Báo Mỹ: Trung Quốc 30 năm nữa sẽ đánh chiếm quần đảo Trường Sa

16/01/2014 08:10
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc sẽ đoạt lấy, kiểm soát quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong 30-40 năm nữa, thậm chí dự báo này còn có thể sớm hơn.
Lá cờ gốm trên đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam (Nguồn ảnh: TTVH)
Lá cờ gốm trên đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam (Nguồn ảnh: TTVH)

Tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 13 tháng 1 dẫn thông tin trên truyền thông Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc sẽ đoạt lấy đảo Senkaku trên biển Hoa Đông từ tay Nhật Bản và kiểm soát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trong 30-40 năm nữa.

Bài viết mang tên "6 cuộc chiến tranh Trung Quốc sẽ tiến hành trong tương lai" ngầm cho biết, Trung quốc sẽ "khai chiến với Việt Nam trên Biển Đông", đóng quân và xây trạm gác (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa, đe dọa các nước khác "dám thách thức Trung Quốc".

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông.
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông.
Bài viết chỉ ra, tình hình truyền thông Trung Quốc cổ xúy cho cuộc xung đột này làm cho các nhà phân tích phương Tây quan tâm đến những nỗ lực của Trung Quốc trong xây dựng khả năng đánh chiếm đảo ở duyên hải.

Tháng 5 năm 2013, báo chí đưa tin, Hải quân Trung Quốc đã trang bị lô 2 tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr đầu tiên, những tàu đổ bộ đệm khí này được Trung Quốc chi 315 triệu vào năm 2009 mua của nhà máy đóng tàu Feodosya. Hợp đồng gồm cả thỏa thuận chuyển nhượng công nghệ chế tạo 2 tàu đổ bộ đệm khí khác của lớp này tại Trung Quốc.

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr Trung Quốc mua của Ukraine
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr Trung Quốc mua của Ukraine

Theo giới thiệu từ trang mạng chính thức của nhà máy đóng tàu Feodosya, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr là tàu đệm khí lớn nhất cho đến nay, có thể vận chuyển 3 chiếc xe tăng cỡ trung bình hoặc 10 chiếc xe vận chuyển binh lực bọc thép, hoặc 1 đơn vị đổ bộ 500 quân.

Nếu Trung Quốc lựa chọn dùng bố trí thông thường của nhà máy đóng tàu Feodosya, thì tàu đổ bộ lớp này sẽ lắp thêm 2 khẩu pháo AK-630 cỡ 30 mm và 2 thiết bị phóng đạn không dẫn đường 140 mm. Nhưng, Trung Quốc có thể thiên về trang bị hệ thống nội địa cho tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr của họ.

Chuyên gia nghiên cứu vấn đề Trung Quốc Richard Fisher, Trung tâm đánh giá quốc tế và chiến lược Mỹ cho rằng: "Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ nhanh chóng đưa ra phiên bản Trung Quốc độc đáo, giống như Trung Quốc bắt đầu sản xuất radar bị động Kolchuga Ukraine phiên bản nội địa 10 năm trước".

Ông chỉ ra, sử dụng tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr, Quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động đánh chiếm đảo nhanh chóng  hơn, "giảm mạnh thời gian cảnh báo sớm, tăng cường uy hiếp, đe dọa".

Tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Luân Sơn Type 071 số hiệu 998. Hải quân Trung Quốc có tổng cộng 3 chiếc tàu này và đều trang bị cho Hạm đội Nam Hải trên hướng Biển Đông.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Luân Sơn Type 071 số hiệu 998. Hải quân Trung Quốc có tổng cộng 3 chiếc tàu này và đều trang bị cho Hạm đội Nam Hải trên hướng Biển Đông.

Khác với tàu đổ bộ đệm khí lớp Ngọc Nghĩa Type 726 (150 tấn) khá nhỏ của Trung Quốc, tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Ngọc Chiêu Type 071 có sàn tàu có thể vận chuyển được 4 tàu đổ bộ đệm khí lớp Ngọc Nghĩa, trong khi đó, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr quá lớn, không thể vận chuyển bằng tàu đổ bộ.

Được biết, Trung Quốc tổng cộng có 3 tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Ngọc Chiêu (đều biên chế cho Hạm đội Nam Hải phụ trách tác chiến chính trên Biển Đông, gồm tàu Côn Luân Sơn, Tỉnh Cương Sơn và Trường Bạch Sơn), có thể còn đang chế tạo một chiếc tàu đổ bộ lớp này,  như vậy những tàu đổ bộ này sẽ có thể vận chuyển tổng cộng 16 tàu đổ bộ đệm khí lớp Ngọc Nghĩa.

Chuyên gia phân tích cho rằng, hiện nay, Hải quân Trung Quốc trang bị tổng cộng 3 tàu đổ bộ đệm khí lớp Ngọc Nghĩa, trong tương lai, Trung Quốc có thể sẽ chế tạo nhiều tàu đổ bộ đệm khí lớp này hơn.

Tuy nhiên, hoàn toàn không phải tất cả các nhà phân tích đều cho rằng, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr thích hợp với tiến hành nhiệm vụ đánh chiếm đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Chuyên gia vấn đề Đông Nam Á Carlisle Széll, Học viện quân sự quốc phòng Australia cho rằng, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr hoàn toàn không thích hợp dùng để tấn công các đảo nhỏ ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 và tàu đệm khí, Hạm đội Nam Hải tiến hành diễn tập liên hợp.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 và tàu đệm khí, Hạm đội Nam Hải tiến hành diễn tập liên hợp.

Ông chỉ ra, thể tích của tàu đổ bộ đệm khí lớp này làm cho nó "rất khó dùng để thực hiện các hành động tấn công". Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr cao 4 tầng lầu, điều này sẽ làm cho nó trở thành một "mục tiêu khổng lồ". Hơn nữa, trong tình hình không được tiếp dầu, hành trình của nó chỉ có 300 hải lý, phạm vi hoạt động trên Biển Đông có hạn.

Ngoài ra, tàu đổ bộ đệm khí Zubr khi chạy sẽ tạo ra tác động dòng nước rất lớn, các tàu hộ tống cỡ nhỏ như tàu tuần tra, tàu hộ vệ và tàu tuần dương hạng nhẹ không thể hộ tống cho nó. Cuối cùng, cũng không thể sử dụng tàu đổ bộ đệm khí Zubr vận chuyển xe tăng và xe bọc thép ở Biển Đông, bởi vì các đảo mà Trung Quốc muốn đánh chiếm đều có diện tích hạn chế.

Tuy nhiên, Széll còn chỉ ra, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr có thể vận chuyển một lực lượng vũ trang vài trăm binh sĩ Hải quân đánh bộ tới bất cứ khu vực ven bờ nào, trong khi tàu chiến khác không thể vào được. Ông còn chỉ ra, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr không cần thiết vận chuyển một lực lượng vũ trang 500 binh sĩ, mà thườngmang thêm nhiên liệu, vận chuyển 150 binh sĩ lực lượng đặc nhiệm và khoảng 50 tấn vũ khí, như thế có khả năng đoạt lấy đảo Senkaku ở biển Hoa Đông trong thời gian 7 giờ đồng hồ.

Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn và tàu đệm khí Hạm đội Nam Hải diễn tập trên Biển Đông ngày 20 tháng 3 năm 2013. Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên Trung Quốc tập trung xây dựng khả năng đổ bộ đánh chiếm đảo, đá ngầm trên Biển Đông.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn và tàu đệm khí Hạm đội Nam Hải diễn tập trên Biển Đông ngày 20 tháng 3 năm 2013. Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên Trung Quốc tập trung xây dựng khả năng đổ bộ đánh chiếm đảo, đá ngầm trên Biển Đông.

Széll chỉ ra, tốc độ của những hành động như vậy đã đặt vấn đề cho thời gian phản ứng của Nhật Bản. Nhật Bản có thể kịp thời phát hiện hành động chuẩn bị sớm của Trung Quốc để đưa ra cảnh báo ngoại giao đủ mức hay không? Hoặc quá trình quyết sách của họ có thể làm cho họ kịp thời phát động các chiến dịch triển khai đánh đòn phủ đầu từ căn cứ Okinawa hay không?

Đông Bình