Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển thở dài khi nói về câu chuyện buồn của giáo dục những ngày qua. Đó là bạo lực học đường.
Ông nhấn mạnh: “Tôi không tán thành việc phạt, đánh học trò. Việc cô giáo bắt học trò uống nước giẻ lau là điều không thể chấp nhận được”.
Tình trạng ăn miếng trả miếng trong nhà trường thấy rõ khi phụ huynh bắt cô giáo quỳ gối, học sinh đâm thủng bụng thầy giáo…
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quý Đức. |
Phó giáo sư Đức cho rằng, để tình trạng bạo lực học đường diễn ra hiện nay cũng có lỗi của thầy cô. Thầy cô hành hung, xét nét, thậm chí làm việc tiêu cực với học trò.
Tuy nhiên, dư luận, phụ huynh mấy nay đang dồn về đổi lỗi cho giáo viên mà quên đi vai trò của chính phụ huynh trong việc giải quyết vấn đề.
Phó giáo sư Đức nêu quan điểm, từ những vụ việc trong thời gian qua cho thấy, sự lệch chuẩn không chỉ diễn ra ở mỗi học sinh, giáo viên mà còn ở chính phụ huynh.
Hiện nay, các gia đình sinh ít con nên họ sót con. Họ không cho ai phép quyền động vào con của họ. Dù chỉ là nói nặng hay bắt đứng xó.
Các phụ huynh, đừng bẻ gãy mọi công cụ giáo dục trẻ của nhà trường! |
Bên cạnh đó, chúng ta đang giáo dục quá đề cao quyền này, quyền kia, sự dân chủ trong trường học đến mức họ không hiểu, nhận ra thế nào cho đầy đủ, đúng.
“Sự dân chủ trong trường học là sự tham gia của học sinh, ứng xử của giáo viên và ứng xử của phụ hynh.
Tất cả tình huống diễn ra trong thời gian gần đây là những hiện tượng cho xã hội nhìn thấy sự lệch chuẩn trong trường học”, Phó giáo sư Đức nói.
Đặt trong bối cảnh, đạo đức xã hội của chúng ta hiện nay cho thấy, thầy cô không được tôn trọng, học sinh không được tôn trọng.
“Một nền giáo dục triết lý không rõ ràng. Vị thế của người thầy hiện nay đã mất đi”, Phó giáo sư Đức nhận định.
Vị Phó giáo sư viện dẫn, các cụ xưa đã dạy:
"Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy"
Nhưng điều này giờ không còn được xem trọng.
Phó giáo sư chia sẻ thực tế hiện nay, học trò phản ứng thầy, phụ huynh phản ứng thầy. Thậm chí còn phản ứng tiêu cực hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng thầy, cô giáo của mình.
Ngoài nguyên nhân vị thế của người thầy mất đi, đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay, theo Phó giáo sư Đức, giáo dục, bạo lực học đường trong trường học cũng không thoát khỏi tâm lý xã hội đang có những bức xúc.
Và họ nhằm vào nơi yếu nhất của xã hội, ít được bảo vệ nhất là thầy giáo và thầy thuốc để xả bực dọc.
Thành lập tổ “Tư vấn về Văn hóa - Giáo dục” cho Thủ tướng, tại sao không? |
Một điểm nữa theo Phó giáo sư Đức, đáng quan ngại nhất trong văn hóa ứng xử giữa phụ huynh và giáo viên là nhiều phụ huynh có tiền cho con đi học biến thầy giáo thành “tay sai”.
“Họ coi giáo viên như những người làm thuê cho con họ chứ không phải làm thầy”, Phó giáo sư Đức nói.
“Nền kinh tế thị trường dội vào giáo dục, phụ huynh cảm thấy họ đang bỏ tiền mua thầy.
“Thầy” như là một thứ dịch vụ xã hội, họ có thể mua được thầy, thì họ có thể sai khiến, hành hung thầy là chuyện bình thường”, Phó giáo sư Đức buồn bã nhận định.
Thực sự mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên khiến ông lo ngại.
Nếu không có sự tôn trọng lẫn nhau giữa phụ huynh và giáo viên, họ khó có thể hợp tác để cùng nhau dạy trẻ nên người.