Ngày 17/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành về bảo đảm an ninh, an toàn trường học và phòng chống, bạo lực học đường.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Thời gian qua, dù có nhiều văn bản quy định của pháp luật về xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện phòng chống bạo lực học đường.
Riêng Bộ có hơn 10 Thông tư liên quan, có nhiều văn bản cá biệt, chỉ thị. Tuy nhiên, bạo lực học đường có xu hướng lan rộng, ngành phải chủ động tích cực và nhấn mạnh đến các hoạt động phòng, chứ không phải chống.
Trong ngành tập trung các giải pháp phòng là chính”.
Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh: “Nếu xem nhẹ một khâu nào trong nguyên lý nhà trường - gia đình - xã hội thì công tác phòng chống bạo lực không cao (ảnh Trinh Phúc). |
Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Bạo lực học đường là xu hướng, đặc biệt của lứa tuổi của học sinh phổ thông nhất là trung học cơ sở, trung học phổ thông trong bối cảnh tác động mạnh của mạng xã hội, lối sống và tác động khác từ xã hội và gia đình.
Nhưng ngành giáo dục phải tiên phong, chủ động thực hiện nhiệm vụ này”.
Theo Bộ trưởng Nhạ, Hội nghị trực tuyến mở rộng đến tận điểm cầu của từng phòng giáo dục và đào tạo.
Mục tiêu, không chỉ dừng ở 63 sở mà đề nghị cố gắng mở càng rộng càng tốt đến các điểm cầu cấp phòng.
Đề nghị mở rộng đến các thầy cô, cơ sở giáo dục, phòng chống bạo lực học dường không phải chỉ cơ quan lãnh đạo, bộ ngành liên quan, địa phương, ban giám hiệu mà đây là trách nhiệm của từng thầy cô, cán bộ, viên chức người lao động và học sinh trong nhà trường cần sự chung tay toàn xã hội.
Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh: “Nếu xem nhẹ một khâu nào trong nguyên lý nhà trường - gia đình - xã hội thì công tác phòng chống bạo lực không cao.
Tập trung trao đổi thảo luận nâng cao nhận thức trách nhiệm trước hết là thực thi các văn bản quy định về xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thận thiện, an toàn phòng chống bạo lực học đường.
Và thống nhất các biên pháp, giải pháp và trách nhiệm khai các nhiệm vụ này. Phải hướng tới thực hiện 1 cách căn cơ bài bản, lấy phòng làm chính bằng các giải pháp, thảo luận các nguyên nhân, hay hóa giải các nguyên nhân dẫn đến bạo lực”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng: “Vai trò các nhà trường, các cô giáo chủ nhiệm, thầy cô, đoàn hội, trách nhiệm của hiệu trưởng.
Không chỉ hiệu trưởng lãnh đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo thấy phân công hiệu phó phụ trách mảng nền nếp để giúp hiệu trưởng thì công tác rất tốt nhưng quy vào trách nhiệm người đứng đầu.
Hôm nay làm rõ các quy định trách nhiệm và cao hơn là chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống bạo lực học đường. Tới đây thống nhất kế hoạch hành động.
Hôi nghị có tính chất quán triệt để thực hiện đôn đốc các văn bản quy phạm và thống nhất tổ chức thực hiện từ bộ đến sở, phòng, nâng cao trách nhiệm trong rà soát văn bản, chỉ đạo giám sát kiểm tra.
Bộ trưởng Nhạ còn cho rằng: "Công đoàn giáo dục cũng phải vào cuộc sâu sát, đội ngũ nhà giáo rất quan trọng quyết định thành công trong đẩy lùi bạo lực học đường.
Rồi vai trò các trường sư phạm phải chú trọng ngay từ khâu đào tạo giáo viên, tuyển vào, thày cô phải có năng khiếu sư phạm, yêu thầy mến trẻ;
Chương trình đào tạo chính cho những giáo viên giáo dục đạo đức, hay giáo viên chuyên môn cũng phải thay đổi;
Giáo viên dạy các môn văn hóa cũng phải đưa vào chương trình để coi đây một trong những nhiệm vụ của mình trong công tác về giáo dục.
Các thầy cô phải trở thành nhà giáo dục, không phải thợ dạy”.
Bộ trưởng Nhạ còn chia sẻ: “Lấy giáo dục làm chính, nếu cứ năng về răn đe, phạt, chưa phải là biện pháp hiệu quả, mà giáo dục noi gương rất quan trọng.
Với cơ sở giáo dục, ở đây các trường phổ thông, mầm non, hết sức quan trọng. Bạo lực không phải chỉ có các em, bạo lực chính ngay thầy cô bạo lực.
Nên ngay cả trường mầm non cũng phải chú trọng điều này đảm bảo an toàn cho trẻ.
Các sở ngành cùng quan tâm để đẩy lùi vấn nạn này”