LTS: Bàn về đề Toán trong kỳ thi quốc gia vừa qua, nhà giáo ưu tú Trần Dư Sinh, nguyên chuyên viên Toán của một Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ ra một câu hỏi có đáp án chưa chính xác.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Bài toán lãi suất là bài toán thực tế khá quen thuộc với học sinh phổ thông, cũng như trong các kỳ thi máy tính cầm tay.
Đây là bài toán thực tế nên kết quả là gần đúng chứ không thể có kết quả hoàn toàn chính xác.
Do vậy câu dẫn trắc nghiệm của bài toán cũng phải chuẩn xác để kết quả chọn chỉ có một.
Bộ Giáo dục thừa nhận đề thi quốc gia năm 2018 khó hơn năm 2017 |
Trong bài toán lãi suất ở đề thi toán tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2018 ở mã đề 109 có nội dung như sau:
“Câu 16: Một người gửi tiết kiệm vào một ngân hàng với lãi suất 7,5%/năm.
Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi năm số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn để tính lãi cho năm tiếp theo.
Hỏi sau ít nhất bao nhiêu năm người đó thu được (cả số tiền gửi ban đầu và lãi) gấp đôi số tiền gửi ban đầu, giả định trong khoảng thời gian này lãi suất không thay đổi và người đó không rút tiền ra?”.
Câu này có trong các mã đề khác, chỉ sửa lại lãi suất: 6,1%; 6,6%; …
Lời giải thầy Trần Dư Sinh cung cấp. |
Như vậy, theo lời giải phía trên, không có lựa chọn nào đúng cả trong 4 lựa chọn: A. 12 năm; B. 10 năm; C. 9 năm; D. 11 năm.
Trong khi đó đáp án của Bộ công bố: Đáp án đúng là B. 10 năm.
Muốn đề chính xác đáp ứng ý đồ của bài toán, câu dẫn phải là:
“Hỏi sau ít nhất bao nhiêu năm người đó thu được (cả số tiền gửi ban đầu và lãi) hơn gấp đôi số tiền gửi ban đầu một ít, …”.
Đề nghị Ban đề thi của Bộ xem xét lại câu hỏi liên quan đến bài toán lãi suất như trên.