LTS: Thông tư 35 của Bộ GD&ĐT ra đời đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận, nhất là đối với những cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục.
Trong đó, có việc không chế 1/3 cán bộ quản lý được xét danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở. Tác giả Nguyên Cao băn khoăn rằng, liệu có phải Bộ đã nhìn thấy bất cập trong quá trình xét danh hiệu bấy lâu nay.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả ý kiến này.
Theo Thông tư 35 của Bộ GD&ĐT này mỗi đơn vị được xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở không quá 15% số cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến của đơn vị, trong đó bảo đảm không quá 1/3 là cán bộ quản lý.
Vì sao Thông tư 35 lại khống chế “không quá 1/3 là cán bộ quản lý”, phải chăng Bộ đã thấy được những “bất ổn” trong quy trình xét và đề nghị khen thưởng ở các đơn vị giáo dục trong thời gian qua?
Trong các hướng dẫn thi đua đối với ngành giáo dục có nhiều các tiêu chí ràng buộc cho từng danh hiệu thi đua nên phần lớn giáo viên ở các đơn vị cơ sở chỉ hướng tới hai danh hiệu chính là Lao động thi đua và Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Vì sao Bộ GD&ĐT lại khống chế lượng danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở? (Ảnh minh họa trên petrotimes) |
Các danh hiệu thi đua khác thì có lẽ nó “quá tầm với” nên giáo viên dù muốn cũng rất khó được xét và đề nghị khen thưởng.
Theo quy định lâu nay, đơn vị nào không được xét thi đua thì được xét không quá 50% cá nhân trong trường được xét danh hiệu Lao động tiên tiến, đơn vị được đề nghị xét Tập thể Lao động tiên tiến thì được xét 70% danh hiệu Lao động tiên tiến, đơn vị được xét đề nghị Tập thể Lao động xuất sắc thì được xét 80% Lao động tiên tiến.
Sau khi xét danh hiệu Lao động tiên tiến thì xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở với số lượng là 15% những cá nhân đã được xét và đề nghị được danh hiệu Lao động tiên tiến.
Xét đến tận cùng bản chất, sáng kiến kinh nghiệm có xấu không?(GDVN) - Chỉ khi nào các Ban giám hiệu, các giáo thầy cô giáo viết sáng kiến kinh nghiệm vì lương tâm và trách nhiệm với ngành thì mới có những sáng kiến đúng nghĩa. |
Để được xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở thì bắt buộc giáo viên phải có sáng kiến kinh nghiệm hoặc các thành tích quy đổi như giáo viên giỏi cấp huyện trở lên, có học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên hoặc có bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành…
Đối với cán bộ quản lí thì trong đơn vị quản lí của mình có người đạt giải sáng kiến kinh nghiệm. Và, người được xét đề nghị danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở phải có ít nhất 75 % phiếu bầu của Hội đồng xét thi đua khen thưởng.
Với hướng dẫn như trên thì một đơn vị nếu có 50 cán bộ công nhân viên khi đủ điều kiện để đề nghị danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến thì được xét 35 cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến và khoảng 5 cá nhân được xét đề nghị Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Với số lượng ít ỏi như vậy cho danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở mà trong đơn vị thì Ban giám hiệu đã có 3 vị, rồi Ban chấp hành công Đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội, khoảng 7-10 vị là Tổ trưởng chuyên môn, nhất là các vị này lại là nằm trong Hội đồng xét thi đua khen thưởng của đơn vị nữa nên cho dù giáo viên có nhiều thành tích đến bao nhiêu nhưng không đủ phiếu bầu thì hiển nhiên sẽ bị gạt ra ngoài.
Nhất là giáo viên đứng lớp còn ít tuổi nghề thường không có “uy” và “tầm ảnh hưởng” bằng các vị cốt cán hay các giáo viên có thâm niên lâu năm thì chuyện không được xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở cũng là điều dễ hiểu.
Cho dù bản thân giáo viên có khiếu nại, có làm gì gì đi nữa nhưng giấy trắng mực đen là anh không đủ phiếu bầu cũng phải đành chấp nhận một sự thật cho dù là… nghiệt ngã.
Bao giờ cũng vậy, sau mỗi kì xét thi đua và được cấp trên công nhận danh hiệu là nhiều đơn vị lại có vô vàn những lời bàn tán.
Thực hư chuyện cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm(GDVN) - Từ lâu, chuyện Sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục đã nói nói nhiều về sự bất cập nhưng đến giờ vẫn chưa có hồi kết. |
Nhất là nhìn lên cấp Phòng, Sở chỉ toàn là danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh, Bằng khen cấp tỉnh, cấp Bộ, Chính phủ…Những danh hiệu càng cao thì phải đốt đuốc mới thấy... giáo viên đứng lớp.
Nhiều cán bộ quản lí trong một năm học mà được xét và thưởng rất nhiều danh hiệu như: Chiến sĩ thi đua cơ sở, Bằng khen cấp tỉnh, Bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh, và các danh hiệu khác cao hơn nữa…
Bởi vì Ban giám hiệu thì có sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trong đơn vị, cán bộ Phòng thì các trường trực thuộc có sáng kiến kinh nghiệm, cán bộ Sở thì có các phòng có sáng kiến kinh nghiệm…
Nhiều giáo viên dưới cơ sở từng được đơn vị xét và đề nghị nhận Bằng khen cấp Bộ vì có giải sáng kiến kinh nghiệm, có học sinh giỏi đạt giải, được công nhận là giáo viên giỏi cấp Huyện hay cấp Thành phố và đã nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở nhưng khi lên đến Phòng thì bị trả lại hồ sơ bởi vì cấp trên khống chế mỗi Phòng giáo dục chỉ được xét cho 3 cá nhân mà những cán bộ quản lí thì có “đóng góp” nhiều hơn!
Cần lắm tấm gương của người thầy(GDVN) - “Các thầy, cô giáo không được đánh mất phẩm chất của mình, dù hoàn cảnh nào cũng phải là tấm gương cho học sinh noi theo” |
Việc khống chế 1/3 cán bộ quản lý được xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua có lẽ là Bộ đã nhìn thấy được những bất cập lâu nay của việc xét, đề nghị các danh hiệu thi đua khen thưởng.
Và, có lẽ sự khống chế này được xem là điểm nhấn sáng nhất của Thông tư 35 để có thể tạo động lực cho giáo phấn đấu.
Nhưng, rõ ràng các danh hiệu thi đua khác, cao hơn Chiến sĩ thi đua cơ sở cũng cần có những chỉnh sửa, bổ sung để tạo “sân chơi” cho giáo viên đứng lớp, chứ cứ nhìn mặt, nhìn tên mà xét như lâu nay thì e rằng…lãnh đạo lại khen lãnh đạo mà thôi!