Khi được điều chuyển về công tác tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương, cô Lưu Thị Hải Yến cũng như bao đồng nghiệp rất vui: vui vì được chuyển công tác về gần nhà, vui hơn nữa là sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc gia đình.
Nhưng khi thực sự bắt tay vào công việc, nữ giáo viên sinh năm 1975 này mới cảm nhận được hết sự khó khăn, vất vả của việc dạy trẻ khuyết tật.
Để học trò thích học, cô Yến luôn dành thời gian gần gũi, thăm hỏi, động viên các con, sau đó chỉnh trang lại trang phục, đầu tóc, có khi là dỗ dành khi trẻ không muốn đi học để các con có tâm lí thoải mái nhất khi vào giờ học. (Ảnh: Nguồn từ chương trình Chia sẻ cùng thầy cô 2018)) |
Theo lời kể của cô Yến, hiện nay, Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Dương tổ chức nuôi dưỡng, quản lý, chăm sóc, giáo dục 605 trẻ khuyết tật.
Hàng năm số học sinh học văn hóa là 400 em, trong đó khoảng trên 60% trẻ khuyết tật có mức độ nặng và đặc biệt nặng.
Nhiều em đa tật, rối loạn phổ tự kỷ, tâm thần, thần kinh, tăng động,.. và đa số gia đình các em đều nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, thậm chí có gia đình có bố, mẹ, ông, bà cũng là người khuyết tật.
Chứng kiến và hiểu được điều đó, cô Yến và đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong Trung tâm luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ để các em thích học.
Riêng đối với bản thân cô Yến, cô luôn dành thời gian gần gũi, thăm hỏi, động viên các con, sau đó chỉnh trang lại trang phục, đầu tóc, có khi là dỗ dành khi trẻ không muốn đi học để các con có tâm lí thoải mái nhất khi vào giờ học.
Còn trong từng bài giảng, cô luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy để cuốn hút các em, tổ chức nhiều hoạt động học tập xen lẫn hoạt động trò chơi để lồng ghép kiến thức.
Tâm sự nhói lòng của cô giáo 9X nuôi ước mơ cho trẻ em khuyết tật |
Kiến thức được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một tiết học để các em tiếp nhận kiến thức một cách chủ động.
Cô Yến tâm sự, với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng, quan trọng hơn cả là những bài học cần phải gắn liền với cuộc sống.
Vì vậy trong từng nội dung học giáo viên phải chủ động gắn liên hệ thực tế, giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em có thêm nhiều kiến thức để áp dụng vào cuộc sống.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây số lượng trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ có chiều hướng gia tăng.
Lớp cô Yến có 12 học sinh, trong lớp có 02 em mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Có em bị mất ngôn ngữ, khả năng tương tác của các em với người khác vô cùng hạn chế, các em có nhiều hành vi bất thường trong giờ học như vỗ tay, la hét,...
“Đối với các em có dạng tật đặc biệt này, căn cứ vào khả năng thực tế của từng em, tôi xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân để có biện pháp giảng dạy cho phù hợp.
Trong quá trình dạy cho trẻ tự kỷ, tôi sử dụng nhiều hình thức, phương pháp giảng dạy như: thẻ tranh, ảnh, vật thật,... để giao tiếp với các em”, cô Yến tâm sự.
Ngoài ra, trong giáo dục học sinh, cô Yến thường xuyên chia sẻ với phụ huynh học sinh, hướng dẫn phụ huynh tham gia vào các hoạt động giáo dục của lớp, của Trung tâm để nâng cao hiệu quả giáo dục cho các em.
Năm tháng trôi đi, có những em gia đình chỉ nghĩ cho con đến Trung tâm để nhờ Trung tâm trông, giữ nhưng chỉ sau một thời gian học các em đã có những chuyển biến tích cực. Các em đã biết đọc, biết viết, biết chào hỏi thầy cô, cha mẹ,...
Nhiều phụ huynh đã rất vui và tin tưởng vào sự chăm sóc, giáo dục ở Trung tâm.
“Nhìn thấy sự tiến bộ rõ rệt của các em, nhìn thấy những niềm vui ánh lên từ đôi mắt của các em, của cha mẹ các em, chúng tôi những người thầy, người cô cảm thấy thật sự xúc động và tự hào vì đã đóng góp một phần nhỏ bé làm cuộc sống của các em tốt đẹp hơn”, cô Yến tự hào.
Được biết, vừa qua, cô Lưu Thị Hải Yến là một trong 48 giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô 2018”.