Máy bay chiến đấu Su-27 của Ukraine |
Mấy ngày gần đây, tình hình Ukraine đã trở thành điểm nóng quốc tế, cùng với việc Nga đưa ra một loạt tuyên bố cứng rắn, có quan điểm cho rằng Nga-Ukraine đã ở bên bờ vực của chiến tranh, một số truyền thông phương Tây trong đó có một số quan chức Mỹ đã dùng từ "xâm lược" đối với Nga, đem lại cảm giác "chiến tranh".
Bí ẩn 1: Nga và Ukraine sẽ xảy ra chiến tranh?
Như vậy, Nga và Ukraine có phải bước vào trạng thái chiến tranh? Xác suất xảy ra chiến tranh rốt cuộc lớn thế nào? Cần phải nhìn lại những vấn đề này, trước hết cần làm rõ tại sao Nga cứng rắn như vậy trong vấn đề này, Ukraine thì có tính toán như thế nào.
Đối với Nga, họ có lợi ích đặc biệt ở bán đảo Crimea, ban đầu sau khi Liên Xô tan rã, Nga và Ukraine đã đạt được thỏa thuận: Hạm đội Biển Đen Nga tiếp tục đóng ở Sevastopol, có thể đóng quân ở bán đảo Crimea, một số lợi ích liên quan của Nga cũng đã được bảo đảm.
Cùng với sự đột biến của tình hình chính trị nội bộ Ukraine, Nga cảm thấy lợi ích của họ ở bán đảo Crimea bị đe dọa. Đồng thời, những tín hiệu phát ra đối với Nga từ bên ngoài đã tiếp tục làm trầm trọng thêm cảm giác này.
Ở giai đoạn cầu của cuộc khủng hoảng Ukraine, khi thảo luận riêng về vấn đề Ukraine, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Nuland từng mắng lớn đối với EU, cho rằng, EU không đủ cứng rắn, điều này thực chất truyền đi thông điệp đối với Nga là, Mỹ có tham vọng lớn hơn trên hướng này.
Máy bay chiến đấu Su-27 Ukraine |
Người sáng mắt đều có thể nhìn ra được, đằng sau tình hình biến động ở Ukraine có thể chính là gia nhập EU, tiến thêm một bước, có thể sẽ gia nhập NATO, đây cũng là mục tiêu của Mỹ, một khi xuất hiện tình huống như vậy, vị thế đặc biệt của Nga ở Ukraine sẽ không còn gì, Hạm đội Biển Đen sẽ bị đuổi đi, vai trò ảnh hưởng của Nga ở Biển Đen, thậm chí Địa Trung Hải sẽ giảm mạnh, đây là tình hình mà Nga khó có thể chấp nhận.
Đồng thời, thông điệp truyền đi từ Ukraine cũng làm cho Nga vô cùng lo ngại. Trước khi tình hình chính trị Ukraine có đột biến, nhà cầm quyền Ukraine đã đạt được một thỏa thuận với phe đối lập với sự hòa giải của một số nước phương Tây, nhưng đến ngày thứ hai, thỏa thuận này đã bị phủ nhận, làm cho Nga cảm thấy cam kết của phương Tây là không đáng tin cậy.
Ngoài ra, nhà cầm quyền lâm thời của Ukraine còn có một động thái cũng đã truyền đi tín hiệu tiêu cực đối với Nga. Chính quyền lâm thời Ukraine từng tuyên bố, không cho phép tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thức ở địa phương, nói cách khác, người Nga chiếm 50% dân số toàn bộ địa phương sinh sống ở bán đảo Crimea trong trường hợp chính thức không thể nói tiếng Nga, điều này đã kích động tương đối lớn đối với Nga. Một loạt thông điệp tiêu cực này được truyền đi, Nga chắc chắn phải đưa ra phản ứng tương đối cứng rắn.
Đối với Ukraine, họ hy vọng bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, trong tình hình hiện nay, nhà cầm quyền lâm thời của Ukraine không trao đổi trực tiếp với Nga, không tiến hành bảo đảm quyền lợi của Nga ở bán đảo Crimea, nhưng thực sự muốn gây chiến với Nga là không thực tế, bởi vì hai bên có khoảng cách rất lớn về cán cân thực lực quân sự, về tinh thần ý chí chiến đấu của quân đội.
Trong tình hình đó, Ukraine cũng không có nhiều khả năng lắm để thực sự hạ quyết tâm dùng sức mạnh quân sự đánh một trận thực sự với Nga.
Máy bay chiến đấu Su-27 Ukraine (nguồn Tân Hoa xã) |
Đối với Nga, cũng không phải là muốn để Ukraine quay trở lại thành một phần của Nga, mục đích của họ cũng có hạn. Nhìn vào tình hình hai bên Nga-Ukraine, động lực để hai bên trực tiếp khai chiến là không đủ.
Bí ẩn 2: Ukraine sẽ nổ ra nội chiến?
Nếu đã là như vậy, tại sao tình hình trên truyền thông lại nghiêm trọng như vậy? Điều này có quan hệ với đòi hỏi của hai bên. Đối với Nga, họ muốn thể hiện thái độ, muốn thể hiện ý đồ với thế giới bên ngoài, cho nên thể hiện cứng rắn khác thường, thông qua những hành động cứng rắn này truyền đi một loạt thông điệp cứng rắn với EU và Mỹ, cho họ biết về giới hạn lợi ích cốt lõi của Nga. Nếu họ vượt qua giới hạn này thì Nga sẽ không ngại điều gì cả.
Đối với nhà cầm quyền lâm thời Ukraine hiện nay, cũng cần làm lớn tình hình. Sự việc càng lớn, càng dễ được EU và Mỹ quan tâm. Ngoài ra, tình hình xuất hiện đối đầu lòng dân ở Ukraine cũng rất nghiêm trọng, trong tình hình nhấn mạnh mối đe dọa từ bên ngoài có thể chuyển dời một số sự chú ý ở trong nước.
Cho nên, Ukraine có ý đồ làm lớn sự việc rất mạnh. Ở góc độ này, Nga và Ukraine khai chiến là “sấm to, mưa to” một chút, nhưng, cùng với tiếng sấm kêu to, phải chăng sẽ “mưa”, sẽ có nhiều “mưa to” e rằng còn lâu mới giống như truyền thông tuyên truyền.
Máy bay chiến đấu Su-27 Ukraine |
Như vậy, phải chăng nói Ukraine xảy ra xung đột và chiến tranh không có nhiều khả năng lắm? Thực ra, một nhân tố khác chính là khả năng xảy ra nội chiến cũng không thể coi thường.
Hiện nay, khuynh hướng của người dân Ukraine rất cực đoan. Lấy Crimea làm ví dụ, người Nga đã chiếm hơn một nửa, trong khi đó, ở một số khu vực khác của Ukraine, thế lực thân Nga cũng không thể coi thường.
Cho nên, chúng ta thậm chí đã nhìn thấy hiện tượng kỳ lạ là Tư lệnh Hải quân vừa nhậm chức lập tức đã phản bội.
Có tin còn cho biết, ở bán đảo Crimea đã xuất hiện các nhân viên vũ trang không rõ thân phận, nói là lực lượng vũ trang tự vệ, nếu tình hình này và tình hình đối đầu trong xã hội kéo dài, khả năng xảy ra nội chiến không thể loại trừ.
Đồng thời, Nga cũng sẽ tính toán được, đứng cùng một trận tuyến với họ không bằng ủng hộ lực lượng thân Nga ở Ukraine, gây sức ép với nhà cầm quyền Ukraine, cho nên khả năng xảy ra nội chiến ở Ukraine có lẽ còn lớn hơn khả năng xảy ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine.
Bí ẩn 3: Cuộc khủng hoảng Ukraine gây ảnh hưởng thế nào đối với cục diện thế giới?
Tình hình Ukraine trong thời gian tới phát triển như thế nào tùy thuộc vào nhà cầm quyền Ukraine, tùy thuộc vào các thế lực ở Ukraine, tùy thuộc vào thái độ của Nga, đồng thời tùy thuộc vào thái độ và cách làm của EU và Mỹ.
Nhưng, còn có một vấn đề khác: Tình hình bất ổn ở Ukraine sẽ ảnh hưởng thế nào đối với tương lai? Sẽ ảnh hưởng thế nào đối với phương thức hành vi của Nga? Sẽ ảnh hưởng thế nào đối với quan hệ giữa Ukraine và thế giới bên ngoài?
Máy bay chiến đấu Ukraine |
Đối với Nga, cuộc khủng hoảng Ukraine đã tiếp tục làm cho Nga nhận rõ thái độ của Mỹ và EU đối với Nga: NATO mở rộng về phía đông, EU mở rộng về phía đông đã “ăn sâu bám rễ” trong đầu của phương Tây, Nga trong tương lai sẽ còn tiếp tục chịu sức ép từ phương Tây.
Trong tình hình này, “chim hai đầu” Nga sẽ áp dụng sách lược gì đối với Tây và Đông là điều đáng chú ý, xu hướng ngoại giao “đối đầu với Tây, liên kết với Đông” có khả năng tiếp tục tăng cường.
Đối với Ukraine, trong tình hình chính trị trong nước bất ổn, kinh tế suy thoái, viện trợ của EU và Mỹ tương đối có hạn, kinh tế chắc chắn gặp phải khó khăn, của cải đáng giá còn lại trước đây e rằng đều phải bỏ tiền ra để cứu tế.
Đồng thời, trong tình hình chính trị bất ổn, khả năng kiểm soát của Chính phủ Ukraine đối với vũ khí trang bị kỹ thuật cốt lõi tiếp tục giảm đi. Cho nên, trong tình hình này, hợp tác công nghệ, kỹ thuật giữa nhà cầm quyền Ukraine và nước khác không chỉ sẽ không bị ảnh hưởng, trái lại có khả năng tiếp tục tăng cường.
Máy bay chiến đấu Ukraine |