Học giả Mỹ: Trung Quốc bá quyền trên toàn mặt trận

10/08/2013 14:47
Hồng Thủy
(GDVN) - Steven W.Mosher cho rằng ông thấy thành vi của Trung Quốc phản ánh một khía cạnh bản chất của nó trong việc sử dụng bạo lực và thái độ khinh thị của Bắc Kinh đối với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, trong đó có Philippines và Việt Nam.
Học giả Steven W.Mosher, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á thuộc viện Calremont và là thành viên Ủy ban Phát thanh truyền hình Mỹ ngày 10/8 có bài phân tích trên trang Segye.com nhận định, ở khắp moi nơi chúng ta đều nhìn thấy bằng chứng về sự gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Trên Biển Hoa Đông, kể từ tháng 9 năm ngoái Trung Quốc đã khẳng định tuyên bố "chủ quyền" một cách mạnh mẽ của nó đối với nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát. La Viện, một viên tướng và là học giả Trung Quốc thậm chí còn đòi chủ quyề đối với toàn bộ chuỗi đảo Ryuku, bao gồm Okinawa nơi đặt căn cứ quân sự của Mỹ. Tháng 5 vừa qua trên đất liền quân đội Trung Quốc xâm nhập gần 12 dặm vào sâu trong lãnh thổ Ấn Độ và chỉ chịu rút quân khi Ấn Độ đồng ý rút quân đội của mình khỏi khu vực này. Tranh chấp biên giới Trung - Ấn từ 1962 đế nay tiếp tục leo thang. Ở Biển Đông, Trung Quốc đã khẳng định yêu sách "chủ quyền (hết sức vô lý và phi pháp) của mình đối với 3,5 triệu km vuông, gần 85% diện tích Biển Đông. Trung Quốc cũng đã "gieo hạt giống xung đột" băng cách mở rộng sự hiện diện quân sự của nó trong khu vực Biển Đông, điển hình là vụ Scarborough hồi năm ngoái. Khi Philippines phản ứng, Trung Quốc lại lu loa rằng tuyên bố của Philippines là "bất hợp pháp" và rằng nó không bao giờ đồng ý giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế.
Ông Tập Cận Bình từ khi lên nắm quyền có khá nhiều phát biểu "cứng rắn" về Biển Đông khiến các bên quan ngại
Ông Tập Cận Bình từ khi lên nắm quyền có khá nhiều phát biểu "cứng rắn" về Biển Đông khiến các bên quan ngại
Tệ hơn, Trung Quốc đang thực hiện một tuyên bố lãnh thổ mới hoặc bắt nạt các nước láng giềng kể từ khi nó xác định những tuyên bố này là "lợi ích cốt lõi" có tầm quan trọng sống còn đối với Trung Quốc giống như vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. Steven W.Mosher cho rằng ông thấy thành vi của Trung Quốc phản ánh một khía cạnh bản chất của nó trong việc sử dụng bạo lực và thái độ khinh thị của Bắc Kinh đối với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, trong đó có Philippines và Việt Nam. Nếu như trước đây Đặng Tiểu Bình chủ trương Trung Quốc cần phải "giấu mình chờ thời" thì thế hệ lãnh đạo quốc gia này hôm nay có khả năng tiếp cận bình đẳng với Mỹ ở Thái Bình Dương và vượt xa tất cả các quốc gia láng giềng của nó, ngoại trừ Nhật Bản. Được khuyến khích bởi các khả năng kiểm soát chính thể của nó, thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc dường như đã quyết định rằng nó không còn phải "giấu mình chờ thời" hoặc ẩn các khả năng của mình như trước. Cuối cùng, Steven W.Mosher tếu táo "chào mừng" mọi người đến với "trật tự thế giới mới của bá quyền Trung Quốc.

Hồng Thủy