Ai Cập mua 50 máy bay trực thăng Cá sấu Nga có thể dùng cho tàu Mistral
Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 25 tháng 9 đưa tin, gần đây, nguồn tin công nghệ quốc phòng của hãng tin TASS Nga cho biết, Nga và Ai Cập đã ký kết một thỏa thuận về 50 máy bay trực thăng Ka-52 Cá sấu (Alligator).
Máy bay trực thăng vũ trang Ka-52 Alligator Nga |
Nga có thái độ cởi mở với việc bàn giao máy bay trực thăng Alligator cho Ai Cập, loại máy bay trực thăng này được chế tạo cho tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral mà Pháp đã từ chối bàn giao cho Nga.
Nguồn tin này cho biết: "Hợp đồng 50 máy bay trực thăng này đã được ký kết, nếu Ai Cập cho rằng họ cần thì Nga sẽ cung cấp cho họ máy bay trực thăng hải quân chuyên dùng cho tàu sân bay trực thăng lớp Mistral".
Quan chức của Công ty thương mại vũ khí quốc gia Nga từ chối đưa ra bình luận về thông tin này.
Điện Elysee, Pháp vào thứ Tư vừa cho cho biết, Chính phủ Pháp và Ai Cập đạt được thỏa thuận về việc mua sắm 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral, trước đó, tàu tấn công đổ bộ lớp này chế tạo cho Nga.
Nguồn tin từ trụ sở Hải quân Nga cho biết, Hải quân Nga dự tính sẽ tiếp nhận máy bay trực thăng hải quân Ka-52K Katran trong các năm 2017 - 2018.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp |
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp, ông François Hollande đồng ý chấm dứt hợp đồng về 2 tàu đổ bộ lớp Mistral. Nhà chế tạo máy bay trực thăng Nga và Bộ Quốc phòng Nga sớm đã cho biết, máy bay trực thăng Ka-52K sẽ dùng hco tàu chiến khác của Hải quân Nga, chứ không phải tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral.
Công ty máy bay trực thăng Nga cũng cho biết, công ty này dự tính máy bay trực thăng hải quân Cá sấu rất có triển vọng xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
Trước đó, tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 23 tháng 9 dẫn hãng tin AFP Pháp dẫn một tuyên bố cùng ngày của Tổng thống Pháp cho biết, Ai Cập đã đàm phán với Pháp, cho biết đồng ý mua 2 tàu độ bộ lớp Mistral vốn chế tạo cho Nga.
Tuyên bố chỉ ra, Tổng thống Pháp và Tổng thống Ai Cập đạt được đồng thuận về các điều khoản chính và hợp đồng Ai Cập mua tàu chiến. Ngoài tàu Mistral, Cairo còn muốn mua 2 tàu hộ vệ lớp Gowind của Pháp.
Máy bay trực thăng vũ trang Ka-52 Nga |
Trước đó, có chuyên gia cho rằng, nếu giao dịch đạt được thỏa thuận, Ai Cập có thể triển khai tàu sân bay chở trực thăng này ở Biển Đỏ và Địa Trung Hải để tiến hành can dự tiềm tàng đối với Libya và Yemen.
Phía Nga cho biết, nếu Ai Cập mua 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral, thiết bị của Nga sẽ không dỡ bỏ. Được biết, Saudi Arabia sẽ tài trợ cho kế hoạch mua sắm lần này của Ai Cập.
Ấn Độ mua nhiều máy bay trực thăng của Mỹ, Nga
Về máy bay trực thăng, các nước trên thế giới cũng có nhiều động thái đáng chú ý. Ngày 22 tháng 9, nội các Ấn Độ đã phê chuẩn giao dịch trị giá khoảng 2,5 tỷ USD mua 22 máy bay trực thăng Apache và 15 máy bay trực thăng Chinook của Công ty Boeing, Mỹ, giúp tăng cường quan hệ quốc phòng Ấn-Mỹ.
Trong đó, máy bay trực thăng hạng nặng Chinook sẽ được triển khai ở biên giới với Trung Quốc, nơi Quân đội Trung Quốc thường cho quân xâm nhập khu vực do Ấn Độ kiểm soát.
Ngoài ra, Ấn Độ còn được quyền mua thêm 11 máy bay trực thăng Apache và 7 máy bay trực thăng Chinook.
Máy bay trực thăng hạng trung Mi-17V-5 Ấn Độ mua của Nga |
Ngoài ra, tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 23 tháng 9 cho biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ gần đây cũng đã phê chuẩn đề nghị mua sắm lô thứ ba với 48 máy bay trực thăng hạng trung Mi-17V-5, dự tính tổng trị giá là 1,1 tỷ USD.
Đề nghị mua sắm này được phê chuẩn tại một hội nghị của Ủy ban mua sắm quốc phòng Ấn Độ (DAC), hội nghị đồng thời còn quyết định trì hoãn mua sắm 100 máy bay trực thăng thông dụng trên biển của Hải quân Ấn Độ.
Nhưng, Bộ Quốc phòng Ấn Độ yêu cầu không quân cần đồng thời mua sắm 8 máy bay trực thăng thông dụng “Con báo Ấn Độ” do Công ty hàng không Hindustan Ấn Độ (HAL) sản xuất.
Theo trình tự, đề nghị mua sắm của Quân đội Ấn Độ sau khi được DAC phê chuẩn, sẽ trình lên hội nghị nội các phê chuẩn, sau đó mới có thể công bố hợp đồng mua sắm.
Trước đó, Ấn Độ đã lần lượt đặt mua 80 và 71 máy bay trực thăng Mi-17V-5 vào năm 2008 và năm 2012. Máy bay trực thăng mua năm 2008 đã bàn giao toàn bộ vào tháng 5 năm 2013, máy bay trực thăng mua năm 2012 cũng sẽ hoàn thành bàn giao vào cuối năm nay.
Ấn Độ mua máy bay trực thăng Apache của Mỹ |
Công ty máy bay trực thăng Nga đã trình một kế hoạch nâng cấp Mi-17 cho Không quân Ấn Độ, nâng cấp đến tiêu chuẩn tiếp cận V5. Nội dung bao gồm đổi động cơ mới, thiết bị động lực phụ, hệ thống truyền động và hệ thống dẫn đường, thông tin, điện tử hàng không, đồng thời tăng thêm khả năng tự vệ.
Ghana bắt đầu sử dụng 4 trực thăng Trung Quốc
Tân Hoa xã ngày 25 tháng 9 đưa tin, ngày 23 tháng 9, tại thủ đô Accra, Tổng thống Ghana tuyên bố, bắt đầu sử dụng 4 máy bay trực thăng Z-9EH do Trung Quốc chế tạo, dùng để tuần tra, kiểm tra an toàn tuyến đường ống dẫn dầu duyên hải của Công ty khí đốt quốc gia Ghana.
Hợp đồng mua sắm máy bay trực thăng này có trị giá khoảng 100 triệu USD, nguồn vốn vay từ Ngân hàng phát triển quốc gia Trung Quốc. Lô máy bay trực thăng đa năng hạng nhẹ 2 động cơ này do Tập đoàn máy bay Cáp Nhĩ Tân - Công nghiệp hàng không Trung Quốc sản xuất.
Lô máy bay này sẽ biên chế cho Không quân Ghana, sẽ đóng vai trò đo vẽ bản đồ trên không, vận chuyển nhân viên và vật tư, tìm kiếm cứu nạn và chỉ huy giao thông.
Ghana mua 4 máy bay trực thăng Z-9EH Trung Quốc |
Theo Đại sứ Trung Quốc tại Ghana, Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 60 máy bay trực thăng các loại cho nhiều nước và khu vực trên thế giới. Ghana mua máy bay trực thăng "tiên tiến" của Trung Quốc sẽ "đóng góp quan trọng" cho lĩnh vực dầu khí của họ.
Trung Quốc phát triển trực thăng vũ trang tàng hình
Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 25 tháng 9 tiếp tục tuyên truyền cho biết, tại lễ duyệt binh chiến thắng chống Nhật ngày 3 tháng 9, Trung Quốc đã phô trương cụm 70 máy bay trực thăng, xác lập kỷ lục thế giới.
Ngoài ra, tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 22 tháng 9 cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng vũ trang thế hệ mới, có năng lực tác chiến tàng hình, từ đó xây dựng lại mô hình tác chiến của Quân đội Trung Quốc.
Theo bài báo, hiện nay trên thế giới còn chưa có nước nào có máy bay trực thăng tàng hình thực sự được biên chế cho quân đội.
Bài báo cho rằng, nâng cao tính năng tàng hình của máy bay trực thăng chủ yếu cân nhắc tổng hợp từ các phương diện như che giấu cơ động, sử dụng vật liệu tàng hình và các loại công nghệ tàng hình. Ở góc độ công nghệ tàng hình chủ yếu bao gồm: tàng hình trước mắt người, tàng hình radar, tàng hình hồng ngoại và tàng hình âm thanh.
Máy bay trực thăng Mi-17 Việt Nam mua của Nga |
Nga sẽ xây dựng trung tâm dịch vụ kỹ thuật máy bay trực thăng ở Việt Nam
Mạng tin tức Sputnik Nga ngày 23 tháng 9 đưa tin, vào ngày 22 tháng 9 khi gặp gỡ đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu, thành viên Tiểu ban hợp tác với Việt Nam, thượng nghị sĩ Arnold Tulokhonov cho biết, Nga có kế hoạch xây dựng Trung tâm dịch vụ kỹ thuật máy bay trực thăng tại Việt Nam hướng tới toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Trong cuộc gặp, hai bên còn thảo luận khả năng Nga tiếp tục cung cấp máy bay trực thăng cho Việt Nam. Ông Arnold Tulokhonov chỉ ra: “Trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã mua 10 máy bay trực thăng của Nga, hơn nữa Nga có cơ hội mở rộng lượng cung ứng”.
Tại cuộc gặp còn bàn về vấn đề đào tạo sinh viên Việt Nam tại các trường đại học Nga. Ông Arnold Tulokhonov cho biết, từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, các trường đại học Nga đã đào tạo 30.000 cán bộ cho Việt Nam. Hiện nay, hai bên muốn mở rộng số lượng sinh viên Việt Nam tại Nga.
Máy bay trực thăng Mi-171 Việt Nam mua của Nga |