Thủ khoa Đại học nói gì về sinh viên Ngoại thương?

01/07/2012 06:50
Đỗ Quyên Quyên (Thực hiện)
(GDVN) - Một bộ phận sinh viên Ngoại thương tự đánh giá trường mình là Harvard của Việt Nam, nghĩa là đứng trên tất cả các trường khác thì không hẳn là sai, nhưng suy nghỉ đó thật ngông cuồng và thiếu chín chắn.
LTS: Sau khi cộng đồng mạng "dậy sóng" vì một công ty tuyên bố không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, hay sinh viên Ngoại thương "kênh kiệu", cho rằng ĐH Ngoại thương là Harvard Việt Nam, còn các trường khác đều xếp hàng sau... Báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được những chia sẻ của Thủ khoa của một số Trường Đại học danh tiếng năm 2011.

Trương Tiến Bình Dương trở thành Thủ khoa Đại học Kiến trúc Hà Nội với 26 điểm. Năm học lớp 11, Bình Dương đoạt giải ba HSG tin học cấp tỉnh, giải nhì tin học trẻ. Năm học lớp 12, Bình Dương đoạt giải nhì Giải toán trên máy tính Casio, giải nhất HSG vật lý.

"Tiền chỉ là phương tiện sống chứ không đưa lên làm mục đích sống được"

Thủ khoa ĐH Kiến trúc Hà Nội Trương Tiến Bình Dương
Thủ khoa ĐH Kiến trúc Hà Nội Trương Tiến Bình Dương


Trước hàng loạt sự việc liên quan đến SV Trường ĐH Ngoại Thương, thủ khoa Trương Tiến Bình Dương nhận định: “Mọi vấn đề đều có hai mặt của nó. Em thấy các bạn Đại học Ngoại thương rất tự tin về bản thân. Có lẽ hiện tượng chảnh là một phản ứng phụ”. 

Thời gian qua, cư dân mạng đã từng phát tán clip Hiệu phó Trường ĐH Ngoại thương "dè bỉu" sinh viên Bách Khoa. Bình Dương cho rằng đó là do cái “tôi” của thầy giáo quá lớn. Trong mắt thầy, sinh viên Ngoại thương luôn giỏi và là số 1.

Một bộ phận sinh viên Ngoại thương tự đánh giá trường mình là Havard của Việt Nam, nghĩa là đứng trên tất cả các trường khác thì không hẳn là sai nhưng suy nghỉ đó thật ngông cuồng và thiếu chín chắn.

Thông qua vụ việc lùm xùm liên quan đến vấn đề sinh viên Ngoại thương từ chối với mức lương dưới 1000 USD, đòi làm việc trong môi trường điều hòa, đi công tác nghỉ khách sạn 5 sao, Bình Dương cho rằng đây chỉ là thiểu số, tuy nhiên những hiện tượng không tốt ấy sẽ gây ra định kiến xã hội, bất lợi cho các bạn sinh viên “không chảnh”. Bởi ban đầu sẽ chỉ là một công ty không tuyển dụng sinh viên Ngoại thương nhưng sau đó kéo theo rất nhiều các công ty khác.

Bình Dương cho rằng, giới trẻ hiện nay luôn đề cao cái tôi, phần nào sẽ gây ra sự đòi hỏi quá mức cùng sự ích kỷ. Có những thành công làm cho họ thấy họ cao hơn tất cả. Bản thân Bình Dương thuộc thế hệ 9X, khát khao khẳng định bản thân, mong muốn giúp ích cho xã hội và quê hương. Bình Dương tâm huyết với những công việc từ thiện. Trong tương lai, Dương sẽ xây những ngôi nhà cho trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật và những trung tâm dưỡng lão. Không dừng lại ở đó, Dương ấp ủ mơ ước được du học tại Nhật Bản để học tập cách xây những ngôi nhà chống động đất. Bởi thảm họa thiên tai là điều không thể lường trước được. Bình Dương muốn ứng dụng những ngôi nhà này thật sớm để Việt Nam không xảy ra những chuyện buồn như đất nước Nhật Bản khi đối đầu với sóng thần, động đất.

Còn những giá trị vật chất như tiền lương, Bình Dương luôn ghi nhớ câu nói của bố: “Đó chỉ là phương tiện sống thôi chứ không thể đưa nó lên mục đích sống được”.

Nguyễn Khánh Linh đạt danh hiệu Thủ khoa Học viện Ngân Hàng với số điểm đáng nể: Toán 9, Lý 9, Hóa 10. 

“Nhà tuyển dụng thích những nhân viên khiêm tốn và biết mình”.

Thủ khoa Học viện Ngân hàng Nguyễn Khánh Linh (tay phải)
Thủ khoa Học viện Ngân hàng Nguyễn Khánh Linh (tay phải)


Nguyễn Khánh Linh chia sẻ: "Đã từng tiếp xúc với sinh viên Trường Ngoại thương, cảm nhận riêng của Linh là thấy các bạn cũng khá dễ gần, năng động và tự tin".

Phân tích lý do hiện tượng sinh viên Ngoại thương bị nhà tuyển dụng chê “chảnh”, Khánh Linh cho rằng do Trường Ngoại thương luôn nằm trong top những trường có điểm đầu vào cao nhất nên một số sinh viên Ngoại thương "chảnh" là có thật. Thế nhưng, không phải vì thế mà quy thành toàn bộ sinh viên Trường Ngoại thương "chảnh" được, gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh sinh viên trong trường.

Theo Khánh Linh, để được lòng nhà tuyển dụng sinh viên cần có đủ tri thức, khả năng đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó kĩ năng giao tiếp tốt và các yếu tố đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn là rất quan trọng. Đồng thời phải tự tin chứng tỏ mình, không nên có thái độ kiêu căng.

Sau khi ra trường, Khánh Linh mong có một công việc với mức lương phù hợp, đủ để chi trả cho sinh hoạt hàng ngày. Khi đã có trong mình nhiều kinh nghệm, Khánh Linh mới nghĩ đến một công việc với mức lương cao hơn. Bởi việc học luôn khác xa việc làm, sinh viên mới ra trường chưa đủ kiến thức thực tế thì không thể yêu cầu nhà tuyển dụng đáp ứng một môi trường làm việc điều hòa, đi công tác khách sạn 5 sao. Khánh Linh quan niệm, nhà tuyển dụng cũng thích những nhân viên khiêm tốn và biết mình.

Nguyễn Vũ Duy Hiếu đạt danh hiệu Thủ khoa Học viện Tài chính với 27,75 điểm.

"Sinh viên Ngoại thương chảnh chỉ là thiểu số"

Thủ khoa Học viện Tài chính Nguyễn Vũ Duy Hiếu
Thủ khoa Học viện Tài chính Nguyễn Vũ Duy Hiếu

Cảm nhận chung của Duy Hiếu qua quá trình tiếp xúc, làm việc cùng sinh viên Trường ĐH Ngoại thương là họ rất năng động và dễ gần, kể cả một bộ phận đặc biệt là những người có danh hiệu như thủ khoa đầu vào, đâu ra, từng thi học sinh giỏi và đoạt các giải lớn. Ấn tượng nhất với Duy Hiếu trong quá trình tham gia tình nguyện là một sinh viên Ngoại thương đã từng dự thi Olympia. Anh là người nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm với mọi người.

Sinh viên tình nguyện Ngoại thương hoạt động rất hăng hái bằng sự tâm huyết của mình, không màng đến bản thân, càng không đề nghị mức lương bằng đô la. Thậm chí, các tình nguyện viên coi tình nguyện không chỉ là nghĩa vụ mà còn là một nhu cầu của mình. Đã có nhiều bạn bỏ tiền riêng đi làm tình nguyện như các sinh viên nước ngoài sang Việt Nam.

Duy Hiếu đã từng tham gia một công ty có rất nhiều sinh viên Ngoại thương làm việc. Họ không hề đòi hỏi những gì cao siêu. Như vậy, sinh viên Ngoại thương "chảnh" chỉ là thiểu số, không vì thế mà quy chụp cho cả một cộng đồng sinh viên được. 

Nguyễn Vũ Duy Hiếu cho rằng, sự kiện sinh viên Ngoại thương bị nhà tuyển dụng chê "chảnh" thực ra do phần nhiều yếu tố tác động của truyền thông và báo chí. Nhu cầu làm việc đòi hỏi mức lương trên 1000 USD chỉ là lời nói đùa của một nhóm bạn trẻ mà thôi.

Rất nhiều sinh viên các trường danh giá khác cũng có niềm tự hào riêng. Tại Mỹ, hầu hết các đời Tổng thống đều học tại ĐH Harvard. Còn trong nước Việt Nam, nhiều vị trí cao trong Nhà Nước đang là các Cựu sinh viên Trường ĐH Tài Chính giữ chức vụ. Mỗi người hãy coi ngôi trường của mình là một Harvard để từ đó mà cố gắng cho xứng với danh hiệu đó.

Là một sinh viên, Duy Hiếu nghĩ điều đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên thành công trong công việc, được lòng nhà tuyển dụng là phải là người có ước mơ, hoài bão. Bên cạnh đó Hiếu quan niệm: "Người điên thường làm ra được điều kỳ diệu". Phải chăng, hiện tượng "chảnh" của sinh viên Ngoại thương bị mọi người cho là điên kia là một động cơ giúp các bạn vươn lên những tầm cao vượt trội ?

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Lá thư cảm động của một giáo viên sau vụ quay cóp ở trường Đồi Ngô

Chùm ảnh: Ký ức một thời lớp học trong kháng chiến 

"Chưa bao giờ nền giáo dục kém và đáng xấu hổ thế này"

Scandal "chảnh" của SV Ngoại thương bị gắn vào phim "Kẻ diệt chủng"

Đắng lòng nhà trọ ổ chuột sinh viên (P10)

Những hình ảnh "ấn tượng" chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 12

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Đỗ Quyên Quyên (Thực hiện)