Buổi tranh luận của nhiều sinh viên với TS. Đặng Hoàng Giang ngày 13/7 là sự kiện đầu tiên trong chuỗi FE Talk do Đại học FPT tổ chức. Dự kiến các sự kiện tiếp theo trong chuỗi FE Talk sẽ diễn ra 3 tuần/lần luân phiên tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với diễn giả là những nhân vật có ảnh hưởng đến cộng đồng.
Qua chuỗi sự kiện này, Đại học FPT mong muốn mang đến cơ hội cho sinh viên giảng viên, cán bộ trong và ngoài FPT cơ hội đc tiếp cận gần hơn với những quan điểm, góc nhìn mới, tích lũy kiến thức và hiểu biết xã hội, những điều mà sinh viên hiện nay còn thiếu khi bước ra cuộc sống.
Cũng xoay quanh buổi tranh luận về chủ đề “thiện” và “ác” trên mạng xã hội. TS. Đặng Hoàng Giang cũng đã có những quan điểm riêng của mình về vấn đề này.
PV: Ông thấy mạng xã hội thu hút con người như thế nào và ở đó con người đối xử với nhau ở các cấp độ khác nhau, điều mà ông quan tâm nhất là gì?
TS. Đặng Hoàng Giang: Chúng ta đang chứng kiến sự phục sinh đáng kinh ngạc của làm nhục cộng đồng. Muốn tổng quát hóa hành vi lên thành các hiện tượng trong xã hội.
Mặt khác của mạng xã hội là dùng Internet làm môi trường để lăng nhục lẫn nhau, trên phạm vi toàn cầu, sự lăng nhục công cộng đã phục sinh.
Những câu chuyện đời thực được đưa lên mạng, điển hình như vụ bảo mẫu hành hạ trẻ ở TP.Hồ Chí Minh cách đây ít lâu. Câu chuyện này bị đưa lên mạng, nhiều người nhìn sự việc như trở thành cầm thú, ác thú, truyền thông máy ảnh như những cái súng dí họ vào tường và bắn họ. Cách đối xử của xã hội đối với họ cũng vậy.
Khao khát làm nhục người khác. Xã hội càng không hiện đại, làm nhục người khác nhân danh công lý càng tàn ác. Xã hội thế kỷ 19, làm nhục người khác bằng cách xăm chữ lên trên mặt, xăm 1, 6, 10 chữ tùy tội nặng hay nhẹ. Đi đâu người ta cũng thấy đây là người phạm tội.
TS. Đặng Hoàng Giang trò chuyện với sinh viên. |
Bây giờ Google cũng làm những “vết thích” trên mặt, lưu rất lâu đến hàng chục năm. Mỗi lần tìm kiếm kết quả về họ đều hiện ra.
Xu hướng làm nhục công cộng vẫn tiếp tục sau Cách mạng tháng 8, thời bao cấp. Ví dụ 1 thanh niên bị đeo biển tội mê nhảy đầm. Vì mê nhảy đầm nên bị trừng phạt bằng cách lăng nhục giữa phố, mọi người cười hỉ hả.
Không gian công cộng lớn nhất hiện nay là Internet. Ngày xưa anh thanh niên này chỉ phải đối mặt với khoảng trăm người thì nay nạn nhân phải đối mặt với hàng chục triệu con người trên Internet.
Nước mắt tủi hờn của thân phận giáo viên hợp đồng |
Ngoài ra có những hiện tượng làm nhục khác: đám đông 4 nghìn người tham gia phiên tòa xét xử vụ giết người Bình Phước. Chúng ta đã không chỉ xử họ 1 cách thông thường mà đã đem họ ra lên án, làm nhục trước công cộng.
Có một điều mà mạng xã hội đang hiện hữu, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh, giới trẻ thì điều này càng diễn ra nhiều hơn. Đó là kiểm soát bạn bè của mình trên mạng, dám sát bằng cách đọc tin tức để rồi đưa ra những bình phẩm có thể là chủ quan và có thể theo đám đông? Hiện này này ông gọi là gì?
TS. Đặng Hoàng Giang: Đây là tâm lý “dân phòng” trên mạng, tâm lý này xuất hiện ở hai dạng: kiểm soát tội phạm và kiểm soát xã hội.
Kiểm soát tội phạ là tìm ra những người vi phạm pháp luật, ném đá họ không thương tiếc.
Kiểm soát xã hội: Nạn nhân không vi phạm pháp luật, chỉ làm những gì dân phòng này không ưa: ngoại tình, nói linh tinh, hành động vô tình nhưng gây trái tai gai mắt…
Trong tương lai, lực lượng kiểm duyệt văn hóa lớn nhất có thể là dân phòng trên mạng. Bạn nói điều gì đó họ không ưa, họ sẽ trừng phạt bạn.
Trên mạng Internet, tính trầm trọng của nó rất lớn bởi phạm vi, quy mô, số lượng người tiếp cận thông tin, hàng chục năm sau thông tin còn lưu lại.
Vì sao họ làm vậy, thưa ông?
TS. Đặng Hoàng Giang: Họ nghĩ họ theo cái thiện nhưng thực ra họ cuồng tin. Đó là cái ác mang tính lý tưởng, ác để phục vụ lý tưởng nào đấy, nó khác với cái ác mang tính phương tiện.
Ngày nay cái tôi có thể bị tổn thương bởi bất cứ thứ gì. Giống như “Thánh chiến” của các bà mẹ bỉm sữa: cho con bú hoặc cho con dùng sữa ngoài.
Môi trường sản sinh ra “thánh chiến” như thế, nhiều người thích thú khi người khác bị làm nhục, bị khổ sở. Nhiều chương trình Truyền hình thực tế đang đi vào con đường như thế để câu view: các pha khó đỡ, các câu nói sỉ nhục, làm trò cười…
Với những người trẻ trong xã hội hiện đại hiện nay cần phải làm gì trước những cái “thiện” và cái “ác”?
TS. Đặng Hoàng Giang: Hãy dừng văn hóa làm nhục, không tham gia cuộc chơi, cuộc đua làm nhục người khác.
Phản đối hành vi ngôn ngữ làm nhục, phê bình người khác bằng ngôn ngữ từ tốn, văn minh. Không làm nhục người làm nhục ta, bênh vực quyền tồn tại của họ.
Tôn trọng quyền tự do biểu đạt: chế ảnh,…Không chấp nhận phi nhân hóa. Ngược với phi nhân hóa là thấu cảm: hiểu cảm xúc của người khác, đặt mình vào vị trí của người khác để thông cảm với họ.
Cùng tham gia có ông Phạm Hiệp - Đại học Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan. |
Có một thông điệp là “hate the sin, but love the sinners”, Đại học FPT rất khuyến khích sinh viên tự do biểu đạt, bản thân hiệu trưởng cũng có thể trả lời trực tiếp sinh viên trên mạng xã hội. Vậy ông có thể làm rõ hơn giới hạn về tự do biểu đạt?
TS. Đặng Hoàng Giang: Đây là một phạm trù không dễ dàng để phân định đúng sai. Một tờ báo Pháp đã vẽ những bức tranh đi quá tự do biểu đạt và làm tổn thương những người Hồi Giáo. Điều này gây ra một cuộc khủng bố rung động thế giới. Và pháp luật Pháp bảo vệ tờ báo này.
Giải pháp nào để thu hút nhân tài xây dựng đất nước sau tốt nghiệp?(GDVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đang cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút sinh viên tốt nghiệp tại nước ngoà |
Đối với Đại học FPT, nên cho phép các phát ngôn được đưa ra, trừ trường hợp lăng mạ cá nhân, sỉ nhục người khác, vu khống, vi phạm thông tin cá nhân. Còn lại các phát ngôn khác, kể cả những phát ngôn không mang tính xây dựng cũng nên được quyền tồn tại.
Chúng ta mong muốn có phương pháp giáo dục để sinh viên đi đúng đường, tuy nhiên các phát ngôn không mang tính xây dựng vẫn nằm trong tự do biểu đạt dù có thể làm giảm chất lượng cuộc đối thoại.
Việc nghiện smartphone và truy cập mạng xã hội có thực sự quá nguy hiểm đối với giới trẻ?
TS. Đặng Hoàng Giang: Tôi cũng là một người sử dụng khá nhiều facebook. Mạng xã hội là một môi trường vui và căng thẳng, rất dễ gây nghiện. Cần giảm thiểu nồng độ, liều lượng sử dụng.
Đến một lúc nào đấy, khi quan hệ xã hội bị ảnh hưởng, với đồng nghiệp, gia đình, bạn bè… đấy là lúc cần phải cảnh báo bản thân và tìm cách dứt ra khỏi môi trường này.
Công nghệ đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người. Do đó, con người cần phải có ý thức thoát ra khỏi sự ngọt ngào của công nghệ.
TS. Đặng Hoàng Giang có bằng Thạc sĩ Công nghệ Thông tin và TS. Kinh tế tại châu Âu, TS. Đặng Hoàng Giang mới trở về Việt Nam sau 20 năm sống và làm việc tại Châu Âu. Là nhân vật nổi bật với vai trò nhà nghiên cứu và phản biện xã hội, nhà báo, diễn giả với những bình luận sâu sắc về các vấn đề "nóng" của xã hội Việt Nam như từ thiện câu like, phẫu thuật thẩm mỹ, phát triển và môi trường… Tác giả cuốn "Bức xúc không làm ta vô can" được bà Tôn Nữ Thị Ninh gọi là tác phẩm phê bình. |