Thầy giáo gợi ý lời giải môn Ngữ văn trong kỳ thi quốc gia 2016

02/07/2016 18:16
Nguyễn Văn Lự
(GDVN) - Thầy giáo Nguyễn Văn Lự dạy tại trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc có gợi ý lời giải đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi quốc gia 2016.

PHẦN I: NHẬN XÉT CHUNG

Đề bài:

Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2016. Ảnh: Nguyễn Văn Lự
Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2016. Ảnh: Nguyễn Văn Lự

Đề thi không bất ngờ với thí sinh so với cấu trúc đề thi 2015. Nội dung đề đều năm 2016 trong chương trình và có tính phân hóa, phù hợp với đối tượng học sinh.

Mức độ khó để phân hóa điểm chính là cách ra đề 2016 là phần nghị luận, cả hai câu đều kiểu bài bình luận, thí sinh rất sợ. 

Đề nghị luận về tình huống “Vợ nhặt”, tác phẩm trọng tâm, nhưng nhiều thí sinh không thuộc tác phẩm, không nhớ chi tiết và khó hiểu nhận xét nên viết lan man và kể lại tình huống là chính. 

Phần đọc hiểu, nội dung văn bản thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhiều trường đã ra đề thi (nội dung hỏi khác), nhiều thí sinh làm quen và làm tốt; mức độ 8 câu hỏi giống với đề năm 2015; câu 5 và câu 8 có thêm số dòng (7-10) đòi hỏi thí sinh hiểu và diễn đạt cần chuẩn xác. Phần nhiều thí sinh sẽ đạt điểm 1,5 đến 2,0 điểm phần đọc hiểu.

Phần làm văn, câu 1(Nghị luận xã hội) với 3 điểm yêu cầu bình luận về hai quan điểm sống rất nhân bản: hèn nhát và dũng cảm của con người đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện nay.
 
Thí sinh cần hiểu cả 2 vấn đề, hiểu tầm quan trọng của dũng khí, dám đương đầu với thử thách để giữ được danh dự và nhân cách hay sống hèn nhát, run sợ đánh mất mình? 

Đề bình luận làm cho đa số thí sinh có thể hiểu nhưng khó viết được rõ ràng và đủ ý, khó nêu lên quan điểm khéo léo, linh hoạt trước vấn đề phức tạp của đời sống hiện nay. Làm điểm chủ yếu sẽ đạt 1,25-1,75.

Câu 2 (Nghị luận văn học) 4 điểm, yêu cầu bình luận về ý nghĩa tình huống truyện trong việc thể hiện chủ đề nhân đạo của truyện Vợ nhặt. 

Thí sinh, nhất là khối Tự nhiên, sẽ rất khó kết nối hai vấn đề làm rõ dụng ý của nhà văn đề cao giá trị nhân bản của người dân nghèo: đói khát không thể vùi lấp khát vọng bình thường mà chính đáng về hạnh phúc của con người.

Đa số thí sinh giành được điểm 1,5 -2,0 câu 2 này.
 
PHẦN II: GỢI Ý GIẢI ĐỀ

Phần I: Đọc - hiểu


Câu 1: Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được diễn đạt qua từ ngữ: lụa, óng tre ngà, mềm mại. Nêu được hai từ trở lên được (0,25 điểm).

Câu 2: Nhiều biện pháp tu từ sử dụng nhưng chỉ cần nêu được 2. Biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ thứ hai và thứ ba (như hát, như gió nước); ẩn dụ (tiếng tha thiết, nghe mát lịm, dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh, tiếng heo may); nhân hóa (kể mọi điều, tiếng heo may gợi nhớ)...

Thầy giáo gợi ý lời giải môn Ngữ văn trong kỳ thi quốc gia 2016 ảnh 3

Đề thi môn Ngữ văn nằm ngoài dự đoán của thí sinh

(GDVN) - Kết thúc môn Ngữ văn, đa số thí sinh đều cho rằng, phần nghị luận xã hội không gắn với sự kiện mang tính thời sự như dự đoán, phần Đọc hiểu chưa được ôn luyện.

Nêu được đúng tên gọi hai biện pháp tu từ và dẫn chứng (0,5 điểm). Nêu đúng một biện pháp (0,25 điểm).

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích: vẻ đẹp tinh tế và giá trị của tiếng Việt. Thí sinh có nhiều cách trả lời, nêu được ý trên (0,25 điểm).

Câu 4: Thí sinh có nhiều cách viết bày tỏ cảm nghĩ song cần nêu được một vài ý cơ bản: tiếng Việt rất đẹp và tinh tế; rất giàu có, phong phú; rất gần gũi, mộc mạc và trong sáng; khả năng diễn tả tốt suy nghĩ, tình cảm của người Việt Nam; ý thức giữ gìn, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân làm cho tiếng Việt giàu đẹp và phong phú hơn, trong sáng hơn; phê phán những ai làm cho tiếng Việt nghèo nàn và thô tục...

Viết được ý và diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi câu, dùng từ và chính tả (0,5điểm). Nếu viết sơ sài (0,25 điểm).

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,25 điểm).

Câu 6: Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của, “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh: “như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng”. Nêu đúng ý (0,25 điểm).

Câu 7: Bởi vì con người cần sống hòa mình và hòa hợp với thế giới xung quanh, với mọi người. Nếu tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân con người không thể hạnh phúc. Nêu được ý và diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi câu, dùng từ và chính tả (0,5điểm). Nếu viết sơ sài (0,25 điểm).

Câu 8: Cần nêu được nội dung con người khi thoát ra khỏi cái tuyệt đối cá nhân sẽ được gì và không được gì.

Họ sống chan hòa với hiểu biết và tình người; sẽ đạt hạnh phúc và trưởng thành; sẽ tránh nhiều rủi ro và bất hạnh.

Nhưng họ cũng có thể gặp nhiều bất trắc và hiểm nguy, sẽ đau khổ và buồn chán, sẽ khó tránh khỏi thất bại và cả bất hạnh.

Thí sinh cần nhận thức được hai mặt của việc thoát khỏi cái tuyệt đối cá nhân để thận trọng và can đảm đối phó với cuộc sống thật. 

Nêu được ý và diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi câu, dùng từ và chính tả (0,5điểm). Nếu viết sơ sài (0,25 điểm).

Lưu ý: học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Cách trả lời thành câu văn, đoạn văn dễ hiểu, thuyết phục sẽ được trân trọng cho điểm tối đa.

Phần II: Phần làm văn

Câu 1(3 điểm): 

Viết bài văn nghị luận xã hội khoảng 600 chữ bình luận về hai mặt của quan điểm sống: hèn nhát và dũng khí trong mỗi người. Ý kiến nêu quan điểm đúng, cần dũng cảm trong cuộc sống.

Thầy giáo gợi ý lời giải môn Ngữ văn trong kỳ thi quốc gia 2016 ảnh 4

“Năm nay đưa con đi thi đại học mà nhàn tênh”

(GDVN) - Ngày thi đầu tiên của kỳ thi THPT Quốc gia đã kết thúc, thời tiết tại Hà Nội mát mẻ, cộng thêm điểm mới của kỳ thi năm nay nên phụ huynh ai nấy cũng phấn khởi.

Đề yêu cầu thí sinh bàn luận về cả hai vấn đề, nhưng nhấn mạnh vấn đề giữ được nhân cách, phẩm giá và bản lĩnh của bằng cách nào trong xã hội hiện nay.

Với 600 chữ, thí sinh phân tích ngắn gọn, minh họa cần chọn lọc, tiêu biểu để nêu hiểu biết, bình luận và thái độ, hành động về vấn đề.

a. Giải thích 

-Hèn nhát hiểu là quan điểm sống thiếu can đảm, sợ hãi với tất cả mọi người, mọi thứ; thiếu lòng tin ở bản thân mình, cái gì cũng run sợ.

Trái nghĩa với hèn nhát là dũng cảm, dũng khí, là lòng can đảm, không hề sợ hãi hay run sợ trước điều gì; lúc nào cũng mạnh mẽ, cũng cứng cỏi, dám làm dám chịu.

-Hèn nhát làm cho con người đánh mất mình, không hiểu mình và không dám làm gì, ngại và không dám bảo vệ mình và người khác; dần dần bị người khác coi khinh và trở thành người thừa, vô ích.

Dũng khí làm người ta mạnh mẽ và can đảm, dám đấu tranh với tất cả để khẳng định mình, bảo vệ mình và người khác, việc khác; sống là chính mình, không sợ và không phụ thuộc vào bất cứ ai hay việc gì. 

- Vấn đề của đề bài khẳng định vai trò và ý nghĩa quan trọng của quan điểm sống can đảm, dũng khí và đúng đắn trước cuộc sống hôm nay (vế 2 của câu nhận định).

b. Bình luận vấn đề:

Phân tích, bình luận các biểu hiện của vấn đề: 

-Để giải quyết những tình huống trong đời sống, đạt đến những thành công trong sự nghiệp, con người cần xác định và thực hiện quan điểm sống đúng và phù hợp. Hiểu biết bản thân và xác định sống hèn nhát hay dũng cảm trong thực tiễn rất khó.

Nhưng để ứng phó với những vấn đề phức tạp, mau lẹ, phong phú của đời sống, con người cần sống mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả. Khi cứng rắn, can đảm đối đầu với tất cả nhưng có khi lại mềm mỏng và khéo léo để giữ được bình yên, để đạt mong muốn.

Thầy giáo gợi ý lời giải môn Ngữ văn trong kỳ thi quốc gia 2016 ảnh 5

Sáng nay, thí sinh làm bài thi môn bắt buộc cuối cùng để xét tốt nghiệp

(GDVN) - Sáng 2/7, học sinh dự thi THPT quốc gia trên toàn quốc làm bài thi môn Ngữ văn, thời gian 180 phút. Đây là môn thi bắt buộc cuối cùng để xét tốt nghiệp.

-Người có bản lĩnh, có dũng khí bao giờ cũng chủ động, tự tin, giải quyết tình huống khác nhau tốt hơn, hiệu quả hơn, sẽ tránh hoặc thoát được kết cục bi kịch.

Người nhát sợ và không đủ bản lĩnh, không dám tin vào bản thân sẽ không tránh khỏi lúng túng, hoài nghi và bế tắc khi giải quyết tình huống đời sống.

Những người đủ dũng khí sẽ biết cách và chủ động giao tiếp, chủ động làm điều họ muốn và được người khác tin yêu, kính trọng và noi theo…

Trái lại, người hèn nhát làm gì cũng sợ, cũng lo và cũng không dám tin. Họ luôn thiếu nghị lực và sức mạnh biểu lộ trong lời nói và việc làm nên tác động làm người khác lo theo, sợ theo và đến lúc nào đó họ xem thường, khinh bỉ và xa lánh.

- Bản lĩnh của mỗi người có thể tạo ra nhiều giá trị quý giá trong cuộc sống.

Hèn nhát làm người ta bé nhỏ và thua kém, thất bại và không hạnh phúc; dũng khí làm người ta lớn lên, cứng cỏi và thành công, được người đời tôn suy và yêu kính.

Sống hài hòa và linh hoạt, không quá mạnh mẽ, quá cứng rắn, không biết sợ ai, không biết sợ cái gì và cũng không quá mềm yếu, đê hèn, run sợ, đầu hàng tất cả.

c. Bài học:

Phê phán những quan niệm sống một chiều hèn nhát, cái gì cũng lo, cũng sợ và dũng khí quá mức độ, không biết lo, biết sợ.

Sống trong bao, thu mình hay sống theo, sống nhờ bóng người khác hoặc sống theo kiểu anh hùng, kênh kiệu, xem thường thiên hạ đều dẫn đến thảm họa. 

Khẳng định sống can đảm, mạnh mẽ dám làm dám chịu; sống hết mình để chiếm lĩnh các giá trị sống và giành lấy, bảo vệ danh dự nhân phẩm và tình yêu, hạnh phúc. Vấn đề này vô cùng có ý nghĩa, đặc biệt đối với thế hệ trẻ trong cuộc sống cái xấu cái ác, cái thiện đang diễn biến phức tạp ngày nay. 

Thí sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu, ngắn gọn minh họa cho từng luận điểm.

Câu 2: Câu nghị luận văn học

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về nhà văn Kim Lân và giá trị nhân đạo của tác phẩmVợ nhặt.

- Đoạn trích thể hiện thành công ý nghĩa nhân đạo đề cao giá trị của hạnh phúc gia đình qua tình huống truyện độc đáo, bất thường.

Nhân vật Tràng nhặt được vợ giữa năm đói trong niềm vui và khát vọng hạnh phúc của mọi người. Trích dẫn ý kiến.

b. Thân bài 


+ ý 1. Giải thích ý kiến 

- Tình huống truyện là hoàn cảnh, thời gian, không gian cụ thể câu chuyện xảy ra, thông qua tình huống đó các nhân vật được bộc lộ. Truyện xây dựng tình huống càng đặc biệt, càng bất ngờ càng tạo được sức hấp dẫn cho câu chuyện. 

- Tình huống bất thường: Là tình huống éo le, khác quy luật thông thường của đời sống, ngược với cách cảm, cách nghĩ bình thường của người đọc người nghe.

Giữa tao đoạn đói chết người, không ai dám nghĩ đến dựng vợ gả chồng, mà chỉ nghĩ làm thế nào để không phải chết đói, thì nhân vật Tràng nhặt được vợ. Bao nhiêu người ngạc nhiên, lo âu lẫn mừng vui.

Thầy giáo gợi ý lời giải môn Ngữ văn trong kỳ thi quốc gia 2016 ảnh 6

Phần Đọc hiểu của môn tiếng Anh dài, nhiều từ mới

(GDVN) - Kết thúc môn thi tiếng Anh, nhiều thí sinh đánh giá phần đọc hiểu của đề thi vừa dài vừa nhiều từ mới, phần viết luận khó.

- Khát vọng bình thường và chính đáng: Là khát vọng bình dị, giản đơn, chính đáng con người ai cũng muốn và cần có.

Đó là khát vọng được sống, được hạnh phúc, được yêu thương; có vợ có chồng, có gia đình con cái.

Tình huống nhặt vợ, có vợ của nhân vật Tràng chưa có ai nghĩ đến bao giờ nhưng lại là chuyện như thật, không ai có thể hoài nghi. 

Ý 2: Bàn luận ý kiến :

+ Truyện “Vợ nhặt” đã xây dựng được tình huống bất thường: 

- Khái quát về tình huống “nhặt vợ” của Tràng. Nhà văn tái hiện không gian thê thiết của năm đói 1945, hơn hai triệu người chết vì đói (nêu vài chi tiết minh họa). Cuộc gặp gỡ bất ngờ với người đàn bà lạ và người đàn bà theo Tràng về nhà.

- Phân tích, chứng minh tính bất thường của tình huống: 

+ Nhà văn tạo tình huống độc đáo và éo le không bình thường: khi mọi người ủ rũ, ngao ngán về cái đói tràn đến phá vỡ cuộc sống sôi động ngày nào ở xóm ngụ cư; khi xác người nằm còng queo, như ngả rạ …việc anh cu Tràng dẫn theo người phụ nữ lạ về làm nhiều người ngạc nhiên…

+ Việc hạnh phúc gia đình rất quan trọng và thiêng liêng không thể tự ai quyết định được. Người ta có thể nghèo vẫn cưới nhưng trước nguy cơ chết đói đe dọa mạng sống thì không ai có thể dám nghĩ đến lấy vợ gả chồng.

+  Nhân vật Tràng, người “nhặt”  được vợ là một anh chàng xấu xí, rất nghèo lại là dân ngụ cư,  nhà ở tạm, công việc kéo xe chở thóc thuê bấp bênh, chỉ kiếm đủ nuôi hắn và mẹ già. Hắn còn là người khỏe mạnh, thô kệch, lưng to như lưng gấu, vừa đi vừa tủm tỉm cười, hay đùa với lũ trẻ con, chưa có vợ… 

+ Tình huống đó thể hiện khát vọng bình thường,chính đáng của người dân lao động nghèo nông thôn trước Cách mạng 1945.

- Năm đói khủng khiếp 1945, người ta không nghĩ đến chết mà chỉ nghĩ đến sống, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người dân nghèo hợp với lẽ thường.

Tràng, thị và bà cụ Tứ cũng như bao người không phải vì đói mà không nghĩ và không dám nghĩ nghĩ đến việc cưu mang giúp đỡ và nương tựa vào nhau để sống và yêu thương.

+ Thị theo không Tràng trước hết là để được có chỗ nương tựa, vượt qua những ngày đói, nhưng đó chỉ là động cơ bên ngoài. Cái điều thôi thúc bên trong phải là khát khao hạnh phúc, khát khao về một mái ấm… thị đã thay đổi sau khi liều nhận lời Tràng đẩy xe, ăn bánh đúc và về cùng. 

+ Hành động nhặt vợ của Tràng tưởng chừng là hành động liều lĩnh nhưng cũng xuất phát từ khát vọng muốn được cưu mang, muốn có một mái ấm, muốn thay đổi.

Hành động bộc phát, ngoài dự kiến khiến anh Tràng cũng làm người đọc dễ cảm thông và chấp nhận mặc dù tất cả mọi người  trong cuộc và ngoài cuộc hôn nhân này đều lo nhiều hơn mừng. 

+ Tình huống truyện còn giúp người đọc hiểu thêm về tấm lòng người nghèo xóm ngụ cư, về tấm lòng của bà cụ Tứ, về tấm lòng Tràng và người vợ nhặt.

Lòng thương người và những khát khao, mong muốn hạnh phúc sẽ chiến thắng tất cả lo âu và buồn khổ, ngại ngùng và hổ thẹn, sĩ diện và phẩm giá.

Có đói người ta mới lấy con mình…và con người tin vào ngày mai tươi sáng hơn.

+Ý 3: Đánh giá:

- Khẳng định ý nghĩa của tình huống nói riêng và giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm nói chung. 

- Thông qua tình huống nhặt vợ, người đọc cảm nhận được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm, cảm nhận được tình cảm thương yêu, niềm tin, sự cảm thông của tác giả dành cho những con người nghèo khổ. 

c. Kết bài : Khẳng định vấn đề.                

Nguyễn Văn Lự