Muốn không thất nghiệp, học sinh phải làm gì trước khi vào đại học?

12/04/2016 10:28
Nguyễn Huyền
(GDVN) - Hạn chế tình trạng thất nghiệp, làm việc trái ngành trái nghề luôn cần những hoạt động thực tế bổ sung cho thí sinh THPT.

Hôm qua, 11/4, Trường đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện chương trình “Ngày Sinh Viên”-HUS Open Day 2016. 

Tại đây, học sinh từ nhiều trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội đã được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị về ngành khoa học. 

“Ngày Sinh viên” thu hút được đông đảo học sinh Việt Nam và Quốc tế đến dự. Theo chia sẻ của nhiều học sinh, ngày hội rất thú vị nên được nhân rộng ra hơn nữa.

Anh Nguyễn Hoàng Nam - Bí Thư đoàn trường KHTN giới thiệu về HUS Open day 2016. Ảnh Nguyễn Dung
Anh Nguyễn Hoàng Nam - Bí Thư đoàn trường KHTN giới thiệu về HUS Open day 2016. Ảnh Nguyễn Dung

Đây là một cơ hội mở và giúp ích rất nhiều trong việc lựa chọn tìm kiếm ngành nghề phù hợp với bản thân các em để tương lai sẽ cống hiến cho xã hội.

Anh Nguyễn Hoàng Nam - Bí Thư đoàn trường Khoa học Tự nhiên cho biết: Tổ chức ngày lễ này, học sinh có thể tìm thấy những thí nghiệm trực quan để hiểu rõ hơn nghành nghề mình theo đuổi. 

Muốn không thất nghiệp, học sinh phải làm gì trước khi vào đại học? ảnh 2

Kỹ sư cơ khí Bách Khoa đi bán trà, từng cùng cực nghĩ chuyện đốt bằng

(GDVN) - Học cơ khí Bách Khoa nhưng ra trường phải đi bán trà kiếm sống, cử nhân này từng nghĩ đến chuyện đốt bằng để cảnh tỉnh người khác.

Đồng thời, trường cũng có những chương trình đặc biệt như đi về các trường Phổ thông tạo điều kiện cho học sinh thực hành tại chỗ. 

Tại đây, các học sinh sẽ được cảm nhận không khí trong một trường Đại học, trải nghiệm một “cemina – làm việc theo nhóm” thực sự. Hơn hết sẽ nhận được thông tin một cách trực tiếp chứ không phải thấy khoa học, đại học là một điều gì đấy xa vời. 

Thầy cho biết thêm, hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp và làm trái ngành trái nghề là khá cao, ở trường Khoa học tự nhiên thì tỉ lệ rơi vào khoảng 30-35%, con số này là khá lớn. 

Mặc dù vậy, trải qua môi trường đào tạo và các kĩ năng được xây dựng trên một nền tảng tốt, giúp phát triển tư duy thì nhiều ngành nghề đang chờ đợi trước mắt. 

Việc dấn thân vào một nghề nghiệp nào đấy đòi hỏi sự kiên trì và một nền tảng vững chắc, chuyên môn có thể đào tạo dần. Từ việc tìm hiểu thực tế ở những ngày hội Open Day, khi tham gia kì thi Tuyển sinh, các em sẽ có những lựa chọn tốt hơn cho chính bản thân.

Anh Nguyễn Hoàng Nam cho rằng: Nếu như mỗi trường luôn xây dựng cho mình những đề án cải cách tuyển sinh và tổ chức quy mô rộng hơn đối với các trường ngoại tỉnh thì thật sự đấy là những nỗ lực vượt bậc. 

Học sinh THPT chăm chú nghe về tư vấn định hướng nghề nghiệp tại ngày hội open day. Ảnh Nguyễn Dung
Học sinh THPT chăm chú nghe về tư vấn định hướng nghề nghiệp tại ngày hội open day. Ảnh Nguyễn Dung

Vừa tạo điều kiện, chắp cánh tương lai cho các em vừa giảm thiểu tối đa việc thất nghiệp, thừa thầy thiếu thợ hiện nay.

Trong khuân khổ của Open Day, phóng viên có dịp trao đổi với những em học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội. Em Nguyễn Thị Hồng Ánh, lớp 10 V1, trường THPT Lương Thế Vinh cho biết: “Tìm hiểu thông tin qua báo mạng và thầy cô, điều em thích nhất là có thể trải nghiệm một “Ngày sinh viên” thực thụ.

Em được biết có rất nhiều thiết bị hiện đại như phòng Thí nghiệm khang trang giúp các bạn học sinh tìm hiểu sâu. Tương lai e sẽ thi vào ngôi trường này để đảm bảo thực hiện đam mê của mình”.

Hồng Ánh cho rằng: chọn đúng ngành, đúng nghề mà mình đam mê thật sự quan trọng nhưng cũng phải đảm bảo lượng cung – cầu phù hợp với xã hội. 

Muốn không thất nghiệp, học sinh phải làm gì trước khi vào đại học? ảnh 4

98% cử nhân Pháp ngữ tại Việt Nam đều tìm được việc làm sau 1 năm ra trường

(GDVN) - Chiều 11/4, tại Hà Nội,Tổng giám đốc Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tổ chức họp báo về chủ đề "Hợp tác đại học Pháp ngữ tại Việt Nam".

Ví dụ như trong khoa Vật lý: kiến thức học được sẽ liên quan đến các ngành, các nghề khác, điều đó nó giúp em rất dễ xin việc ở nhiều nơi. Mặc dù đam mê ngành Sinh học nhưng nếu được chọn em sẽ chọn ngành Vật lý. 

Trong tương lai gần, Hồng Ánh sẽ không đi du học, vì theo Ánh nếu học hành thật chu đáo và cẩn thận thì nền giáo dục trong nước vẫn là lựa chọn hàng đầu, lại không quá đắt đỏ về chi phí. Có thể sau này muốn học lên cao hơn như Thạc sĩ hay Tiến sĩ thì em lựa chọn hình thức du học.

Trao đổi thêm, Nguyễn Thị Chi đang theo học tại Ngành khí tượng – Đại Học Khoa học Tự nhiên cho biết: “vì có niềm yêu thích và muốn dùng chính sức nhỏ bé của bản thân để đóng góp cho xã hội, vậy nên em đã chọn ngành Khí tượng. 

Nếu trước đây được trải nghiệm ngày sinh viên như thế này thì biết đâu em sẽ lựa chọn một ngành khác”.

Mặc dù, hiện giờ ngành này với công việc và đầu ra lương không cao, nhưng với niềm đam mê của chính mình sẽ cố gắng làm việc tốt, học tốt ngay từ lúc đang ngồi trên ghế giảng đường. Kết hợp với việc hoạt động xã hội tốt thì sẽ giúp ích rất nhiều đối với công việc sau này của em. 

Tổ chức nhiều hoạt động thực tiễn trước thềm tuyển sinh luôn tạo tiền đề cho các em hiểu rõ, nắm chắc khối, ngành mình theo học. Phải cho em học sinh được hiểu một cách đầy đủ và chính xác nhất về hình thức thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc hướng dẫn cách đăng kí dự thi theo nhóm, trường. 

Hơn hết, tạo điều kiện các em có cơ hội thực sự hoà mình vào đời sống sinh hoạt, nghiên cứu và học tập thường ngày của sinh viên. Từ những điều tưởng chứng như đơn giản vậy thôi, học sinh sẽ thực sự lựa chọn được điều mình quan tâm và đam mê để cống hiến lâu dài.

Nguyễn Huyền