LTS: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa về kinh tế, đã làm đảo lộn nhiều giá trị đã từng được xem là chuẩn mực trong đời sống cộng đồng.
Tuy nhiên nhiều người không ý thức được rằng: các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc đều có sức sống riêng, tạo nên bản sắc, tính đa dạng và sự khác biệt của chính dân tộc ấy.
Chính vì vậy mà người ta tiếp thu các tư tưởng văn hóa ngoại bang một cách ồ ạt, không có chọn lọc.
Hậu quả đương nhiên xét về mặt văn hóa là dễ tạo ra thói quen quên lãng truyền thống, mất phương hướng trong thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật, lối sống gấp gáp, không tình không nghĩa, không còn lý tưởng,... Điều đó là trái ngược với truyền thống dân tộc.
Vậy nền giáo dục của ta đã giáo dục truyền thống thực sự hiệu quả hay chưa?
Trong bài viết này Ths Trương Khắc Trà mạnh dạn chỉ ra kết quả đó. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Mục đích tối thượng của giáo dục suy cho cùng vẫn là tạo ra những cá nhân phù hợp với thời đại mình đang sống, nhưng sống trong bất bất cứ thời đại nào đi chăng nữa con người cũng không thể tách rời khỏi những giá trị nhân văn truyền thống với tư cách là yếu tố tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc giúp mỗi chúng ta không bị “hòa tan” khi hòa nhập.
Chẳng hạn như người Mỹ có chủ nghĩa thực dụng kiểu Mỹ, người Nhật có tinh thần võ sĩ đạo, người Đức có tinh thần “thép”, người Việt Nam có truyền thống bao dung, yêu hòa bình, ghét chiến tranh…
Con số đáng lo ngại theo khảo sát mới đây nguyện vọng đăng ký dự thi các môn của kỳ thi THPT quốc gia 2016, chỉ có hơn 8% học sinh chọn môn Lịch sử.
Học sinh Trường THPT Bến Tre (thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc) tìm hiểu truyền thống cách mạng, biển đảo quê hương qua các tác phẩm nghệ thuật. (Ảnh: Nguyễn Lượng/baovinhphuc.com.vn) |
Tuy nhiên dường như giáo dục hiện đại đã không mấy mặn mà với những giá trị nhân văn truyền thống của dân tộc trong một thời gian dài để rồi hậu quả của nó đã làm xã hội nơm nớp âu lo.
Giáo dục đào tạo luôn là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận cả nước, chúng ta đã nói quá nhiều về việc dạy như thế nào, dạy ra sao, học kiểu nào nhưng lại ít khi nói đến học cái gì, học như thế nào?
Chương trình học từ mẫu giáo lên đến đại học chủ yếu là truyền thụ những kiến thức mang tính hàn lâm mà chưa quan tâm đúng mực đến thời lượng cho việc truyền đạt những giá trị nhân văn truyền thống, chúng ta đã và đang tạo ra một thế hệ học trò giỏi về thi cử nhưng khiếm khuyết tâm hồn.
Hiện nay việc giáo dục những giá trị nhân văn truyền thống của dân tộc chủ yếu được giao phó cho môn Lịch sử, Đạo đức và Văn học, nhưng trong năm qua đề án tích hợp môn Sử một lần nữa gặp phải sự phản kháng của dư luận và các nhà khoa học, học sinh vẫn chán Sử, Sử vẫn chưa thể làm tròn thiên chức của mình với tư cách là bà mẹ đỡ đẻ cho tâm hồn.
Xây dựng một hệ “Giáo dục giá trị” tại Việt Nam(GDVN) - Hội thảo khoa học quốc tế “Giáo dục giá trị trong bối cảnh hội nhập” lần đầu tổ chức tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thu hút nhiều nhà nghiên cứu quốc tế |
Trong khi đó môn Đạo đức lại mất hút trong hàng loạt môn học được coi là quan trọng hơn như Toán, Lý, Hóa…chẳng có học sinh nào thích học môn Đạo đức vì không biết học để làm gì và vì nó là môn phụ!?
Với môn Văn, ngày càng phai nhạt dần trong thời buổi kinh tế thị trường khi các ngành kinh tế, kỹ thuật lên ngôi khiến cho môn học này rơi dần vào lãng quên vì học Văn không thể kiếm ra tiền, khó có thể sống được bằng nghề văn, xưa nay việc học văn nói riêng và ban C nói chung chỉ dành cho một số nhỏ không thể học được ban A, B!
Ở bậc đại học vẫn có môn “cơ sở văn hóa Việt Nam” nhưng không phải ngành nào cũng được học và ngành nào được học cũng sẽ học thấu đáo bởi nó chỉ là môn đại cương, được coi là môn phụ, hầu hết sinh viên học chủ yếu vì điểm số chứ không phải vì kiến thức văn hóa.
Với một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử, những giá trị nhân văn truyền thống vô cùng phong phú và đa dạng, tiếc thay chúng ta chưa thể phát huy được những giá trị đó để hun đúc và hình thành nên một con người hoàn hảo nhất.
Hậu quả của một thời gian dài chưa quan tâm đúng và đủ đến việc giáo dục những giá trị nhân văn truyền thống khiến chúng ta phải trả giá đắt, những vụ việc đã xảy ra trong suốt một năm qua là dấu hiệu của một xã hội đang xuống cấp trầm trọng về đạo đức văn hóa, nhất là giới trẻ, trào lưu cuồng “hậu duệ mặt trời” nhiều người trẻ vô tư khoác lên mình bộ quân phục nước ngoài với niềm tự hào, đã đặt ra câu hỏi phải chăng nước Việt thiếu những thần tượng lịch sử để giới trẻ noi theo? Hay giới trẻ đang khủng hoảng phương châm sống?
Cảm xúc thầy trò ở đảo Lý Sơn khi chiến tranh bảo vệ biển đảo vào sách lịch sử(GDVN) - Nghe được thông tin này, là người con của đất đảo, từng có Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải kiêu hùng, chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi và tự hào. |
Nền văn hoá Việt Nam thấm đẫm tinh thần nhân văn trước hết vì nó luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, luôn coi con người là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của tạo hoá.
Rất nhiều câu tục ngữ của ông cha ta đã thể hiện tư tưởng này, như “người ta là hoa của đất”, “người sống đống vàng”, “một mặt người bằng mười mặt của”…
Ấy vậy mà trên khắp đất nước này người ta sẵn sàng lao vào nhau ăn thua đủ, thậm chí đoạt mạng nhau vì một vài mâu thuẫn nhỏ, mạng người bỗng trở nên rẻ rúng trước những đòi hỏi quá đáng của sự ích kỷ, thiếu lòng vị tha bao dung.
Nguy hiểm hơn, vì thiếu vắng những giá trị nhân văn truyền thống nên một bộ phận không nhỏ người Việt ngày nay dường như thờ ơ, lãnh đạm với tình hình đất nước khi vừa qua Google công bố kết quả tìm kiếm trong năm qua của người Việt chỉ là những cụm từ giải trí rẻ tiền.
Giới trẻ, sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước, rồi đây họ sẽ làm chủ đất nước và đối xử như thế nào với những thần dân khi họ không được dạy và học rằng “dân như nước có thể đẩy thuyền, lật thuyền”, “dân là gốc” nên phải biết “khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ”…
Liệu chúng ta có còn là chính mình hay sẽ bị “hòa tan”, sẽ hội nhập như thế nào nếu chúng ta không giữ gìn được bản sắc truyền thống của dân tộc?
Con đường mà loài người đã đang và sẽ đi chính là hành trình hướng tới các giá trị nhân văn và hiện thực hoá nó trong thực tiễn. Do vậy, giá trị nhân văn luôn có ý nghĩa vĩnh cửu và phổ quát đối với mọi nền văn hoá.
Ai cũng biết rằng để tạo thành một cá nhân hoàn thiện cần có sự tác động biện chứng của gia đình, nhà trường và xã hội, nhưng trong đó vai trò của nhà trường với tư cách là yếu tố đại diện cho nền giáo dục luôn đóng vai trò quyết định.
Còn nhớ cách đây ít năm, tại London, đứng trước vụ bạo loạn dù không phải là vụ giết người man rợ như thế này, Thủ tướng Anh Cameron đã phải gọi đó là “tiếng kêu đánh thức nước Anh trước sự sụp đổ từ từ về đạo đức”. Nếu đem so sánh với xã hội ta lúc này đã phải đáng báo động hay chưa?