Thanh tra nghiêm túc nhưng không gây căng thẳng
Ông Nguyễn Huy Bằng – Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết, công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi để tạo môi trường nghiêm túc, hướng tới việc giúp các hội đồng, những người tham gia thi làm hết trách nhiệm và thí tự giác thực hiện quy chế.
Tuy nhiên, theo ông Bằng để kỳ thi nghiêm túc thì không chỉ có thanh tra, kiểm tra mà cần nhiều giải pháp, cần sự cố gắng của tất cả các lực lượng tham gia. Tại Điều 22 và 44 của Quy chế thi đã nêu rõ vấn đề thanh tra, kiểm tra.
Trong công tác này đặc biệt coi trọng cán bộ giám sát thi, giám sát của khu vực việc, giám sát việc làm của giám thị, một phần của thí sinh và những người khác, đảm bảo không có người bên ngoài vào khu vực thi. Đảm bảo giám thị làm đúng trách nhiệm của mình, giám sát cũng có quyền kiến điểm trưởng thay đổi giám thị nếu thấy giám thị làm không đúng quy chế.
Thí sinh nghe phổ biến lại quy chế thi tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. |
Ông Bằng cũng cho biết, cơ chế giám sát là cơ chế bảo đảm bên trong, cán bộ giám sát do điểm trưởng chỉ đạo. Vậy cơ chế bên trong có đủ? Ông Bằng cho rằng vẫn chưa đủ và phải thêm cơ chế giám sát bên ngoài, đó là thanh tra, kiểm tra.
Thanh tra, kiểm tra sẽ độc lập với các Hội đồng các điểm thi, trực tiếp là Bộ trưởng sẽ quyết định thành lập các đoàn thanh tra, giám đốc sở thành lập đoàn thanh tra. Các trường chủ trì cụm thỉ chỉ được thành lập các đoàn kiểm tra, do hiệu trưởng thành lập và độc lập với các điểm thi chứ không do điểm trưởng phân công.
Hôm nay, gần 900 ngàn thí sinh làm thủ tục tham dự kỳ thi quốc gia 2016 |
Đoàn thanh tra, kiểm tra sẽ nắm tình hình, theo dõi giúp các Hội đồng thi làm đúng và có quyền xử lí sai phạm. Và như vậy, thanh tra, kiểm tra giám sát không làm thay việc của Hội đồng thi, mục đích là tác động vào Hội đồng, điểm thi, giám thị để các chủ thể làm hết trách nhiệm của mình.
Về công việc cụ thể, ông Bằng cho biết Bộ đã có hướng dẫn các Sở, trường chủ trì cụm thi, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra và Bộ đã tổ chức tập huấn. Đến nay 70 trường chủ trì cụm thi và 50 sở và Cục nhà trường chủ trì cụm thi đều đã thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra theo hướng dẫn của Bộ.
Bộ đã tạo được kết nối giữa 120 đoàn thanh tra, kiểm tra đó với Bộ. Theo thông tin từ ôn Bằng, Bộ GD&ĐT đã thành lập 14 đoàn thanh tra phụ trách khu vực thi trong cả nước. Đoàn thanh tra này sẽ làm việc với một số hội đồng thi, tuy nhiên đoàn thanh tra này sẽ phải chịu sự chỉ huy của Chánh Thanh tra khi cần thiết sẽ đến điểm thi.
Các đoàn thanh tra, kiểm tra cơ bản hoạt động lưu động, chứ không cắm chốt như trước kia. Hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động trước khi thi cho tới thi chấm thi xong.
Thông tin được biết, 14 đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT đã bắt đầu làm việc từ ngày 29/6, và ban đầu nắm được thông tin tất cả các hội đồng thi tại địa phương chuẩn bị về con người, tập hợp các lực lượng liên quan khác, thống kê, chuẩn bị phòng thi rất tốt. Năm nay không có điểm thi nào sử dụng trường tiểu học.
Qua trao đổi, ông Bằng đánh giá cao khâu tập huấn giám thị, đây là khâu quan trọng, nếu chủ quan giám thị sẽ không nắm được những điểm mới của Quy chế.
“Tinh thần của thanh tra là phải làm nghiêm túc, nhưng nghiêm túc không có nghĩa là tạo ra không khí căng thẳng. Nhiều người vẫn nghĩ thanh vào là căng thẳng và không có nghĩa là nhiều đoàn thanh tra và ít đoàn thanh tra sẽ nghiêm túc hay không nghiêm túc.
Phút 89, thầy giáo dặn dò để thí sinh thi đạt điểm cao(GDVN) - Các trò nhớ rằng, bài thi không cần dài lê thê. Viết đủ ý tuy chưa sâu còn hơn viết sâu mà bỏ dở bài chưa xong! |
Không có chuyện cụm thi đại học sẽ làm nghiêm hơn cụm thi tốt nghiệp, Bộ đã chỉ đạo phải làm thật nghiêm túc ở tất cả các khâu, trong đó có khâu thanh tra, kiểm tra” ông Nguyễn Huy Bằng khẳng định.
Qua đây, ông Bằng muốn nhắn tới các đoàn thanh tra, kiểm tra rằng hãy làm đúng nguyên tắc nhưng giữ thái độ mềm mỏng, phối hợp chặt với hội đồng thi, ban chỉ đạo với tinh thần phòng ngừa là chính, và phòng ngừa từ xa và nghiêm túc với hai loại cụm thi.
“Hoạt động thanh tra vất vả, va chạm. Chúng tôi tin chính quyền địa phương nên tôi nghĩ không có chuyện như vậy. Bản thân Thanh tra làm nghiêm nhưng mềm mỏng để tránh tạo nên những áp lực không cần thiết.
Thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất. Thanh tra đột xuất là đoàn thanh tra dự bị có mặt tại trụ sở của Bộ GD&ĐT. Khi nào cần thiết thì sẽ đi. Năm ngoái đã làm rồi. Phân theo vùng thì các địa phương các trường đều biết có đoàn thanh tra ở đó nhưng đến điểm thi nào thì không biết trước. Trong một hội đồng thi có nhiều điểm thi nhưng không có chuyện biết đến trường nào.
Bộ làm việc kỹ với PA83 về sử dụng thiết bị công nghệ cao. Họ sẽ có hệ thống PA83 tại các địa phương để xử lý việc này. Còn với ngành giáo dục, Bộ cũng chỉ đạo tập huấn kỹ giám thị, phổ biến kỹ cho thí sinh, kiểm soát ngay từ khâu vào. Nếu giám thị có trách nhiệm thì nếu thí sinh vi phạm sẽ phát hiện ngay” Chánh thanh tra Nguyễn Huy Bằng cho hay.
Không sợ không công bằng hai loại cụm thi
Trao đổi với Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Văn Trào – Hiệu phó Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, trước băn khoăn của dư luận về việc mỗi tỉnh đều có một cụm thi đại học, bên cạnh đó còn có cụm thi địa phương, điều này có xảy ra việc không công bằng giữa các cụm?
Thí sinh khuyết tật Lê Thị Hà An, học sinh trường THPT Nguyễn Trãi, Ba Đình dự thi tại Hội đồng thi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. |
Ông Trào cho rằng, việc nhiều cụm hay ít cụm thì không quan trọng về mặt tin tưởng, mà vấn đề các cụm đều làm đúng quy chế thì không có vấn đề gì. Việc làm đúng quy chế đã thể hiện sự minh bạch, công bằng cho thí sinh.
Việc mỗi tỉnh có một cụm thi rõ ràng đã tạo ra một điều kiện thuận lợi rất lớn trong việc không phải di chuyển.
Trước thực tế loa ngại sự không công bằng giữa các thí sinh ở vùng cao có học lực kém, thậm chí rất kém lại được ưu tiên và có thể được học đại học, trong khi các thí sinh lực học khá, trung bình ở thành phố lại trượt, điều này có gây nên sự mất cân đối giữa vùng miền?
PGS. Trào cho rằng, việc này cũng cần phải xét tới chính sách xã hội, bởi thực tế trong cuộc sống các em cũng đã có nhiều thiếu thốn mà không được như ở thành phố. Rõ ràng cần phải có chính sách ưu tiên.
“Khi đưa ra chính sách ưu tiên không riêng về học tập, mà ngay cả chính sách khác thì đã đều cân nhắc tới việc đối tượng ưu tiên đó có đáp ứng được kỳ vọng hay không? Tôi tin tất cả chính sách từ xã hội, kinh tế, quốc phòng mà đối tượng được hưởng ưu tiên đều đáp ứng được chuẩn mà cần phải có” PGS. Nguyễn Văn Trào nhận định.
Chùm ảnh: Không khí ngày thí sinh làm thủ tục dự thi quốc gia 2016 |
Thông tin thêm, PGS. Nguyễn Văn Trào cho biết, trong những năm qua nhà trường đã có bề dày 65 năm, có đội ngũ giàu kinh nghiệm, uy tín trong cả nước, đặc biệt là chất lượng giáo sinh do trường đào tạo có trình độ, đạo đức, tác phong tốt. Chính vì vậy trường vẫn có sức hút tốt với xã hội.
Theo tổng kết của Trường Đại học Sư phạm, trong sáng nay số thi sinh đăng ký là 11.437 em, số thí sinh vắng mặt: 199/11.437. Về cơ bản, tại các điểm thi không có gì phát sinh bất thường.
Trường Đại học Bách khoa năm nay có 12.623 thí sinh thuộc 7 quận, huyện của Hà Nội dự thi, gồm Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàng Mai, Thường Tín, Phú Xuyên và Gia Lâm. Cụm có 373 phòng thi, chia làm 16 địa điểm thi. Cả 16 điểm đều do lãnh đạo các khoa viện làm trưởng điểm thi.
Điều thuận lợi là cả trường Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Xây dựng đều đi coi thi ở tỉnh khác nên toàn bộ cơ sở vật chất của hai trường này đều được lãnh đạo các trường đồng ý cho Đại học Bách khoa sử dụng tổ chức thi.
Trường đã huy động 946 cán bộ các khoa, viện tham gia công tác coi thi. Các cán bộ đều được tập huấn rất kỹ về quy chế, điểm mới trong công tác thi năm nay.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng huy động 400 tình nguyện viên tham gia hỗ trợ thí sinh và người nhà. Lãnh đạo trường cũng liên hệ với công an phường và cảnh sát giao thông để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, giúp thí sinh nhanh chóng tìm được điểm thi.
Trường Đại học Thủy Lợi chủ trì cụm thi số 3 của Hà Nội với 12.700 thí sinh, được bố trí theo 402 phòng thi. 402 phòng thi, gần 1.000 cán bộ của trường sẽ tham gia trông thi, cộng thêm một số sinh viên năm cuối. Những em này đều là các sinh viên xuất sắc của trường, được tuyển chọn thông qua thi và sát hạch.
Ông Trần Khắc Thạc, Phó phòng Đào tạo đại học và Sau đại học Trường Đại học Thủy Lợi dặn dò thí sinh hãy hết sức bình tĩnh, tự tin vào bản thân; Khi vào phòng thi tuyệt đối không mang các vật dụng bị cấm vào phòng thi đặc biệt là bút mầu đỏ, bút xoá (bút chì chỉ dùng vẽ đường tròn và tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm);
Khi điền thông tin vào giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm các em lưu ý ghi đầy đủ, chính xác thông tin theo yêu cầu, chú ý tô đúng số báo danh và mã đề thi đối với môn thi trắc nghiệm; Khi làm bài thi các em đọc kỹ toàn bộ đề thi để phát hiện xem có thiếu sót gì về đề không, đề có thiếu trang...hay không? Sau đó câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau;
Một lưu ý nữa, khi làm bài xong các em kiểm tra kỹ toàn bộ bài thi. Nếu làm xong bài mà còn nhiều thời gian nên ngồi lại và đọc kỹ lại bài làm của mình, kiểm tra lại toàn bộ thông tin.
"Có 2 loại thanh tra: theo kế hoạch và đột xuất. Thanh tra đột xuất thì gần như là không hề biết chúng tôi có đoàn thanh tra dự bị, vừa theo dõi trực ở đây, khi cần thiết thì tung đi. Thứ 2 là phân theo vùng, người ta có biết là sẽ có đoàn thanh tra ở vùng này nhưng đến điểm thi nào thì không hề biết. Không có chuyện thanh tra đến, giáo viên đứng 2 hàng vỗ tay chào đón. Chúng tôi có trao đổi với A83. Tôi cũng mới làm việc lại, họ sẽ có kênh chỉ đạo với PA 83 các địa phương. Còn về ngành giáo dục thì tập huấn giám thị, phổ biến kỹ cho thí sinh, kiểm soát ngay từ khâu vào. Giám thị khi gọi thí sinh vào phòng thi thì 1 người gọi 1 người cầm ảnh đối chiếu. Giám thị giám sát ngay từ đầu thì giảm đi gian lận rất nhiều. Tôi từng làm giám thị nhiều nên nếu giám thị làm hết trách nhiệm thì không có chuyện gian lận xảy ra. Một mặt động viên nhắc nhở tạo điều kiện cho thí sinh thì phải làm hết trách nhiệm của mình". Ông Nguyễn Huy Bằng - Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT |