ĐBQH Dương Trung Quốc |
Xung quanh vấn đề này, ngày 17/7 phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có trao đổi nhanh với đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Ông Quốc đã nói về động thái của Bộ GD&ĐT khi ban hành Thông tư 28 để sửa đổi Thông tư 24 về quy định trên là tốt. Nhưng một câu hỏi đặt ra sau sự việc này, theo ông Dương Trung Quốc đây không chỉ riêng Bộ GD&ĐT mà còn nhiều cơ quan khác thường ra những văn bản không sát với thực tế. “Rõ ràng với tư các là một Bộ thì người chịu trách nhiệm cao nhất phải là người đứng đầu. Qua sự việc này tôi thấy có gì đó không ổn ở Bộ GD&ĐT, thậm chí phải để cho xã hội phê phán mới chịu thay đổi...”. ông Dương Trung Quốc nói. Về vấn đề này, GS.Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, khi đã ra một văn bản quy phạm pháp luật thì phải chú ý tới tính thực tế, tính khả thi và phải chú ý xem văn bản đó đã bao quát được những trường hợp phổ biến hay chưa? Với những trường hợp cá biệt trong quy định vẫn có thể xử lí theo cách cá biệt, không thể nói “lí luận” của một số ý kiến cho rằng Thông tư 24 đưa ra trong tương lai có thể có Bà mẹ Việt Nam anh hùng 30 tuổi.
Ảnh Báo Quân đội Nhân dân. |
“Nếu ra quy định như vậy, các cụ hoạt động cách mạng trước tháng 1 năm 1945, lúc này đã 80-90 tuổi nhỡ các cụ vẫn thích đi học Đại học, thì với những trường hợp này Pháp lệnh ưu đãi những người có công đã quy định rõ. Nhưng thẩm quyền cho ưu tiên như thế nào thì vẫn thuộc Bộ GD&ĐT nếu có những trường hợp cá biệt đó xảy ra. Khi ra các quy phạm pháp luật cần phải chú ý tới những điều đó”. GS. Thuyết nêu quan điểm.
Trao đổi với giaoduc.net.vn, PGS Văn Như Cương chia sẻ, lúc đầu ông không tin vào tai mình khi nghe tới quy định này, nhiều người cho rằng đó là quy định mang tầm nhìn xa. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu ông cho biết không thể không buồn cười khi phần lớn các bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện nay đã “gần đất xa trời”, còn sức đâu mà đi học.
GS. Nguyễn Minh Thuyết đồng tình với quan điểm của ĐBQH Dương Trung Quốc khi cho rằng, hiện nay không chỉ ở Bộ GD&ĐT mà còn nhiều bộ, ngành khác có tình trạng ra những quy định không thực tế, mâu thuẫn và phi lí, trong khi đó mỗi bộ “sở hữu” một Vụ Pháp chế có chức năng chuyên môn về văn bản. Nhận định về sự việc này, GS. Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ, khi bàn hành một văn bản quy phạm pháp luật cần phải có phân tích chính sách, phải phân tích thực tế xem có những vẫn đề gì diễn ra để có sự điều chỉnh. Muốn có điều chỉnh phải phân tích được nguyên nhân, thực trạng. Khi đưa ra biện pháp điều chỉnh (ra văn bản quy phạm pháp luật) phải tính toán xem có thống nhất với hệ thống pháp luật hay không? Có tính khả thi không? Có gây tốn kém tiền bạc cho Nhà nước và nhân dân không? Đem lại lợi gì từ chỗ tốn kém đó? “Nếu đối chiếu với chính sách cộng điểm ưu tiên cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng hay những cán bộ có công với cách mạng trước tháng 1 năm 1945, nếu phân tích tính thực tế thì không có thực tế ở đây. Vậy thì ngay từ đầu không cần phải ra những quy định như Thông tư 24 nữa” GS Thuyết bày tỏ.
GS Nguyễn Minh Thuyết |
Vẫn theo GS. Thuyết, nếu trong thực tế có thể tưởng tượng ra một cụ già 80-90 tuổi đi thi đại học, mà cụ ấy lại là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cụ là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 1 năm 1945 thì quyền là ở Bộ GD&ĐT, bộ có thể hướng dẫn các trường trong trường hợp cụ thể để xử lí ưu tiên như thế nào” GS. Thuyết nêu quan điểm. Chiều qua, sau hơn 10 ngày ban hành Thông tư 24 về chính sách ưu tiên cho những người hoạt động Cách mạng trước tháng 1/1945 và chính sách ưu tiên cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi thi đại học, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 28 sửa đổi Thông tư 24 bỏ quy định ưu tiên trên. GS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết, đây là việc làm thể hiện thái độ dũng cảm, thấy sai phải sửa và không phải bô nào cũng làm được. Mong rằng, từ nay về sau không chỉ Bộ GD&ĐT mà còn các bộ, ngành khác trước khi ra văn bản hay quy định điều chỉnh hành vi trong thực tế phải làm tốt công tác phân tích chính sách để xem thực tế có cần hay không?
Khó cho Bộ GD&ĐT
Trao đổi với chúng tôi, một nguyên lãnh đạo (đề nghị không nêu tên) Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) cho biết, đây là vấn đề do Bộ LĐ TB&XH chủ trì. Bộ LĐ TB&XH trong khi ban hành đã đưa ra các đối tượng được ưu tiên, trong đó có những người tham gia hoạt động Cách mạng trước tháng 1 năm 1945 và Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những đối tượng này sẽ được hưởng ưu tiên gì khi thi đại học.
Theo vị này, gốc gác vấn đề là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ GD&ĐT chỉ vận dụng và đưa ra hướng dẫn.
“Xét về mặt lập pháp, nếu Bộ GD&ĐT không đưa nguyên như trong Nghị định 31 thì Thông tư của Bộ GD&ĐT lại to hơn Nghị định? Nhưng nếu đưa vào thì tính khả thi lại không có” nguyên lãnh đạo Vụ Pháp chế bày tỏ.
Quan điểm của vị này cho rằng, chính ra phải bức xúc thì khi ban hành Nghị định, Thông tư của Bộ trưởng ban hành chỉ là hướng dẫn các văn bản từ trên, lỗi ở đây không phải lỗi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Trao đổi với chúng tôi, một nguyên lãnh đạo (đề nghị không nêu tên) Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) cho biết, đây là vấn đề do Bộ LĐ TB&XH chủ trì. Bộ LĐ TB&XH trong khi ban hành đã đưa ra các đối tượng được ưu tiên, trong đó có những người tham gia hoạt động Cách mạng trước tháng 1 năm 1945 và Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những đối tượng này sẽ được hưởng ưu tiên gì khi thi đại học.
Theo vị này, gốc gác vấn đề là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ GD&ĐT chỉ vận dụng và đưa ra hướng dẫn.
“Xét về mặt lập pháp, nếu Bộ GD&ĐT không đưa nguyên như trong Nghị định 31 thì Thông tư của Bộ GD&ĐT lại to hơn Nghị định? Nhưng nếu đưa vào thì tính khả thi lại không có” nguyên lãnh đạo Vụ Pháp chế bày tỏ.
Quan điểm của vị này cho rằng, chính ra phải bức xúc thì khi ban hành Nghị định, Thông tư của Bộ trưởng ban hành chỉ là hướng dẫn các văn bản từ trên, lỗi ở đây không phải lỗi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Xuân Trung