Hành vi của phụ huynh là vi phạm Công ước quyền trẻ em
Bà Ninh Thị Hồng-Ủy viên Thường vụ, thường trực Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho hay, sự việc dẫn đến hơn 500 học sinh xã Hương Bình, Hương Khê, Hà Tĩnh là điều đáng tiếc, đáng tiếc vì do người lớn làm chưa đầy đủ trách nhiệm của mình dẫn đến trẻ em bị thiệt thòi.
Hành động của người lớn qua sự việc này đã vi phạm một trong 4 nguyên tắc của Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Theo đó, làm gì cũng phải nghĩ tới vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Bên cạnh đó Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam cũng khẳng định ưu tiên những điều tốt nhất cho trẻ em.
Bà Ninh Thị Hồng lấy làm tiếc về sự việc ở Hà Tĩnh. |
“Tôi cho rằng làm gì thì làm cũng phải đặt lợi ích tốt nhất cho trẻ em lên hàng đầu, sự việc này là điều đáng tiếc vì người chịu ảnh hưởng lại chính là trẻ em” bà Hồng cho biết.
Cũng theo bà Ninh Thị Hồng, học sinh nghỉ học sẽ có suy nghĩ khi các bạn cùng trang lứa được đi học mà mình lại không được đi thì sẽ ảnh hưởng tới tâm lý học sinh. Sẽ có một điều ngỡ ngàng ở đây, các em sẽ không thể hiểu được vì sao mình lại không được đi học? Theo bà Hồng, điều đó người lớn đang làm tổn thương từ tình cảm tới tâm lý học sinh.
“Có thể người lớn nói ra nhiều lý do, nhưng nhiệm vụ của các em là đi học, là phải ngoan, nhưng các em không được đi học. Lý do do ai chưa cần biết nhưng bản thân các bạn khác được đi học mà mình không được đi học thì đó đã làm tổn thương các em. Phía Hội bảo vệ quyền trẻ em thấy rằng đây là sự việc rất đáng tiếc, đã không thực hiện đúng với Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Trong mọi công việc chúng ta cần đặt trẻ em lên trên hết, ở đây chúng ta chưa làm được điều đó” bà Hồng lên án.
Bài họâp sâu sắc cho cả ngành giáo dục và các cấp
Qua sự việc này theo bà Ninh Thị Hồng, trách nhiệm của người lớn trước hết là chính quyền địa phương và ngành giáo dục của tỉnh. Bà Hồng cho rằng, bất cứ một chủ trương, đề án di chuyển trường, sáp nhập trường thì các cơ quan cũng nên lắng nghe ý kiến mọi phía. Bên cạnh đó, cần tôn trọng ý kiến của người dân, chủ trương này cần được công khai đưa ra bàn rộng rãi, xin ý kiến của phụ huynh, và chính học sinh cũng cần được tham gia vào việc lấy ý kiến.
Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em có nêu cần phải tôn trọng ý kiến của trẻ em, trẻ em được phát biểu ý kiến của mình. Theo bà Hồng, khi lấy ý kiến xong lúc đó mới đưa ra cân nhắc, có lộ trình thực hiện, không nên vội vàng, bên cạnh đó có tuyên truyền, vận động, thuyết phục.
Theo Ủy viên Thường vụ, thường trực Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, đây là một chủ trương đang thực hiện nhưng phụ huynh lại bắt con em mình nghỉ học, trẻ em còn nhỏ chưa hiểu biết chuyện gì nhưng vô hình chung các em hiểu đây là một hình thức chống đối, tạo ra một tư tưởng không tốt trong đầu trẻ em.
Ở đây trách nhiệm của các bậc phụ huynh không tốt, đang tạo một ý thức ngay từ nhỏ cho học sinh “không chấp hàng, đấu tranh một cách tiêu cực”.
“Chúng tôi muốn nói với các bậc phụ huynh, các vị làm như vậy điều thiệt đầu tiên chính là con em các vị thiệt, học sinh tự dưng không theo được chương trình học, tự dưng có một cái nếp trong đầu, sau này bảo con phải là người tốt, người tốt phát nghe lời bố mẹ, ra trường nghe lời thầy cô giáo. Trong khi một bên bảo thế này, một bên bảo thế kia thì các em biết nghe ai?” bà Hồng cho hay.
Dứt khoát không để tình trạng học sinh không được đến trường
(GDVN) - Khẳng định trên của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ về sự việc 600 học sinh ở Hà Tĩnh “thất học”
Bà Hồng nói tiếp, nếu còn tiếp diễn sự việc này theo hướng không cho trẻ tới trường thì phụ huynh đang không tôn trọng quyền của con mình, đang bắt con mình đi theo ý chủ quan của bố mẹ. Do đó, dù là chủ trương có đúng nhưng những người làm chính sách phải lắng nghe, lắng nghe các cơ quan chuyên môn, lắng nghe người dân, thầy cô giáo và học sinh để đưa ra một chính sách đúng.
“Hội bảo vệ quyền trẻ em kêu gọi chính quyền địa phương và người dân làm quyết liệt các biện pháp để cho trẻ em được đi học, Hội cũng thấy rằng các bậc phụ huynh không nên như vậy khi ngăn cấm con em mình không được tới trường. Nếu không cho con đi học là vi phạm, và không đúng với mong muốn của trẻ em, nếu dùng hình thức cho nghỉ học để phản đối chính quyền là không đúng. Những cái gì sai sẽ rút kinh nghiệm, xử lý và sẽ tìm các biện pháp tốt nhất. Còn trước mắt Hội rất mong muốn trẻ em được đến trường trong thời gian sớm nhất” bà Hồng kêu gọi.
Sự việc này theo bà Hồng, đó cũng là bài học nói chung cho ngành giáo dục và các cấp lãnh đạo, khi làm một việc gì đó nên có lộ trình, bước đi, làm việc có tính thuyết phục để tránh xảy ra tình trạng này.
Bắt 2 đối tượng cản trở học sinh tới trường
Thông tin từ công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, ngày 4/12 đơn vị này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng đối với 2 đối tượng liên quan tới việc phản đối sáp nhập trường Hương Bình khiến hơn 500 học sinh chưa được tới trường.
Hai đối tượng là Đặng Thị Hoa (SN 1977) và Lê Đăng Thắng (SN 1973) cùng trú xã Hương Bình (Hương Khê) đã bị bắt vì hành vi gây rối trật tự công cộng.
Từ đầu tháng 9 đến nay, Thắng và Hoa cùng một số người tập trung trước cổng Trường THCS Hương Bình (cũ) để xúi giục, kích động nhiều người tụ tập và có các hành vi gây rối, cản trở, đe dọa phụ huynh nào cho con em đến trường.
Cơ quan công an cũng đã xác định, có những đối tượng ngăn cản con em tới trường, xúi giục người dân viết đơn, quyên góp tiền để xuống tỉnh, ra Trung ương khiếu kiện, có nhiều đối tượng đã triệu tập lần 2.