Tàu ngầm diesel Hà Nội lớp Kilo |
Tân Hoa xã ngày 7 tháng 1 dẫn trang mạng tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 3 tháng 1 đưa tin, ngày 31 tháng 12 năm 2013, tại vịnh Cam Ranh Việt Nam, Nga đã bàn giao chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm thông thường Type 636 lớp Kilo cho Việt Nam.
Chiếc tàu ngầm này được đưa về từ cảng ở St. Petersburg, sử dụng tàu hạng nặng để vận chuyển. Đi theo tàu ngầm có chuyên gia của nahf máy đóng tàu Đô đốc St. Petersburg (Admiralty Shipyard), họ sẽ làm công tác cuối cùng trước lễ tiếp nhận chính thức. Tàu ngầm này được đặt tên là HQ-182 Hà Nội. 5 chiếc tàu ngầm lớp Kilo còn lại dự kiến sẽ bàn giao trước năm 2016.
Theo bài báo, ngay từ thập niên 60 của thế kỷ trước, Indonesia đã trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên có khả năng tác chiến dưới nước, khi đó họ đã tiếp nhận một lô tàu ngầm lớp W do Liên Xô chế tạo. Sau này vào năm 1978, Indonesia lại mua 2 tàu ngầm diesel-điện của Tây Đức.
Tàu ngầm Type 209 do Hàn Quốc chế tạo, sẽ bán cho Indonesia |
Năm 2012, Bộ Quốc phòng Indonesia tuyên bố, họ có kế hoạch đến năm 2020 sẽ mở rộng biên đội tàu ngầm lên 12 chiếc. Bởi vì, cần phải kiểm soát các tuyến đường yết hầu quan trọng chiến lược hoặc các tuyến đường nhập cảnh trên biển ra vào quần đảo, ít nhất cần 12 tàu ngầm.
Hiện nay, Công ty đóng tàu và kỹ thuật vận tải đường biển Daewoo của Hàn Quốc đang hợp tác với Công ty công nghiệp quốc phòng Pal của Indonesia, tại Hàn Quốc chế tạo 3 tàu ngầm Type U-209 cho Indonesia. Những tàu ngầm U-209 này dự kiến sẽ bàn giao vào các năm 2015-2016.
Ngoài ra, Indonesia đang cân nhắc 2 lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là mua và cải tạo tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Lựa chọn thứ hai là mua tàu ngầm mới từ Hàn Quốc. Lựa chọn này có sức hấp dẫn, bởi vì tàu ngầm mới có thể tương thích với hạ tầng cơ sở cảng biển hiện có.
Bài báo cho biết, tàu ngầm mới của Indonesia sẽ triển khai ở căn cứ hải quân Palu được xây dựng xong gần đây, thuộc tỉnh Sulawesi. Chúng sẽ có thể hoạt động ở vùng nước sâu xung quanh quần đảo phía đông Indonesia.
Tàu ngầm Singapore |
Bài báo còn cho biết, cuối tháng 11 năm 2013, Singapore tuyên bố họ đã ký kết hợp đồng, mua hai tàu ngầm Type 218SG mới của Công ty hệ thống hải dương Thyssen Krupp. Điều khoản hợp đồng gồm có tiến hành sửa chữa và huấn luyện thủy thủ tại Đức. Tàu ngầm của Singapore sẽ trang bị hệ thống đẩy không lệ thuộc vào không khí (AIP), dự kiến bàn giao vào năm 2020.
Malaysia đã ký kết một hợp đồng với Pháp vào năm 2002, mua 2 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp. Hai tàu ngầm này lần lượt bắt đầu hoạt động vào năm 2007 và năm 2009. Tháng 5 năm 2012, Malaysia cho biết, bất cứ kế hoạch mua tàu ngầm tiếp theo nào sẽ tùy thuộc vào tình hình tài chính. Cùng năm, Malaysia đã ký hợp đồng, mua tàu dịch vụ chi viện và cứu viện tàu ngầm, chúng sẽ chế tạo tại Singapore.
Tháng 6 năm 2013, Tổng tư lệnh Quân đội Myanmar Min Aung Hlaing đã tiến hành thảo luận với quan chức Nga để mua 2 tàu ngầm lớp Kilo. Theo bài báo, cùng tháng, 20 binh sĩ Hải quân Myanmar bắt đầu tiến hành huấn luyện mang tính làm quen tàu ngầm cơ bản ở Trung tâm huấn luyện tàu ngầm Bahadur của Pakistan. Trước đó có tin cho biết, Myanmar dự định thành lập lực lượng tàu ngầm vào năm 2015. Hai sự kiện này đã tăng cường độ tin cậy cho thông tin này.
Tàu ngầm Scorpene do Pháp chế tạo |
Tháng 4 năm 2011, Thái Lan đã bước vào thị trường này, chi 220 triệu USD mua 2-6 tàu ngầm diesel-điện Type 206A củ Đức đã nghỉ hưu. Tháng 10 năm 2013, được biết, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đưa vấn đề mua 3 tàu ngầm vào thành một nội dung của kế hoạch mua sắm 10 năm tới.
Đồng thời, Thái Lan đã bắt dàu xây dựng một trung tâm huấn luyện tàu ngầm và căn cứ tàu ngầm ở căn cứ hải quân Sattahip của Chonburi. Căn cứ này dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 3 năm nay, sẽ trang bị 1 đoàn huấn luyện chỉ huy tàu ngầm.
Ở Philippines, trong giai đoạn đầu cầm quyền của chính quyền Aquino, trong "danh sách mong muốn" mua sắm dựa vào chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của Bộ Quốc phòng Philippines nghe nói có tàu ngầm. Nhưng, hiện nay, Philippines đã lặng lẽ từ bỏ kế hoạch mua tàu ngầm.
Tàu ngầm diesel Type 206A do Đức chế tạo |
Bài báo chỉ ra, trong 5-10 năm tới, ở vùng biển Đông Nam Á đặc biệt là Biển Đông sẽ chứng kiến số lượng triển khai tàu ngầm thông thường của các nước trong khu vực tăng lên rõ rệt. Điều này sẽ làm cho Biển Đông chật chội hơn.
Lực lượng tàu ngầm sẽ làm cho khả năng tác chiến của khu vực tăng lên 4 chiều - trên không, trên mặt đất, trên biển và dưới biển. Tàu ngầm sẽ có thể tiến hành các nhiệm vụ như trinh sát và thu thập tình báo, đặt mìn, chống hạm và tấn công tầm xa.