“Thủ khoa” cũng trượt Đại học

01/08/2011 00:38
Một số trường ngoài công lập “thủ khoa” cũng chỉ được 12,5 điểm, dưới mức điểm sàn của Bộ GDĐT năm 201

Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến chất lượng đầu vào khi một số trường ngoài công lập “thủ khoa” cũng chỉ được 12,5 điểm, dưới mức điểm sàn của Bộ GDĐT năm 2010.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga xung quanh vấn đề này.

Thưa Thứ trưởng, ông có nhận định gì về kết quả thi ĐH năm nay?

- Hiện hầu hết các trường đã công bố điểm. Bộ chưa tập hợp thống kê số liệu nên chưa thể đưa ra kết luận về tình hình điểm thi năm nay cũng như vấn đề điểm sàn. Tuy nhiên, kết quả bước đầu cho thấy, điểm thi có sự phân hóa khá rõ, trong khi điểm các trường tốp trên không giảm thì các trường tốp dưới mặt bằng điểm thấp hơn mọi năm, điểm chuẩn dự kiến giảm. Thực tế, số thí sinh đạt điểm tuyệt đối năm nay rất ít. Phổ điểm chủ yếu ở mức 5 - 6 điểm.

Mùa thi năm nay, một số trường có kết quả thi quá thấp, thủ khoa cao nhất chỉ đạt 12,5 điểm, thấp hơn điểm sàn của Bộ năm 2010. Điều này khiến dư luận không khỏi lo ngại về vấn đề chất lượng đào tạo. Bộ có ý kziến gì về vấn đề này?

 

Thứ trưởng Bùi Văn Ga
Thứ trưởng Bùi Văn Ga

- Tổ chức thi hay không đó là quyền của các trường. Trường có quá ít thí sinh dự thi hoặc sau một vài năm tổ chức thấy kết quả thi quá thấp thì không nên thi mà nên xét tuyển. Tuy nhiên, điểm thi thấp không có nghĩa là điểm chuẩn cũng thấp theo, mà tất cả các trường phải theo quy định của Bộ, là điểm trúng tuyển tối thiểu phải bằng điểm sàn.

Như vậy, “thủ khoa” mà điểm thấp hơn điểm sàn cũng sẽ trượt. Đây chính là cách để Bộ quản lý về chất lượng đào tạo. Nếu thí sinh dự thi không đủ điểm sàn, các trường này sẽ phải tuyển nguyện vọng 2 và 3. Do đó, dư luận không nên quá lo ngại về việc này.

Thực tế cho thấy, việc tuyển nguyện vọng 2 và 3 với các trường này cũng rất khó khăn. Vậy Bộ có quy định gì đối với những trường mở ra nhưng không tuyển được thí sinh?

- Bắt đầu từ năm nay Bộ quy định rõ, với các trường sau 3 năm liên tục không tuyển đủ thí sinh sẽ bị cắt giảm chỉ tiêu.

Nhiều trường có mặt bằng điểm thi thấp hơn năm 2010 lo ngại nếu Bộ giữ nguyên mức điểm sàn như năm ngoái, họ sẽ khó khăn trong tuyển sinh?

- Cần thấy rằng, với phương thức tuyển sinh “ba chung”, các trường không chỉ tuyển những thí sinh dự thi vào trường mình mà còn có thể tuyển thí sinh dự thi vào các trường khác bằng cách tuyển nguyện vọng 2 và 3. Vì thế, các trường có điểm thi thấp nên dành nhiều chỉ tiêu cho đối tượng này để đảm bảo chất lượng đầu vào.

Ngày 8.8 tới đây, Hội đồng điểm sàn sẽ họp và đưa ra quyết định. Điểm sàn được xác định trên nguyên tắc làm sao cho tổng số thí sinh từ điểm sàn trở lên lớn hơn so với tổng chỉ tiêu.

Các năm trước, một số trường có nguồn tuyển khó khăn thường vi phạm quy chế để bổ sung thí sinh hoặc tuyển vượt chỉ tiêu. Năm nay, Bộ có đẩy mạnh quản lý và xử lý các vi phạm này?


- Năm nay, Bộ đã bổ sung nhiều quy định mới để thắt chặt và xử lý mạnh mẽ hơn các vi phạm này. Cụ thể, Bộ đã đưa vào quy chế thi việc cấm các trường gửi giấy báo nhập học cho những thí sinh không dự thi vào trường mình. Việc vận dụng dãn điểm vùng phải xin phép và được sự đồng ý của Bộ, nếu không sẽ bị xử lý.

Theo Dân Việt

{iarelatednews articleid='9000,8643,8517,9163,9083,8917,8810,8790,8755,8406,8296,8202,8131'}