nhóm học sinh này vội làm các câu hỏi khá giỏi. Cứ ôn luyện như vậy đến tháng 6 sẽ nâng tầm lên các câu hỏi dành điểm khá.
Đối với nhóm học sinh khá giỏi: Đây là nhóm học sinh nhận thức tốt, diễn đạt, trình bày khá nhưng chủ quan, vội vàng nên hay mắc các lỗi về kỹ năng, kỹ thuật. Cho nên, học sinh cần:
- Dành nhiều thời gian củng cố các kỹ năng, kiến thức cơ bản để chắc chắn bài làm đạt điểm từ 5-7 điểm.
Do môn thứ 4 là môn không nằm trong khối học của các em nên phần lớn học sinh chỉ muốn đạt 3-4 điểm để chống điểm liệt.
Thầy giáo chỉ cách làm bài thi môn Địa lý đạt điểm cao(GDVN) - Việc giành điểm cao ở môn Địa là điều không khó nhưng để làm được thì thí sinh cần phải có phương pháp học và bám sát vào cấu trúc đề thi. |
Nếu thí sinh học theo khối tự nhiên thì các em làm các câu hỏi điểm giỏi khi bước sang tháng thứ 6 còn các em khối C, D thì cần dành nhiều thời gian cho việc trình bày và diễn đạt.
Riêng học sinh khối C thì việc nhớ kiến thức không quan trọng bằng hiểu. Khi hiểu đúng, hiểu được cơ bản hay sâu sắc bài học thì học sinh sẽ trình bày bài làm trôi chảy và sáng tạo.
- Khi bước vào tháng 5, học sinh cần bắt đầu cách dùng từ, viết câu viết đoạn và mạnh dạn bày tỏ hiểu biết tự luận (đối với môn xã hội); áp dụng công thức đến suy luận đơn giản, vận dụng công thức để biến đổi, sử dụng các mẹo thuật tính toán, dựng hình (môn tự nhiên) để kết thúc phần cơ bản nhất.
Với các môn theo khối chuyên đề thì buộc thí sinh cần phải bình tĩnh vận dụng kỹ năng để làm bài, giải từng bài khó vào thời gian trong tháng 6. Khi ấy, thí sinh không cần chú ý đến các bài dễ, bài mà đọc đề đã biết đáp số.
- Học trò vận dụng phương pháp hỏi đáp để tháo gỡ những hoài nghi như hình vẽ, ghi chú thế nào? Dẫn chứng trước hay phân tích trước? Tìm nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ như thế nào? Tuần cuối tháng 6 thì học sinh dành thời gian tổng kết các bài theo trình độ để chuẩn bị cho ngày thi đầu tiên.
Chắc chắn, mỗi học sinh sẽ chọn cách học hợp với năng lực, nhận thức của mình nhưng việc ôn tập theo cách cuốn chiếu sẽ phát huy được năng lực, nhu cầu thật của học sinh và khắc phục lỗi dạy, học lệch về chương trình, khối thi, lệch về kiến thức và kỹ năng vận dụng giải quyết những vẫn đề thực tiễn.
Giai đoạn về đích thì việc dạy và học ôn cuốn chiếu, kết thúc từng phần, từng tuần nếu được thực hiện nghiêm túc chắc chắn sẽ làm thầy và trò học vừa nhẹ nhàng mà vẫn mang lại hiệu quả.