"Mỹ cần tăng đe dọa, định kỳ làm vệ tinh TQ tạm thời mất tác dụng"

21/01/2014 07:25
Việt Dũng
(GDVN) - Học giả Mỹ kiến nghị duy trì khả năng chi phối vũ trụ của Mỹ để bảo đảm an ninh quốc gia, đe dọa phá hủy tài sản vũ trụ của Trung Quốc.
Ngày 19 tháng 9 năm 2012, Trung Quốc dùng vệ tinh Trường Chinh-3B phóng vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu thứ 14 và 15
Ngày 19 tháng 9 năm 2012, Trung Quốc dùng vệ tinh Trường Chinh-3B phóng vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu thứ 14 và 15

Trang mạng tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 16 tháng 1 đăng bài viết nhan đề "Mỹ có ưu thế nhưng không phải chủ đạo trên vũ trụ" của tác giả Travis Stallcup, Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược Mỹ.

Bài viết cho rằng, do "có liên quan đến an ninh quốc gia Mỹ", vì vậy xác định, trong điều kiện nào, Mỹ có thể thực hiện, hoặc, đối với nhiều người, Mỹ duy trì chủ đạo trên vũ trụ rất quan trọng.

Bài viết chỉ ra, chính sách vũ trụ của Mỹ tuy có lúc không được mọi người chú ý, nhưng ngày càng quan trọng. Khả năng tiến vào vũ trụ của các nước khác đang không ngừng tăng cường, trong đó có Trung Quốc. Ưu thế chiến lược của Mỹ đang giảm đi.

Theo bài viết, Mỹ (hoặc bất cứ nước nào) muốn chi phối vũ trụ thì phải có một trong ít nhất 3 điều kiện. Điều kiện thứ nhất yêu cầu Mỹ phát triển khả năng tấn công-phòng thủ không thể vượt qua, khuyên đối thủ cạnh tranh từ bỏ ý đồ tranh giành vũ trụ.

Điều không may là, lịch sử đã chứng minh lời khuyên này chỉ có tác dụng với những nước khi bắt đầu không sẵn sàng hoặc không có khả năng tham gia cạnh tranh.

Điều kiện thứ hai là trọng điểm hoạt động của đối thủ cạnh tranh có sự thay đổi, rời ra vũ trụ. Kinh tế hỗn loạn và sự bất ổn xã hội kéo theo, có thể khiến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyển về trong nước, nhưng không có lý do để tin rằng, vấn đề kinh tế sẽ khiến cho chính sách ngoại giao của Trung Quốc bị trói buộc nhiều hơn.

Máy bay không gian không người lái X-37B Mỹ
Máy bay không gian không người lái X-37B Mỹ

Điều kiện thứ ba là Mỹ sẵn sàng thông qua tấn công các mục tiêu mặt đất, trong đó có vũ khí chống vệ tinh, vệ tinh và phương tiện vận chuyển, phóng chúng, để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh vươn ra vũ trụ. Mỹ đã thể hiện họ sẵn sàng thực hiện hành động phòng bị với đối thủ cấp 2 như Iraq, nhưng áp dụng với Trung Quốc thì lại khác.

Do những điều kiện này không tồn tại, hơn nữa tiến vào vũ trụ lại rất quan trọng, các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên làm thế nào? Bài viết cho rằng, Mỹ có thể lựa chọn 3 chính sách:

1. Lựa chọn dễ dàng (nhưng trả giá đắt): Cái gì cũng không làm

Nếu Mỹ cái gì cũng không làm, Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến vào vũ trụ và tăng cường năng lực tự thân, làm suy yếu ưu thế chiến lược của Mỹ. Phương châm này là không thể chấp nhận.

2. Lựa chọn đáng sợ (và trả giá đắt): Chi phối vũ trụ

Khả năng tiến công mạnh cộng với toan tính "bóp chết từ trong trứng nước", Mỹ tạm thời có thể chi phối vũ trụ. Chiến lược này cần có vũ khí tấn công vũ trụ để phá hủy tài sản vũ trụ đã triển khai và vũ khí chống vệ tinh mặt đất mạnh.

Vũ khí laser tấn công vệ tinh (tưởng tượng)
Vũ khí laser tấn công vệ tinh (tưởng tượng)

Phương châm hành động này sẽ phản tác dụng. Mỹ nếu áp dụng hành động đề phòng và phát động chiến tranh vũ trụ sẽ dẫn đến cuộc tấn công chống vệ tinh không muốn chịu đựng nhất. Đây là một mạo hiểm trả giá đắt.

3. Đường ra: ưu thế vũ trụ

Chính sách răn đe và phòng ngự kết hợp với nhau để mưu cầu ưu thế vũ trụ giúp Mỹ cùng với duy trì ưu thế chiến lược to lớn hiện nay, cũng làm cho nước khác có thể tận dụng vũ trụ và dùng nó cho mục đích quân sự.

Để tăng cường răn đe, Mỹ phải thông qua thử nghiệm vũ khí phi động năng và thường xuyên làm cho vệ tinh Trung Quốc tạm thời mất tác dụng, khẳng định bản thân có năng lực đe dọa hạ tầng cơ sở vu trụ trên vũ trụ và dưới mặt đất.

Ngoài ra, cùng với việc gia tăng lệ thuộc của Trung Quốc đối với tài sản vũ trụ, Mỹ có thể đưa nhiều vệ tinh Trung Quốc hơn vào nguy hiểm, từ đó tăng cường mối đe dọa này.

Máy bay F-15 Mỹ phóng tên lửa chống vệ tinh
Máy bay F-15 Mỹ phóng tên lửa chống vệ tinh
Việt Dũng