LTS: Đánh giá về bộ đề thi minh họa 14 môn cho kì thi Quốc gia 2017, thầy giáo Trần Trí Dũng (một giáo viên ở Quảng Ninh) đã có những góp ý trên cả phương diện nội dung và hình thức.
Về nội dung, thầy góp ý đề thi minh họa chưa thực sự hay, chưa theo dạng tổ hợp và khơi gợi được sự hứng thú cho học sinh.
Còn về hình thức, nhiều môn đặc biệt môn Toán nhiều câu tuy theo dạng trắc nghiệm nhưng lại yêu cầu thí sinh trình bày như đề tự luận, trong đó nhiều câu không rõ vấn đề hỏi, dễ tạo cho thí sinh lúng túng trong cách hiểu.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Ngày 5/10/2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố đề thi minh họa cho Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2017.
Theo đó đề thi minh họa có tất cả 14 đề thi cho các môn thi tương ứng.
Công bố 14 đề thi minh họa trong kỳ thi quốc gia 2017 |
Khi khảo sát bộ đề thi, đặc biệt là các đề thi trắc nghiệm khách quan, có thể nhận thấy các đề thi đã thể hiện một yêu cầu toàn diện về kiến thức đối với học sinh.
Các câu hỏi thi trong các đề thi nói chung đã đặt ra yêu cầu về tư duy, đòi hỏi học sinh phải thực sự nắm vững kiến thức mới làm được được bài, thể hiện tính tích cực trong khâu ra đề cho yêu cầu học tập và giảng dạy, đặc biệt là nhiều câu hỏi phải đảm bảo độ sâu về kiến thức, vững vàng về kỹ năng mà không thể làm mẹo hoặc lựa chọn trên dựa trên cảm tính để trả lời.
Về nội dung của đề thi đã có không có sự đòi hỏi cao đối với thí sinh.
Tuy nhiên, xét trên cơ sở khoa học, tôi thấy có một số vấn đề cần trao đổi, để từ đó Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể nhìn nhận lại, tham khảo và rút kinh nghiệm khi ra đề thi chính thức cho học sinh trong kỳ thi tới.
Thứ nhất, theo phương án xét tuyển và thi chính thức thức cho mùa thi năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là với chủ trương sẽ có 5 bài thi, trong đó có hai bài thi trắc nghiệm khách quan dưới dạng tổ hợp cho các môn Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học) và tổ hợp các môn Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân), tuy nhiên trong các đề thi minh họa được công bố thì lại không có đề thi nào dưới dạng tổ hợp môn học như phương án đã công bố.
Với cách làm như thế, học sinh sẽ không được làm quen với đề thi mẫu cho bài tổ hợp môn học, mà đây lại là kiểu bài thi mới lần đầu tiên được thực hiện trong kỳ thi năm 2017 này. Bởi lẽ, học sinh phải cần được làm quen trước với mẫu đề thi tổ hợp các môn học ở dạng này.
Thứ hai, về hình thức đề thi là chưa thực sự hay, chưa kích thích được tư duy của học sinh, đặc biệt là đề thi các môn Khoa học Tự nhiên. Cụ thể, ở đây tôi có thể dẫn ra một số ví dụ về cách ra đề.
Như thế, với cách sử ngôn từ này đã kích thích được tư duy cua học sinh.
Thứ ba, về hình thức các câu hỏi trong từng đề thi cụ thể.
Chúng ta đã biết, hiện nay trong việc thi cử có hai hình thức phổ biến là thi tự luận và thi trắc nghiệm khách quan.
Thi tự luận là hình thức thi học sinh phải luận giải và trình bày cách làm của mình, hay thể hiện cách giải bằng lời lẽ cụ thể.
Thi trắc nghiệm khách quan là hình thức thi không phải trình bày cách làm hay cách giải mà chỉ cần lựa chọn đáp án đúng trong số các đáp án đã cho trước ở đề thi. Theo cách hiểu truyền thống, theo yêu cầu khoa học, cho dù thi theo hình thức nào thì đề thi cũng là sự thể hiện của câu hỏi hay yêu cầu đề nghị người thi phải trả lời nhằm mục đích kiểm tra kiến thức, năng lực khả năng tư duy, sáng tạo... của người thi.
Do đó, một đề thi đạt chuẩn phải đảm bảo yêu cầu này. Tuy nhiên, khi khảo sát có thể nhận thấy rất nhiều các câu cụ thể trong một số đề thi minh họa đã không đảm bảo được yêu cầu mang tính khoa học và thực tiễn này.
Cụ thể:
Với những câu hỏi này thì thực chất người ra đề đã yêu cầu thí sinh phải giải chứ không phải là yêu cầu lựa chọn đáp án đúng trong số các đáp án đã cho. Do đó, đây thực chất là một câu hỏi theo kiểu tự luận mà thí sinh phải trình bày cách làm. Như thế, cách ra đề này là không đảm bảo yêu cầu về mặt khoa học.
Với tất cả những câu hỏi này thì thực là yêu cầu học sinh phải thể hiện sự tính toán cụ thể và có lẽ sau đó mới là lựa chọn đáp án đúng (!). Như thế, đây là một câu hỏi thi tự luận chứ không phải là trắc nghiệm.
2. Trong các đề thi của các môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân có rất nhiều các câu mà không thể hiện được rõ là câu hỏi hoặc những yêu cầu đề nghị cụ thể.
Có thể dẫn ra đây một câu trong đề thi một Lịch sử như sau:
Có thể nhận thấy, nếu ghép câu ban đầu với các câu ở các đáp án sẽ cho một câu phức hợp hoàn chỉnh, nhưng như thế về hình thức là đã không thể hiện được câu hỏi hay yêu cầu đề nghị cụ thể, do đó không thể hiện được tính chất của một đề thi theo cách hiểu truyền thống.
Vấn đề cũng xảy ra tương tự đối với đề thi các môn Địa lý và Giáo dục công dân.
Tất nhiên đây chỉ là những đề thi minh họa, nhưng cho dù thế cũng vẫn phải thể hiện cho đúng chuẩn mực về mặt khoa học để tránh làm học sinh lúng túng và giúp định hướng kế hoạch học tập.
Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thiết phải xem xét khâu ra đề thi cho hoàn chỉnh đối với đợt thi chính thức năm 2017.