Đại học Duy Tân kiến nghị Đà Nẵng hỗ trợ cơ chế, cơ sở vật chất

12/05/2017 08:26
Tấn Tài
(GDVN) - Đại học Duy Tân đặt ra mục tiêu chiến lược đến năm 2022 sẽ lọt vào top 300 trường đại học của châu Á và xa hơn là top 150 vào năm 2025.

“Để thực hiện được mục tiêu trên, trường phải đề ra kế hoạch chi tiết các vấn đề cần thành phố Đà Nẵng hỗ trợ đầu tư như: cơ chế chính sách, đất đai, nguồn nhân lực…” – Phó Bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng Võ Công Trí nêu vấn đề trên tại buổi làm việc với Đại học Duy Tân ngày 10/5.

Kiến nghị thành phố hỗ trợ nhà trường

Tại buổi làm việc, Tiến sĩ Võ Thành Hải – Phó hiệu trưởng nhà trường đã báo cáo với lãnh đạo thành phố những kết quả đạt được cũng như những khó khăn vướng mắc gặp phải trong thời gian qua.

Đại diện chính quyền thành phố Đà Nẵng làm việc với Đại học Duy Tân để lắng nghe, chia sẻ những khó khăn. Ảnh: TT
Đại diện chính quyền thành phố Đà Nẵng làm việc với Đại học Duy Tân để lắng nghe, chia sẻ những khó khăn. Ảnh: TT

Trong đó, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp của nhà trường luôn ở mức cao, khoảng 92,7% (2017) và tăng dần qua các năm.

Nhà trường đã đào tạo hàng chục ngàn kỹ sư, cử nhân có trình độ cao, cung cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.

“Nếu như cách đây vài năm, Đại học Duy Tân có rất ít đề tài nghiên cứu khoa học được công bố quốc tế.

Đại học Duy Tân kiến nghị Đà Nẵng hỗ trợ cơ chế, cơ sở vật chất ảnh 2

Thủ tướng: "Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã có sự chuyển mình, đã có lối ra"

(GDVN) - Thủ tướng đề nghị Đại học Đà Nẵng nên xung phong đi đầu trong lĩnh vực tự chủ, tự trị đại học để góp phần vào sự chuyển mình của nền giáo dục nước nhà.

Thì năm năm trở lại đây, Trường đã xây dựng được đội ngũ nghiên cứu viên cao cấp, gồm nhiều Tiến sĩ tốt nghiệp từ Mỹ, Pháp, Hàn Quốc… Số lượng nghiên cứu khoa học được công bố quốc tế của trường tăng nhanh theo từng năm” thầy Hải cho hay.

Đến nay, Đại học Duy Tân đã có 36 đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố/Bộ, 20 đề tài Nafosted, 2 đề tài được nước ngoài tài trợ, 486 bài báo đăng tạp chí thuộc ISI và Scopus, 1 tạp chí khoa học và công nghệ cấp quốc gia có chỉ số ISSN (2012).

Trường cũng đã chủ động áp dụng nhiều mô hình, phương pháp học tập tiên tiến trên thế giới ở nhiều ngành học khác nhau.

Tuy nhiên, nhà trường cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía chính quyền thành phố.

“Về tài chính, nguồn thu chủ yếu vẫn từ học phí. Nhà trường chưa được hưởng những khoản vay ưu đãi của thành phố, trung ương.

Khó khăn nhất vẫn là hạ tầng, cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng tiêu chuẩn diện tích đề ra là phải có 25m2/sinh viên” thầy Hải nói.

Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ – Hiệu trưởng nhà trường cũng bày tỏ mong muốn thành phố tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ về cơ sở vật chất, đất đai bởi diện tích nhà trường hẹp, manh mún, nằm rải rác ở nhiều nơi.

Cụ thể là bố trí hơn 30 hecta ở khu vực dọc đường Hoàng Văn Thái (xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng) để xây dựng hệ thống trường, lớp, phòng nghiên cứu…

Ngoài ra, trường cũng mong muốn được mua lại các nhà công sản (các trụ sở ban nghành cũ của ủy ban) để xây dựng nhà điều hành, quản lý chung.

Thành phố sẽ lưu tâm

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Đặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho rằng, để thực hiện mục tiêu chiến lược mà trường đề ra thì Đại học Duy Tân phải đưa ra một kế hoạch chi tiết các vấn đề cần thành phố hỗ trợ đầu tư như: đất đai, nhân lực, nguồn vốn…

Đại học Duy Tân kiến nghị Đà Nẵng hỗ trợ cơ chế, cơ sở vật chất ảnh 3

Tình trạng dạy thêm không đúng quy định tại Đà Nẵng

(GDVN) - Vẫn còn xảy ra tình trạng dạy thêm không đúng quy định, một số nơi tổ chức dạy văn hóa đối với học sinh tiểu học.

Để tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố, đặc biệt dưới hình thức đào tạo quốc tế tại chỗ, nhà trường cần liên kết, phối hợp với các Sở, ban ngành nhằm đề xuất các đề tài đúng định hướng, có giá trị ứng dụng trong thực tiễn.

Ông Võ Công Trí - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của Đại học Duy Tân đối với sự phát triển của thành phố.

Trong thời gian tới, nhà trường xác định phát triển trường theo định hướng “đào tạo gắn liền với nghiên cứu cơ bản và ứng dụng”.

Tuy nhiên, việc xác định định hướng phát triển phải gắn liền kế hoạch đào tạo một cách tương thích, tránh việc tuyên bố định hướng phát triển một đằng nhưng đào tạo một nẻo.

Ông Trí nói thêm, nhà trường phải tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng.

Đồng thời hoàn thiện chương trình đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế, đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn với nhu cầu thị trường lao động.

Về việc mở rộng các ngành nghề đào tạo của nhà trường phải gắn liền với nhu cầu của thị trường, nhu cầu từng ngành nghề mà các doanh nghiệp cần trong thực tiễn hiện tại và tương lai.

Đặc biệt quan tâm đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, không ngừng đổi mới tư duy trong dạy và học…

Sinh viên ra trường không những có việc làm mà còn có khả năng tạo việc làm, góp phần xây dựng hệ sinh thái quốc gia khởi nghiệp.

Phó Bí thư thường trực thành ủy Đà Nẵng cũng cho biết, liên quan đến các kiến nghị của nhà trường sẽ giao các sở, ngành liên quan phối hợp, hỗ trợ nhà trường trong thực hiện các thủ tục đấu thầu đất.

Riêng vị trí trường đề nghị được thuê đất để xây dựng trường đại học tại khu đất dọc đường Hoàng Văn Thái (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang), ông Trí đề nghị trường sớm phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định.

Tấn Tài