Với sáng chế thông minh, đột phá này đã giúp đội của Lê Đình Nhật Khánh (sinh viên trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng) bước lên bục vinh quang, giành chức vô địch tại cuộc thi CDIO Academy 2017 vừa được tổ chức tại Trường đại học Calgary (Canada).
Đây là cuộc thi tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, bền vững đối với ngành tự động hóa, dự đoán và đưa ra các giải pháp để xử lý những vấn đề của ngành tự động hóa trong tương lai
với sự tham gia của sinh viên đến từ các trường đào tạo về khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới của 15 quốc gia như: Canada, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Thụy Điển.
Tham dự cuộc thi CDIO Academy 2017, đoàn Việt Nam có năm sinh viên đến từ trường Đại học Duy Tân và Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng.
Sáng kiến vô địch CDIO Academy 2017
Theo yêu cầu của cuộc thi, sinh viên từ các đoàn sẽ tách ra để thành lập một nhóm mới với các thành viên đến từ các nước khác nhau tham gia dự thi.
Lê Đình Nhật Khánh (ngoài cùng, bìa trái) cùng các thành viên nhóm Jet Lagged. |
Trong đó, Lê Đình Nhật Khánh (Khoa đào tạo quốc tế, trường Đại học Duy Tân) cùng các thành viên của các trường đại học Đài Loan, Nga, Canada tổ chức thành nhóm Jet Lagged.
Chủ đề của cuộc thi hướng đến việc tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, bền vững đối với ngành tự động hóa, dự đoán và đưa ra các giải pháp để xử lý những vấn đề đặt ra khi có sự cố.
Ban tổ chức đưa ra đề thi: “Trong tương lai xe tự động sẽ gặp những vấn đề gì và giải pháp để giải quyết các vấn đề đó”.
Cánh tay robot viết ước mơ cho trẻ khuyết tật(GDVN) - Chứng kiến nỗi đau, sự nhọc nhằn của những bạn trẻ khuyết tật, nhóm chế tạo Robotica đã chế tạo nên cánh tay “robot” để giúp các em viết tiếp những ước mơ. |
Chỉ trong bốn ngày, các thành viên nhóm Jet Lagged của Khánh đã cùng nhau tìm hiểu, phát hiện điểm mạnh của nhau để vừa xây dựng đội hình, ý tưởng cùng sản phẩm demo (prototype)… và trình bày trước hội đồng giám khảo.
Khánh cho biết, hệ thống cảm biến hiện tại trên xe tự lái còn nhiều hạn chế nên dự án của nhóm dùng một hệ thống cảm biến để có thể điều tiết giao thông suốt và giúp cho các phương tiện có thể liên lạc được với nhau một cách thuận tiện nhất.
Từ đó giảm thiểu được tai nạn, tiết kiệm chi phí và hỗ trợ cho người tham gia giao thông cùng với các phương tiện tự lái một cách đầy đủ nhất.
“Dự án được hội đồng ban giám khảo đánh giá cao với những tính năng vượt trội như: tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế tai nạn, hỗ trợ hệ thống giao thông thuận tiện.
Cùng với đó là khả năng đồng bộ thông tin giữa các xe tự lái, giảm thiểu chi phí phát triển xe tự lái) và cách trình bày thuyết phục” Khánh chia sẻ.
Kết quả chung cuộc, dự án "Unified sensor system" của nhóm Khánh đã xuất sắc giành cúp vô địch cuộc thi CDIO Academy 2017.
Cơ hội giao lưu, học hỏi với bạn bè quốc tế
Chia sẻ sau khi trở về từ cuộc thi, Khánh nói: “Cuộc thi đã giúp em và các bạn có thêm trải nghiệm, nâng cao các kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giải quyết vấn đề, cách áp dụng phương pháp CDIO và SUIT (chia sẻ - thấu hiểu - hoà nhập - đồng lòng) vào làm việc nhóm.
Đại diện nhà trường tặng hoa chúc mừng các sinh viên tham dự cuộc thi CDIO Academy 2017. Ảnh: TH |
Cách phân chia công việc, tiếp cận với công nghệ về xe tự lái và trí tuệ nhân tạo... Đó thực sự là những kinh nghiệm vô giá.
Là một sinh viên của đại học Duy Tân, em rất vui và tự hào vì đã được nhà trường tạo cơ hội.
Hỗ trợ cho em được tham gia và đạt được thành công ngày hôm nay. Em rất mong nhà trường có thể tiếp tục tạo thêm các sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên trong tương lai”.
Giải thích về sự sắp xếp các thành viên đến từ nhiều trường khác nhau trên thế giới trong cùng một đội để hoàn thiện ý tưởng trong một khoảng thời gian rất ngắn,
“Biệt đội đặc nhiệm” vá lỗ hổng công nghệ(GDVN) - “Sau khi tìm ra lỗi trên website, biệt đội công nghệ nhận lệnh tấn công vào lỗ hổng ấy nhằm mục đích chiếm quyền sử dụng nó”. |
Khánh cho biết, ban tổ chức muốn đánh giá khả năng thích nghi, tính nhạy bén khi xử lý công việc trong môi trường quốc tế cũng như kỹ năng làm việc nhóm của người kỹ sư tương lai.
Đây cũng là những kỹ năng quan trọng nhất mà mô hình giảng dạy CDIO hướng đến (Conceive - hình thành ý tưởng, Design - thiết kế ý tưởng, Implement - thực hiện, Operate - vận hành).
Trực tiếp dẫn đoàn sinh viên trường Đại học Duy Tân tham dự cuộc thi, Tiến sĩ Trần Nhật Tân – Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí (Đại học Duy Tân) cho biết:
"Những năm gần đây, việc sinh viên Duy Tân liên tiếp giành các giải cao tại các cuộc thi quốc tế đã khẳng định tài năng, bản lĩnh và sự trưởng thành trong công cuộc hội nhập quốc tế của nhà trường.
Từ chiến thắng tại cuộc thi lần này, sinh viên Duy Tân sẽ có thêm lòng tự tin trên các đấu trường quốc gia cũng như quốc tế.
Giải thưởng lần này và những năm trước đó sẽ là động lực khuyến khích hơn nữa hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong cộng đồng sinh viên”