Đó là một trong những câu lệnh luyện tập thường xuyên của hai đội tuyển công nghệ Trường Đại học Duy Tân, đại diện duy nhất của khu vực miền Trung chuẩn bị tham dự cuộc thi “sinh viên với an toàn thông tin” sẽ diễn ra vào ngày 2/12 tại Hà Nội.
Những “chiến sĩ an ninh mạng” tương lai
Những ngày này, hai nhóm công nghệ thông tin do Nguyễn Oanh Thương (đội 1) và Nguyễn Xuân Phúc (đội 2, Khoa công nghệ - thông tin) “chỉ huy”, miệt mài luyện tập các phương án để chuẩn bị cho cuộc so tài sắp tới.
"Đội đặc nhiệm" công nghệ ISIT DTU-1 luyện tập các phương án tác chiến chuẩn bị cho cuộc thi sắp tới tại Hà Nội. (Ảnh: An Nguyên) |
Trước màn hình máy tính, mỗi thành viên cặm cụi ghi chép, chi chít các thuật toán mà người ngoài nhìn vào đã thấy hoa mắt, chóng mặt. Lâu lâu, các bạn quây tròn lại hội ý, bàn bạc rồi lại tách ra để chạy chương trình của riêng mình.
Internet vạn vật, công nghiệp 4.0 và Giáo dục(GDVN) - Ngày nay, IoT (internet vạn vật) và công nghiệp 4.0 đang là từ khóa được nhiều người nhắc đến. Vậy nó có những tác động đến nền giáo dục như thế nào? |
Thương chia sẻ, thời gian còn rất ít nên các bạn phải tranh thủ luyện tập ngày đêm. Cứ sau mỗi giờ học, tụi em lại tập trung ở phòng thực hành để dàn quân “đánh trận”.
Được thành lập gần hai năm nay, hai “đội đặc nhiệm” do Thương và Phúc làm đội trưởng được xem là tinh hoa của Khoa công nghệ thông tin. Các bạn đã trải qua nhiều đấu trường và gặt hái nhiều thành công.
Trước đó, ngày 5/11, tại vòng sơ khảo cuộc thi sinh viên với An toàn thông tin diễn ra ở ba đầu cầu gồm: Học viện Kỹ thuật Quân sự (Hà Nội), Đại học Tôn Đức Thắng (TP.HCM) và Đại học Duy Tân (Đà Nẵng).
Vượt qua hàng loạt những “đội đặc nhiệm” sừng sỏ của các Trường như: Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Thông tin liên lạc Nha Trang (Khánh Hòa), Đại học FPT..., hai đội của Phúc và Thương đã giành hai chiếc vé đại diện cho khu vực miền Trung ra đấu trường quốc gia.
Theo ban tổ chức, an ninh mạng là một vấn đề nóng trong bối cảnh thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc đào tạo, huấn luyện những “chiến sĩ an ninh mạng” cho tương lai là cần thiết và cấp bách.
Đam mê vá lỗ hổng
Giới thiệu về các “chiến sĩ” trong biệt đội, đội trưởng Thương nói “Đội tụi em được đặt tên là ISIT-DTU1 gồm năm thành viên: Võ Viết Tùng, Võ Thừa Phúc Nguyên, Nguyễn Hoàng Cung và em. Mỗi người lại đảm trách một mảng riêng như: Web, Forrencit, Crifto...”.
Các thành viên đội Buff – DTU2 cũng lên phương án luyện tập của riêng mình. (Ảnh: An Nguyên) |
Còn đội của Phúc là Buff – DTU2 gồm các bạn: Đào Tuấn Anh, Nguyễn Nhật Hoàng, Võ Văn Bi và Phúc. Đây là đội đạt giải nhì cuộc thi khu vực miền Trung (sau đội của Thương) với số điểm 870 điểm.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi xác định lại vai trò của người thầy(GDVN) - Giáo viên ở thế kỉ XXI cần hiểu rằng sự thay đổi là sống còn và phải chấp nhận, chuẩn bị cho mình phát triển. |
“Hầu hết, các đội tham gia đều chuẩn bị rất kỹ càng. Mỗi đội lại giỏi về một kỹ năng riêng nên tụi em phải luyện tập, chiến đấu rất căng thẳng” Nguyên (thành viên đội ISIT-DTU1) cho biết.
Lúc luyện tập, mỗi đội lại đặt ra những bài tập và phương án xử lý riêng. Những “ca” khó thì cả hai nhóm cùng hợp tác, tìm ra đáp án.
“Các lỗi công nghệ ngày càng khó và phức tạp. Có trường hợp chương trình phát sinh hàng trăm lỗi nên việc tìm ra nó cũng rất khó khăn. Tìm ra đã khó nhưng tấn công vào đó còn khó hơn”.
Thương nói thêm, có những chương trình đạt chuẩn cao thì hai đội tìm cả mấy ngày liền cũng không ra lỗi. “Khi đã tìm ra được lỗ hổng thì mình sẽ hiểu được cơ chế hoạt động của nó, từ đó việc vá lỗ hổng cũng đơn giản hơn”.
Bật mí về khả năng của hai đội, Phúc cho hay, ngoài niềm đam mê công nghệ thông tin thì mỗi thành viên đều phải tự học, tự tìm kiếm, cập nhật các thông tin mới nhất về công nghệ.
“Việc tìm kiếm, phát hiện, tấn công hay vá các lỗ hổng công nghệ thì không có một giáo trình cụ thể nào hướng dẫn. Từ các kiến thức cơ bản, mỗi người lại vận dụng và phát triển nó thành kỹ năng riêng của mình” Phúc cười nói.